Trong quý II/2022, nợ nhóm 5 - nợ có khả năng mất vốn của PVcomBank tăng 38,2%, lên mức 2.144,4 tỷ đồng, chiếm 70% tổng nợ xấu của ngân hàng. Tuy nhiên, dòng tiền của nhà băng này vẫn tiếp tục đổ vào bất động sản và trái phiếu, hai mảng kinh doanh khá nhạy cảm và rủi ro thời điểm này.
Nợ nhóm 5 - nợ có khả năng mất vốn tăng cao
Theo Báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất quý II/2022, lợi nhuận thuần từ kinh doanh trước chi phí dự phòng của Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcomBank) tăng 114% so với cùng kỳ năm trước, lên mức gần 396 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc mạnh tay trích lập dự phòng rủi ro lên 334,7 tỷ đồng do nợ xấu tăng mạnh khiến lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 43,3 tỷ đồng, giảm hơn 18% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, thu nhập lãi thuần PVcomBank đạt mức 1.097,6 tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhiều mảng hoạt động kinh doanh của PVcomBank cũng ghi nhận tăng trưởng mạnh như hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh tăng 327,6% lên mức 161,7 tỷ đồng; Lãi từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư tăng lần lượt 128,6% lên mức 363,6 tỷ đồng; Lãi từ hoạt động dịch vụ tăng nhẹ 5,3% đạt 197 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, hoạt động kinh doanh ngoại hối của PVcomBank ghi nhận lỗ hơn 51,6 tỷ đồng (cùng kỳ năm trước lỗ gần 15,5 tỷ đồng); Thu nhập từ góp vốn mua cổ phần giảm tới 75,3% xuống còn 6,5 tỷ đồng.
Tuy nhiên, dòng tiền hoạt động kinh doanh của PVcomBank tính đến ngày 30/06/2022 âm tới 258 tỷ đồng; Dòng tiền hoạt động đầu tư âm 77 tỷ đồng; Trái ngược, dòng tiền hoạt động tài chính lại dương tới 248,960 tỷ đồng nhờ nguồn tiền từ phát hành giấy tờ có giá dài hạn.
Tính tới ngày 30/6/2022, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của PVcomBank là hơn 3.2%, tương đương 3.031 tỷ đồng. Trong đó, Nợ nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn tăng 38,2% lên mức 2.144,4 tỷ đồng, chiếm 70,7% tổng nợ xấu của PVcomBank. Ngoài khoản hơn 3.031 tỷ đồng nợ xấu nội bảng, PVcomBank cũng đang sở hữu khoản nợ xấu hơn 7.500 tỷ đồng tại VAMC.
Kết thúc quý II/2022, tổng tài sản của PVcomBank đạt 196.473 tỷ đồng, tăng 2,4% so với hồi đầu năm. Trong đó, cho vay khách hàng tăng 6,5%, đạt 94.495,7 tỷ đồng; tiền gửi của khách hàng đạt 155.550 tỷ đồng, tăng 4%.
Dòng tiền tiếp tục đổ vào trái phiếu và bất động sản
Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước thông báo cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng đã lên kế hoạch thanh tra 8 ngân hàng thương mại về đầu tư trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), trong đó có PVcomBank. Tuy nhiên, dòng tiền chảy vào kênh đầu tư TPDN của PVcomBank vẫn tiếp tục ở mức cao.
Cụ thể, theo BCTC, tính đến ngày 30/06/2022, khối lượng chứng khoán đầu tư do TCTD và TCKT trong nước phát hành (TPDN) mà PVcomBank đang nắm giữ là hơn 16.888 tỷ đồng, tăng 4.843 tỷ đồng so với đầu năm. Khối lượng trái phiếu này tương đương 159% vốn chủ sở hữu và chiếm 8.6% tổng tài sản của ngân hàng này. PVcomBank cũng dành hơn 234 tỷ đồng để trích lập dự phòng rủi ro với các khoản đầu tư trái phiếu trên.
