Thời bao cấp ta đã có nhiều loại tem phiếu mua hàng như phiếu vải, phiếu thực phẩm, phiếu chất đốt, phiếu thuốc lá. Cách gọi như thế vừa rõ nghĩa, vừa theo trật tự từ tiếng Việt. Thế nhưng, ta không gọi “phiếu nợ” mà lại gọi là “trái phiếu”. Gọi như thế vừa không theo trật tự tiếng Việt, vừa mơ hồ vì ít người Việt hiểu “trái” nghĩa là nợ.
Nói đến nợ doanh nghiệp thì nhiều người không hiểu hoạt động doanh nghiệp khi nghe tin tức doanh nghiệp này doanh nghiệp kia nợ nần thì hay dè bỉu làm ăn thế nào mà nợ nần vậy. Thậm chí ngay cả truyền thông không biết vô tình hay cố ý tập hợp những số nợ khủng càng khiến dư luận có cái nhìn tiêu cực với doanh nghiệp.
Thực tế, nếu doanh nghiệp nào mà không có khoản nợ phải trả trong báo cáo tài chính là doanh nghiệp ấy không hoạt động hoặc sắp thanh lý, đóng cửa. Nợ của doanh nghiệp ngoài khoản vay, nợ, còn đủ các khoản phải trả ở bất cứ thời điểm hoạt động nào như nợ tiền lương, nợ nhà cung cấp, nợ các khoản phải trả chưa đến hạn.
Doanh nghiệp cần vốn hoạt động thì các chủ sở hữu góp thêm vốn hoặc phát hành thêm cổ phiếu, tức là có thêm nhiều chủ sở hữu nữa. Doanh nghiệp vay vốn ngân hàng thì ngân hàng là chủ nợ.
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu thì người mua trái phiếu là trái chủ (chủ nợ). Ngân hàng vay của dân rồi cho doanh nghiệp vay, còn doanh nghiệp bán trái phiếu là vay trực tiếp dân.
Doanh nghiệp khi vay ngân hàng thì thường có thuyết minh sử dụng tiền vay để làm gì. Hai khoản tài sản ngắn hạn lớn nhất của doanh nghiệp là phải thu và tồn kho. Nếu vốn chủ sở hữu đã dùng đầu tư tài sản dài hạn hết rồi thì bắt buộc phải vay và nợ đối với các khoản tài sản ngắn hạn. Doanh nghiệp vẫn hay gọi đó là vay vốn lưu động.
Vay ngân hàng thì có khoản vay ngắn hạn và vay dài hạn. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu thì thường là cho các khoản đầu tư dài hạn. Khoản vay dài hạn thường được ngân hàng giải ngân theo tiến độ đầu tư. Thế nhưng trái phiếu thì có rất nhiều trái chủ, các trái chủ cũng ít quan tâm doanh nghiệp sử dụng tiền như thế nào. Họ chỉ cần biết không có rủi ro là được.
Thông thường doanh nghiệp sử dụng các khoản vay dài hạn cho các hoạt động ngắn hạn lại ít rủi ro. Dùng các khoản vay ngắn hạn đầu tư dài hạn mới là nguy cơ mất cân đối dòng tiền và dễ lâm vào tình trạng phá sản.
Vì vậy, nhìn vào báo cáo tài chính nếu vốn hoạt động ròng (Net working capital) bằng giá trị tài sản ngắn hạn trừ đi nợ ngắn hạn mà âm là doanh nghiệp đang có nguy cơ mất khả năng thanh toán.
Doanh nghiệp thu tiền bán trái phiếu nhưng sau đó không thể tiếp tục phương án kinh doanh thì hoặc là mua lại trái phiếu hoặc sử dụng vốn cho các hoạt động khác. Nếu pháp luật có quy định nào bó buộc doanh nghiệp thì cần phải thay đổi. Bởi vì hoạt động kinh doanh luôn phải có những điều chỉnh chứ không thể cứng nhắc. Người mua trái phiếu cũng như mua cổ phiếu cũng đều phải chấp nhận quy luật kinh doanh có lãi có lỗ.
Trên thị trường chứng khoán, mua bán cổ phiếu là giữa các chủ sở hữu với nhau, còn mua bán trái phiếu là giữa các chủ nợ với nhau. Người mua trái phiếu vì lý do nào đó cần bán trái phiếu để thu tiền về làm việc khác, nhiều khi bán lỗ cũng là bình thường. Không hẳn là vì doanh nghiệp phát hành trái phiếu đang có vấn đề mà phải bán. Nhiều khi thị trường cổ phiếu, trái phiếu cứ sôi động còn doanh nghiệp vẫn cứ hoạt động bình thường, lỗ lãi chứng khoán chẳng liên quan gì đến lỗ lãi doanh nghiệp.
