Gần đây, việc các nhà đầu tư ồ ạt rao bán chứng chỉ quỹ trái phiếu vì những thông tin bất lợi trên thị trường không chỉ khiến cho các quỹ đầu tư trái phiếu tại Việt Nam gặp khó khăn mà còn vô hình chung đẩy chính các nhà đầu tư vào thế “tự trói chân” mình.
Chứng chỉ quỹ quỹ đầu tư trái phiếu trong những năm qua trở thành lựa chọn phù hợp với các nhà đầu tư quy mô vốn nhỏ, khẩu vị rủi ro thấp nhưng vẫn có tỷ suất sinh lời vẫn cao hơn gửi tiết kiệm ngân hàng. Nhà đầu tư có thể dễ dàng mua chứng chỉ quỹ trái phiếu mà không cần chứng minh vai trò nhà đầu tư chuyên nghiệp để mua mua trái phiếu riêng lẻ trực tiếp từ doanh nghiệp. Rủi ro hơn, nhà đầu tư phải mua lại từ các công ty môi giới hoặc ký các hợp đồng hợp tác đầu tư với bên thứ ba trên thị trường thứ cấp.
Thay vì phải tự tìm hiểu hoạt động kinh doanh, dự án của doanh nghiệp, tự đánh giá năng lực tài chính và rủi ro trái phiếu, nhà đầu tư cá nhân mua chứng chỉ quỹ có thể hoàn toàn yên tâm với đội ngũ đầu tư chuyên nghiệp của các công ty quản lý quỹ và các tổ chức liên quan như ngân hàng giám sát, công ty kiểm toán…
Thực tế, hàng chục nghìn nhà đầu tư cá nhân đã chọn mua chứng chỉ quỹ trái phiếu do các công ty quản lỹ quỹ TCBF, SSIAM, MBCapital, Dragon Capital…phát hành. Điển hình như quỹ trái phiếu TCBF đến tháng 9/2022 có hơn 43.000 nhà đầu tư, trong đó gần một nửa nhà đầu tư chỉ nắm giữ dưới 5.000 chứng chỉ quỹ (tương đương giá trị khoảng 83 triệu đồng).
Nhà đầu tư thiệt hại kép khi bán tháo chứng chỉ quỹ trái phiếu
Nhưng chính các nhà đầu tư cá nhân với quy mô đầu tư nhỏ, lại dễ bị tác động tâm lý và gây ra làn sóng bán lại chứng chỉ quỹ ồ ạt trong thời gian qua. Từ đầu tháng 10 đến nay, hàng nghìn tỷ đồng đã bị các nhà đầu tư rút khỏi các quỹ trái phiếu TCBF, SSIBF, MBBond và DCBF. Điều này đang gây áp lực rất lớn cho các công ty quản lý quỹ trái phiếu khi phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt thanh khoản tạm thời.
Hiện tượng này xuất phát từ tâm lý hoang mang, lo lắng của các nhà đầu tư sau khi các vụ án liên quan đến trái phiếu liên tục diễn ra. Thời gian qua, có một thực tế là bất kỳ sản phẩm đầu tư nào liên quan đến từ khóa trái phiếu đều bị nhà đầu tư rao bán để nhanh chóng thu tiền về, nhằm bảo toàn nguồn vốn. Đồng thời lãi suất tiết kiệm tăng nhanh đã trở thành kênh hút tiền cạnh tranh trực tiếp với các kênh đầu tư chứng khoán, chứng chỉ quỹ.
Nhà đầu tư thiệt hại kép khi bán tháo chứng chỉ quỹ trái phiếu
Với cơ chế hoạt động của quỹ mở, khi các nhà đầu tư có nhu cầu bán chứng chỉ quỹ trái phiếu, các công ty quản lý quỹ phải thực hiện mua lại theo ngày hoặc 2 lần/tuần. Nguồn vốn mua lại có thể đến từ việc phát hành chứng chỉ quỹ mới, nếu không đủ, công ty quản lý quỹ sẽ phải bán đi một phần danh mục trái phiếu để tạo nguồn.
Trong bối cảnh thị trường trái phiếu hiện nay, rất nhiều nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu hoang mang, không phân biệt trái phiếu tốt xấu, muốn bán bằng mọi giá để thu tiền về. Kết quả là giá nhiều trái phiếu được chào bán thấp hơn rất nhiều so với giá trị thật (gồm mệnh giá và lãi tích lũy). Trong một số trường hợp, để có nguồn mua lại chứng chỉ quỹ, các công ty quản lý quỹ phải hạ giá bán trái phiếu trong danh mục. Điều này gây thiệt hại cho chính nhà đầu tư nắm giữ chứng chỉ quỹ.
Nhà đầu tư thiệt hại kép khi bán tháo chứng chỉ quỹ trái phiếu
Chưa dừng lại ở đó, việc các trái phiếu xác lập giá thị trường thấp sẽ khiến cho các trái phiếu còn lại trong danh mục của các quỹ đầu tư bị định giá thấp tương ứng (theo nguyên tắc market-to-market). Điều này dẫn đến tổng giá trị danh mục giảm đáng kể và kéo theo giá mỗi chứng chỉ quỹ sụt giảm tương ứng. Đây cũng chính là mức giá mà công ty quản lý quỹ áp dụng khi mua lại chứng chỉ quỹ của nhà đầu tư.
Minh chứng cho điều này, một thông báo của quỹ TCBF ngày 16/11 cho biết, một trái phiếu chất lượng của tập đoàn hàng tiêu dùng mà quỹ nắm giữ gần đây được giao dịch với giá 88.888 đồng/ trái phiếu trong khi giá trị thật là 103.288 đồng, tức là giá thị trường thấp hơn 14% giá trị thật.