Cần lưu ý, số liệu này chưa bao gồm 5.576 tỷ đồng chứng khoán kinh doanh của PVcomBank.
Đáng chú ý, PVComBank đã dành tới hơn 2.500 tỷ đồng, tương đương 1/4 vốn chủ sở hữu ngân hàng để mua trái phiếu của một tập đoàn bất động sản lớn phía nam.
PVcombank là cũng một trong những ngân hàng đổ khá nhiều vốn vào bất động sản. Đáng chú ý, khi phân tích dư nợ cho vay theo ngành nghề, dư nợ ngành bất động sản lên tới hơn 9,778 tỷ, chiếm 10,3% dư nợ cho vay của nhà băng này.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) được thành ngày 16/09/2013 trên cơ sở hợp nhất giữa Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) và Ngân hàng TMCP Phương Tây (WesternBank). PVcomBank có cổ đông lớn là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (chiếm 52%), cổ đông chiến lược Morgan Stanley (6,7%) và các tổ chức, cá nhân khác (41,34%).
Trong thời gian diễn ra chương trình, doanh nghiệp là khách hàng mới hoặc những khách hàng hiện hữu chưa thực hiện giao dịch chuyển tiền quốc tế trong vòng 12 tháng tại PVcomBank sẽ được miễn phí chuyển tiền cho giao dịch đầu tiên và các giao dịch phát sinh trong vòng 30 ngày tiếp theo.
Hòa chung vào không khí hân hoan của cả nước đón chào các bạn học sinh – sinh viên, PVcomBank cùng nhiều tổ chức tín dụng đã triển khai gian hàng giới thiệu sản phẩm dịch vụ tài chính tại trường Đại học Thủy lợi nhằm tư vấn, định hướng tài chính cho các bạn trẻ.
Sau 9 tháng đầu năm 2024, ngân hàng SHB đã thực hiện 80% kế hoạch lợi nhuận năm 2024, nằm trong Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024.
Mới đây, hai ngân hàng MSB và BIDV tiếp tục ra thông báo bán đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH Xây dựng sản xuất thương mại Tài Nguyên - chủ đầu tư siêu dự án Kenton Node để thu hồi nợ vay.
Kết thúc 9 tháng năm 2024, nhiều doanh nghiệp bất động sản như Nam Long, Khang Điền... ghi nhận lượng hàng tồn kho tiếp tục tăng. Thậm chí, giá trị hàng tồn kho bất động sản chiếm hơn nửa tổng tài sản của doanh nghiệp.
Giai đoạn 2019-2022, doanh thu từ dịch vụ kinh doanh bảo hiểm của Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank - mã: MBB) tăng trưởng rất nhanh nhờ lợi thế vận hành 2 công ty bảo hiểm gồm MIC và MB Ageas Life.
Năm 2023, loạt dự án bất động sản khu đô thị của Taseco Land như Central Square, Nghi Sơn Central Park... phải thế chấp ngân hàng. Mới đây, Taseco Land là đơn vị duy nhất đáp ứng điều kiện làm dự án khu đô thị hơn 3.200 tỷ đồng ở Mê Linh, Hà Nội.
Hơn 253.000 tỷ đồng nợ xấu của các ngân hàng trên sàn chứng khoán; LPBank dự định chuyển trụ sở chính và mua 5% cổ phần FPT; Thu hơn 300 tỷ đồng từ thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước trong 10 tháng; Vietcombank phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu xanh... là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.
Tính đến 30/9/2024, giá trị tổng tài sản tại BIDV cao nhất hệ thống nhưng không phải là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Đặc biệt, dư nợ cho vay khách hàng tại loạt ngân hàng ghi nhận mức tăng trưởng cao.
9 tháng đầu năm 2024, lợi nhuận sau thuế tại Nam A Bank tăng 62% so với cùng kỳ, đạt hơn 2.640 tỷ đồng. Đồng thời, lãi dự thu cũng tăng tới 69% so với đầu năm, lên hơn 3.516 tỷ đồng.