Tết đến Xuân về, nhà nhà người người tấp nập đi chơi xuân, cùng tham khảo một số địa điểm du xuân, vui chơi Tết Nguyên Đán tại Hà Nội dưới đây nhé.
Tết đến Xuân về, nhà nhà người người tấp nập đi chơi xuân, cùng tham khảo một số địa điểm du xuân, vui chơi Tết Nguyên Đán tại Hà Nội dưới đây nhé.
Tết đến Xuân về, nhà nhà người người tấp nập đi chơi xuân, cùng tham khảo một số địa điểm du xuân, vui chơi Tết Nguyên Đán tại Hà Nội dưới đây nhé.
Mỗi độ Tết đến xuân về là lúc con người ta tạm khép lại những vất vả lo âu của cuộc sống dành thời gian bên gia đình. Vào dịp Tết Nguyên Đán, khi đến Hà Nội cùng gia đình mình, bạn hãy ghé thăm những địa điểm dưới đây để có cơ hội cảm nhận rõ nhất không khí Tết, văn hóa lịch sử nơi đây.
Quảng Trường Ba Đình lịch sử vẫn luôn là điểm đến đầu tiên đối với du khách hoặc chính người dân Hà Nội. Như một truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam, vào ngày đầu tiên của năm, các thế hệ con cháu đến dâng hương tưởng nhớ công ơn của Bác Hồ vĩ đại với dân tộc.
Ngoài yếu tố tâm linh và truyền thống, vào ngày đầu xuân, Quảng trường Ba Đình còn được trang trí cờ hoa rực rỡ. Hàng năm, lượng người về đây dịp tết luôn đông đúc vừa dâng hương lên Bác vừa cảm nhận không khí mát lạnh của thời tiết Hà Nội.
Phố cổ là địa điểm vui chơi nổi tiếng không thể bỏ lỡ. Vào dịp Tết, phố phường Hà Nội tràn ngập sắc xuân của những cành đào, đèn lồng, hoa lan, cây quất… Đặc biệt, tại các khu phố cổ, không khí nhộn nhịp bao trùm khắp các hàng quán. Bởi vậy mà khi đến đây vào dịp Tết, bạn sẽ cảm nhận được một Hà Nội với diện mạo mới mẻ, đẹp đẽ hơn ngày thường.
Bạn có thể thỏa thích mua hoa tươi, đào rừng tại phố Phùng Hưng, mua đồ trang trí tại phố Hàng Mã, mua cổ vật, đồ đồng hay gốm sứ tại Hàng Đồng…
Mặc dù có rất nhiều địa điểm tổ chức bắn pháo hoa cho người dân thủ đô nhưng hồ Hoàn Kiếm luôn là địa điểm chơi Tết Nguyên Đán ở Hà Nội đông vui và nhộn nhịp nhất.
Tết Quý Mão năm nay, chính quyền TP Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 30 quận huyện, trong đó quận Hoàn Kiếm có 2 trận địa pháo tầm cao, kéo dài 15 phút.
Để chiêm ngưỡng trọn vẹn nhất những màn trình diễn pháo hoa rực rỡ thì bạn nên tranh thủ đi từ sớm và “xí phần” những vị trí có tầm nhìn đẹp nhất là khu vực ven hồ hoặc những con phố xung quanh như Tràng Thi, Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hàng Đào,...
Ngoài ra, khi tới Hồ Hoàn Kiếm bạn cũng có thể ghé thăm những địa điểm xung quanh sau đây:
Đền Ngọc Sơn là một trong những địa điểm du xuân, vui chơi lý tưởng. Ngôi đền nằm trên một hòn đảo ở phía bắc của Hồ Hoàn Kiếm, được nối với phần bờ bằng cây cầu Thê Húc, sơn màu đỏ. Tới đây bạn sẽ được ngắm nhìn toàn cảnh Hồ Gươm, chụp ảnh lưu niệm và tìm hiểu về văn hóa của ngôi đền, cũng như các câu chuyện lịch sử gắn liền với đền.
Tên cầu Thê Húc nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời. Cầu Thê Húc dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn, còn gọi là Đắc Nguyệt Lâu (lầu được trăng) dưới bóng cây đa cổ thụ, ở giữa một vùng cây cối um tùm, trông như từ dưới nước nhô lên. Cầu được danh sĩ Nguyễn Văn Siêu cho xây dựng vào năm 1865. Tương truyền cuối thế kỷ 19 cầu bị gãy, người ta xây lại cầu mới có chân làm bằng xi măng cốt thép, sàn và lan can làm bằng gỗ. Cầu có thiết kế cong cong và uốn như hình con tôm.
Tượng đài Vua Lý Thái Tổ được đặt tại vườn hoa Lý Thái Tổ, đường Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, trung tâm thủ đô Hà Nội. Tượng đài là một công trình kiến trúc văn hoá đẹp, nhằm tôn vinh Vua Lý Thái Tổ (974 – 1028), người có công khai sáng kinh thành Thăng Long.
Đây là nơi vui chơi công cộng của người dân Hà Nội, nằm kế bên hồ Hoàn Kiếm. Đây cũng là nơi diễn ra các cuộc mít tinh, sân khấu lớn của nhiều sự kiện lớn trong và ngoài nước. Và các ngày cuối tuần bạn có thể tới đây tham gia các lớp nhảy hoặc trượt patin.