Tóm lại, trái phiếu doanh nghiệp chỉ là một kênh huy động vốn của doanh nghiệp. Hoạt động huy động vốn đa dạng là bình thường trong một nền kinh tế sôi động và lành mạnh.
Pháp luật cứ việc điều chỉnh và kiểm soát hoạt động này sao cho bảo vệ được cả người đầu tư và doanh nghiệp, nhưng không nên can thiệp vào hoạt động cụ thể của doanh nghiệp. Người ngoài cũng nên hiểu rõ bản chất nợ của doanh nghiệp. Những số liệu tập hợp tổng tài sản hoặc tổng nợ các doanh nghiệp của cả nền kinh tế chẳng nói lên điều gì khi các số liệu trùng nhau chẳng biết bao nhiêu lần.
Nếu vì lý do trào lưu mà nhà đầu tư xếp hàng thực hiện bond-run thì doanh nghiệp dù có tốt, tự dưng trái phiếu của họ cũng thành xấu, hoặc rơi vào trạng thái vỡ nợ vì bị rút đột ngột trước hạn. Khi đó, cả nhà đầu tư và doanh nghiệp cùng lâm vào hiểm cảnh.
Trong quý II/2022, nợ nhóm 5 - nợ có khả năng mất vốn của PVcomBank tăng 38,2%, lên mức 2.144,4 tỷ đồng, chiếm 70% tổng nợ xấu của ngân hàng. Tuy nhiên, dòng tiền của nhà băng này vẫn tiếp tục đổ vào bất động sản và trái phiếu, hai mảng kinh doanh khá nhạy cảm và rủi ro thời điểm này.
Ngày 24/11, Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) đã có văn bản gửi tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về những vướng mắc trong thực hiện các dự án bất động sản ở TP HCM và đề xuất các giải pháp. Trong đó, HoREA đề nghị Bộ Tài chính trình Chính phủ, cho phép gia hạn kỳ hạn của trái phiếu thêm một năm.
Phát Đạt dùng tài sản là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Bà Rịa - Vũng Tàu để đảm bảo cho đợt phát hành trái phiếu vào năm 2021.
Việc các nhà đầu tư ồ ạt rao bán chứng chỉ quỹ trái phiếu vì những thông tin bất lợi trên thị trường không chỉ khiến cho các quỹ đầu tư trái phiếu gặp khó
Năm 2024, với sự chủ động, quyết tâm, nỗ lực phát huy tối đa mọi nguồn lực... hoạt động kinh doanh của BIDV diễn ra an toàn, thông suốt, hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh...
Loạt doanh nghiệp địa ốc như Công ty CP Tư vấn và Kinh doanh Bất động sản TCO (TCO), Công ty CP DK ENC Việt Nam, Công ty TNHH Allgreen - Vượng Thành - Trùng Dương (TDG Group)... vừa huy động thành công hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu với lãi suất cao trên 10%/năm.
Loạt doanh nghiệp bất động sản như Phú Thọ Land, các doanh nghiệp trong nhóm Tập đoàn TTC,... vừa phát hành trái phiếu thu về hàng nghìn tỷ đồng với lãi suất cao nhất lên đến hơn 12%/năm.
"Sếp lớn" nhiều doanh nghiệp như Big Invest Group, Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức, Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận, Big Invest Group... bán ra lượng lớn cổ phiếu thoái vốn dịp cuối năm.
Vào thời điểm cuối năm 2024, thị trường trái phiếu doanh nghiệp bất động sản đang ghi nhận những động thái sôi động. Nhiều doanh nghiệp lớn đã liên tục huy động thành công nhiều lô trái phiếu trị giá hàng nghìn tỷ đồng....
4 công ty con điện mặt trời của Xuân Thiện Group đều ghi nhận kết quả kinh doanh khởi sắc trong 6 tháng đầu năm 2024. Đặc biệt, Công ty cổ phần Ea Súp 3 - đơn vị vận hành nhà máy điện mặt trời Xuân Thiện Ea Súp lãi đậm với mức lãi sau thuế hơn 83 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ 2023 lỗ hơn 7,4 tỷ đồng.