Nhiều trái phiếu trong danh mục nắm giữ của TCBF có tình trạng tương tự dẫn đến tổng giá trị danh mục NAV ngày 15/11 là 10.964 tỷ đồng, thấp hơn giá trị thật là 12.134 tỷ đồng. Dẫn đến giá chứng chỉ quỹ (NAV/CCQ) được công bố để giao dịch là 14.851 đồng, thấp hơn giá trị thật của mỗi chứng chỉ quỹ là 16.280 đồng.
Trước thực trạng này, Ban điều hành quỹ TCBF khuyến cáo các nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ chứng chỉ quỹ trong thời gian này và không nên bán lại chứng chỉ quỹ để tránh thiệt hại không đáng có.
Thực tế các quỹ đầu tư trái phiếu với đội ngũ đầu tư chuyên nghiệp đều nắm giữ các trái phiếu của các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động. Hoạt động đầu tư của các quỹ này cũng được đa dạng hóa và được thẩm định, quản trị rủi ro theo chuẩn mực chuyên nghiệp. Đặc biệt các quỹ đầu tư đều được giám sát bởi một ngân hàng.
Báo cáo của quỹ TCBF hồi tháng 9 cho thấy quỹ này đang nắm giữ trái phiếu của các doanh nghiệp lớn như VinGroup, Vinhomes, Vincom Retail, Masan Group, CII… hay các ngân hàng như VietinBank, BIDV…
Ban điều hành của quỹ TCBF kỳ vọng khi thị trường bình ổn hơn trong thời gian tới thì giá giao dịch trái phiếu trên thị trường dự kiến về đúng với giá trị thật và cao hơn hiện nay, thì giá chứng chỉ quỹ sẽ trở lại đúng giá trị thật và lợi nhuận kỳ vọng của quỹ có thể đạt đến 10%/năm như kế hoạch
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/nha-dau-tu-thiet-hai-kep-khi-ban-thao-chung-chi-quy-trai-phieu-671749.html?fbclid=IwAR2kAOzvaLZak3QvURoMnweUALb2EAyHsushSTeuzPB30ksCynrgSKRewLACopy link
BCG là một trong những công ty có tỷ lệ nợ cao vượt trội so với vốn, trong đó phần lớn là trái phiếu. Giữa tình hình thị trường trái phiếu đang có rất nhiều biến động tiêu cực, nỗi lo BCG “vỡ trận” không phải không có cơ sở khi mà tài sản đảm bảo cho lô 998 tỷ đồng là cổ phần và tài sản tại một công ty vốn… 37,3 tỷ đồng.
Theo Bộ Tài chính, thông lệ quốc tế và pháp luật của Việt Nam đều quy định, trái phiếu doanh nghiệp do doanh nghiệp phát hành theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm. Phần chênh lệch cao hơn so với lãi suất tiết kiệm chính là rủi ro mà nhà đầu tư chấp nhận khi mua trái phiếu doanh nghiệp...
Từ đầu năm 2022 đến nay, OCB đã huy động tổng cộng 12.300 tỷ đồng thông qua phát hành trái phiếu và cũng mua lại tổng cộng 4.700 tỷ đồng trái phiếu trước hạn thuộc 5 lô trái phiếu phát hành năm 2020 và năm 2021.
DIC Corp vừa công bố bổ sung tài sản đảm bảo cho 3 lô trái phiếu phát hành năm 2021 với tổng mệnh giá 3.500 tỷ đồng sau khi bị bán giải chấp 55 triệu cổ phiếu.
Kết thúc quý đầu tiên của 2025, NCB ghi nhận lợi nhuận dương với các chỉ tiêu kinh doanh đạt mức tăng trưởng tích cực, các chỉ số an toàn tài chính có sự cải thiện tốt, đảm bảo tuân thủ theo quy định. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy NCB đang đi đúng lộ trình, tiến gần đến mục tiêu hoạt động an toàn và phát triển bền vững.
Với vai trò tiên phong dẫn dắt ngành Ngân hàng trong hành trình chuyển đổi số, đóng góp tích cực vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, đại diện Techcombank - Tổng Giám đốc Jens Lottner – đã tham gia và chia sẻ những sáng kiến giá trị trong Hội nghị Xây dựng Trung tâm tài chính tại Việt Nam...
Liên tục tăng vốn lên gấp gần 3 lần chỉ trong vòng 3 năm, Ngân hàng NCB đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong việc nâng cao năng lực tài chính cho mục tiêu hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững. Được biết, năm 2025, NCB sẽ tiếp tục tăng vốn lên hơn 19.200 tỷ đồng theo kế hoạch đã được ĐHĐCĐ thường niên thông qua.
Chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank và DongA Bank cho HDBank; Eximbank đạt lợi nhuận kỷ lục trong 35 năm hoạt động; Bac A Bank sắp phát hành hơn 62 triệu cổ phiếu trả cổ tức; TPBank đạt lợi nhuận gần 7.600 tỷ đồng trong năm 2024…
Năm 2024, với sự chủ động, quyết tâm, nỗ lực phát huy tối đa mọi nguồn lực... hoạt động kinh doanh của BIDV diễn ra an toàn, thông suốt, hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh...
Loạt doanh nghiệp địa ốc như Công ty CP Tư vấn và Kinh doanh Bất động sản TCO (TCO), Công ty CP DK ENC Việt Nam, Công ty TNHH Allgreen - Vượng Thành - Trùng Dương (TDG Group)... vừa huy động thành công hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu với lãi suất cao trên 10%/năm.