Nhà hát múa rối nước Thăng Long khá nổi tiếng, đây là rạp múa rối nằm trong khu trung tâm thuận tiện đi lại, phục vụ nhu cầu khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm quan và tìm hiểu về bộ môn Múa Rối Nước độc đáo có 1 không 2 tại Việt Nam và Thế Giới.
Chợ Tết, chợ hoa xuân, hội hoa xuân là những sinh hoạt đặc thù tạo nên không khí vui vẻ nhộn nhịp vào những ngày Tết cổ truyền. Chợ tết, chợ hoa xuân thường hiện diện trong đời sống tinh thần ngày xuân vào những ngày cuối cùng của năm cũ. Khi mọi nhà đã hoàn tất công việc mua sắm, sửa soạn để chuẩn bị đón xuân: cũng là lúc hội hoa xuân tưng bừng góp mặt.
Năm nay, từ ngày 1-21/1/2023 thành phố Hà Nội sẽ tổ chức 91 điểm chợ hoa xuân phục vụ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
Các chợ hoa xuân sẽ trưng bày các loại cây, hoa, quả cảnh và một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các làng nghề truyền thống, sản phẩm phục vụ Tết Nguyên đán để phục vụ nhu cầu mua sắm, tham quan, giải trí của nhân dân Thủ đô và khách du lịch trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 trên địa bàn Thành phố.
Theo quan niệm của người Việt, Tết không chỉ mang ý nghĩa của việc tiễn đưa năm cũ, chào đón năm mới, mà còn mang đậm nét tâm linh, tín ngưỡng. Ngoài tục lệ cúng gia tiên, người dân thường tìm về các đền, chùa như một địa điểm địa điểm du xuân, vui chơi để cầu phúc, cầu may cho gia đình với mong muốn những điều tốt đẹp nhất trong năm mới.
Một số ngôi chùa bạn có thể ghé thăm như: Chùa Trấn Quốc (46 Đ. Thanh Niên, Trúc Bạch, Tây Hồ, Hà Nội), Phủ Tây Hồ (52 P. Đặng Thai Mai, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội), chùa Hà (P. Chùa Hà, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội, Chùa Quán Sứ (73 P. Quán Sứ, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Phố bích họa Phùng Hưng là địa điểm du xuân, vui chơi tại Hà Nội được nhiều bạn trẻ yêu thích bởi không gian sống ảo cực chất. Đây vốn dĩ là bức tường phía đông kinh thành Thăng Lăng, chạy dài từ phố Phan Đình Phùng đến phố Hàng Bông.
Được biết, phố bích họa Phùng Hưng là tổ hợp 20 tác phẩm nghệ thuật của các nghệ sĩ Việt Hàn hoàn thành sau khoảng 3 tháng trên tổng cộng 127 vòm cầu cổ. Ngoài ra, nơi đây còn thu hút khách du lịch bởi nó khiến cho nhiều người liên tưởng đến làng Gamcheon (Hàn Quốc) - Nơi mà bích họa đường phố đã trở thành biểu trưng du lịch.
Ở đây, mỗi tác phẩm đều gợi nhớ về ký ức xưa cũ của người thủ đô xưa, các họa sĩ đã dày công “tái tạo” lại không gian Hà Nội cũ với mục đích mang đến thông điệp truyền thống và tinh hoa văn hóa của Hà Nội luôn được lưu giữ suốt chiều dài phát triển và thay đổi của thời đại.
Với lịch sử gần 1000 năm, Văn Miếu Quốc Tử Giám là di tích lịch sử văn với danh hiệu trường đại học đầu tiên của nước ta. Không chỉ vậy, đây còn là nơi vô cùng linh thiêng đối với tất cả các sĩ tử, học trò. Vào những ngày đầu xuân năm mới, các bạn học sinh, sinh viên lại nô nức tới Văn Miếu để xin chữ và cầu mong cho việc học hành trong năm tới suôn sẻ, thi cử đỗ đạt.
Ngoài ra, những vị khách tới Văn Miếu cũng xin những chữ có ý nghĩa tốt đẹp để tặng người thân, bạn bè hoặc mang biếu Tết như những món quà ý nghĩa đầu năm. Đây cũng là một minh chứng cho thấy rằng người Việt ta vẫn gìn giữ và tiếp nối được những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp mà cha ông để lại.
Nếu có cơ hội du xuân Hà Nội vào dịp Tết Nguyên đán thì Ô mai Hồng Lam là một địa điểm chắc hẳn ai cũng muốn tìm đến bởi đây là nơi sản xuất ra những loại ô mai đặc sản của Hà Nội. Đây là thương hiệu có lịch sử và kinh nghiệm hơn 26 năm trong việc sản xuất ô mai – một thức quà vặt truyền thống của người Hà Nội.
Các loại ô mai như sấu bao tử, mận xào chua ngọt, mơ Hồng Lam,... đều là những vị ô mai rất nổi tiếng của Hồng Lam. Ngoài ra, Hồng Lam cũng bán rất nhiều đặc sản của các vùng miền khác như các loại bánh kẹo, các loại chè, các loại mứt Tết,.…
Nếu có cơ hội tới Hà Nội, bạn hãy ghé thăm và mua tặng người thân bạn bè nhé!
Hương Giang (T/h)