Tin doanh nghiệp nổi bật trên sàn (ngày 21/10): Fecon trúng 2 gói thầu tại dự án nhiệt điện và điện gió ngoài khơi; Vinahud biến động nhân sự cấp cao; TVSI tổ chức cuộc họp với nhà đầu tư trái phiếu Bitexco và BB Group vào ngày 21/10; Chứng khoán EVS lỗ sau thuế hơn 146 tỷ đồng là những thông tin đáng chú ý hôm nay, ngày 21/10.
Vinahud biến động nhân sự cấp cao
HĐQT CTCP Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Vinahud (mã chứng khoán: VHD) vừa quyết định miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT đối với ông Nguyễn Đình Ngôn.
Ông Ngôn được bổ nhiệm vào chức vụ trên vào ngày 31/3, theo báo cáo quản trị của công ty cuối quý II, số lượng cổ phiếu ông Ngôn đang nắm giữ là hơn 9,1 triệu cổ phiếu VHD, tương đương tỷ lệ 24% vốn điều lệ của Vinahud. Đồng thời, bà Huỳnh Dương Thị Diễm Chi, vợ ông Ngôn, cũng sở hữu 1,42 triệu cổ phiếu (3,75%)
Ngoài công tác tại Vinahud, ông Ngôn còn đảm nhiệm vị trí Giám đốc tại các đơn vị gồm CTCP Đầu tư NCCT, CTCP Đầu tư Ô tô VIG, Chủ tịch HĐQT CTCP Bảo hiểm AAA và cổ đông chi phối của CTCP Vital Investment Group.
Đồng thời, HĐQT quyết định bổ nhiệm lại Trương Quang Minh giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT công ty thay thế ông Ngôn. Ông Minh từng giữ vị trí Chủ tịch HĐQT công ty trong năm 2021, song đã miễn nhiệm để giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT vào ngày 31/3 đầu năm nay.
Tại ngày 30/6, ông Minh đang sở hữu 1,71 triệu cổ phiếu, tương ứng với 4,51% vốn điều lệ. Bên cạnh đó, ông Minh là Người đại diện pháp luật của CTCP Tập đoàn R&H, CTCP R&H Contruction.
Ngoài ra, HĐQT quyết định việc ông Trần Sơn Hải thôi giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT của công ty sau gần 7 tháng được bổ nhiệm vào vị trí trên. Về tổ chức liên quan, ông Hải đang đứng tên tại CTCP Chứng khoán Tiên Phong và CTCP Bất động sản Phú An Thịnh. Theo công ty, ông Hải không nắm giữ cổ phiếu VHD.
Ngày 17/10, Vinahud cũng nhận được đơn từ chức của ông Nguyễn Anh Khoa đối với vị trí Thành viên Ban Kiểm soát vì lý do cá nhân. Ông đảm nhiệm vị trí trên từ ngày 31/3 và không nắm giữ cổ phần tại công ty (tại ngày 30/6). Sau khi ông Khoa rời đi, Ban kiểm soát còn hai người là ông Ngô Đức Tâm và ông Hà Văn Hiến.
Được biết, ông Khoa còn đứng tên tại các doanh nghiệp khác gồm CTCP Cảnh Viên, CTCP Đại An Thịnh, CTCP Đầu tư Lộc An Thịnh.
TVSI tổ chức cuộc họp với nhà đầu tư trái phiếu Bitexco và BB Group vào ngày 21/10
Công ty cổ phần Chứng khoán Tân Việt (TVSI) – đơn vị tư vấn phát hành, môi giới trái phiếu mới đây đã tổ chức nhiều buổi họp ba bên giữa nhà đầu tư, TVSI và tổ chức phát hành nhằm thông tin, trao đổi với nhà đầu tư về các lô trái phiếu và phương án mua bán, chuyển nhượng trái phiếu doanh nghiệp.
Trên trang hỗ trợ về trái phiếu của mình, TVSI thông báo sẽ tổ chức cuộc họp mới nhất vào 9h30 ngày 21/10 với sự tham gia của đại diện Bitexco, ban lãnh đạo TVSI và các trái chủ sở hữu trái phiếu Saigon Glory.
Saigon Glory - công ty con do Bitexco nắm 100% vốn là chủ đầu tư Khu tứ giác Bến Thành (Dự án Khu văn phòng - thương mại - dịch vụ - căn hộ ở - khách sạn 6 sao và văn phòng khách sạn, tên gọi thương mại là The Spirit of Saigon.
Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), từ tháng 6 đến tháng 8/2020, Saigon Glory đã phát hành tổng cộng 10 lô trái phiếu có kì hạn 60 tháng với tổng giá trị 10.000 tỉ đồng để tài trợ cho dự án.
Đầu năm 2021, The Spirit of Saigon đã được đổi tên thành One Central HCM, xung quanh dự án được bao bọc bởi những biển quảng cáo mang thương hiệu của nhà phát triển bất động sản cao cấp Masterise Homes trước khi được thay thế bởi cái tên Viva Land hồi giữa năm nay.
TVSI cho biết tất cả lô trái phiếu Saigon Glory đều có tài sản đảm bảo theo quy định của hợp đồng đã ký với tổ chức phát hành. Trong trường hợp nhà đầu tư có nhu cầu thay đổi tài khoản nhận thanh toán gốc, lãi trái phiếu sang các ngân hàng khác, các nhân viên quản lý tài khoản của TVSI sẵn sàng hỗ trợ hướng dẫn chuyển đổi.
Chiều cùng ngày, TVSI sẽ làm việc với nhà đầu tư và ban lãnh đạo BB Group - doanh nghiệp có liên quan đến Tổng giám đốc Tập đoàn Bitexco. BB Group thông qua các công ty liên quan đã có nhiều đợt huy động trái phiếu nhằm tài trợ cho các dự án năng lượng tái tạo.
Chứng khoán EVS công bố kết quả kinh doanh quý 3/2022 lỗ sau thuế hơn 146 tỷ đồng
CTCP Chứng khoán Everest (Mã EVS - HNX) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3/2022 với sự đi xuống cả về doanh thu và lợi nhuận.
Nguyên nhân chính khiến EVS bị lỗ đến từ hoạt động tự doanh tiêu cực. Trong quý 3, lãi từ các tài sản tài chính qua lãi/lỗ (FVTPL) giảm mạnh 81% so với cùng kỳ, xuống gần 40.5 tỷ đồng. Trong khi đó, lỗ từ các tài sản tài chính FVTPL gần 225 tỷ đồng, tăng 25%.
Quý này, chi phí hoạt động tự doanh gần như không biến động nhiều. Kết quả, mảng tự doanh Công ty lỗ hơn 185 tỷ đồng.
Trên bảng cân đối kế toán, tại ngày 30/09/2022, danh mục tài sản FVTPL của EVS có giá trị 1,011 tỷ đồng, giảm gần 10% so với cùng kỳ. Cổ phiếu niêm yết chiếm gần 45% tỷ trọng danh mục với giá thị trường hơn 436 tỷ đồng (giảm 55%).
Trong đó, EVS nắm giữ giá trị lớn NVB và ACB tại danh mục đầu tư. Cuối kỳ, cổ phiếu NVB lãi 10%, còn ACB lỗ 48%. So với đầu năm, Công ty đã bán toàn bộ các mã VHM, HPG, FPT, VIB, SSI, MSB, PVT, VIC.
Bên cạnh đó, các chứng khoán khác tăng vọt lên 519 tỷ đồng, gấp 5.6 lần đầu năm. Danh mục tài sản tài chính sẵn sàng để bán (AFS) đạt hơn 30 tỷ đồng (đầu năm không ghi nhận).
Không chỉ mảng tự doanh kém sắc, các nguồn thu khác cũng đồng loạt giảm như doanh thu hoạt động môi giới giảm 54%, còn 16.7 tỷ đồng; thu từ hoạt động tư vấn giảm 21%. Ngoài ra, EVS không còn ghi nhận doanh thu từ nghiệp vụ bão lãnh trong quý 3 (cùng kỳ thu hơn 4.6 tỷ đồng) và thu nhập hoạt động khác (cùng kỳ 6.42 tỷ đồng). Sau cùng, EVS chỉ thu về hơn 87.5 tỷ đồng tổng doanh thu hoạt động, giảm 69% so với cùng kỳ.
Tổng chi phí hoạt động tăng 15%, lên 259 tỷ đồng. Trong đó, chi phí tư vấn tăng vọt, gấp 5 lần cùng kỳ, đạt 7.6 tỷ đồng. Chi phí quản lý cũng tăng mạnh 91%. Trong khi đó, chi phí tài chính và chi phí môi giới giảm lần lượt 37% và 39%.
Điểm sáng trong quý này là doanh thu tài chính gấp hơn 21 lần cùng kỳ, đạt hơn 10.2 tỷ đồng. Tuy nhiên, không thể bù vào khoản lỗ đậm từ mảng tự doanh.
Kết quả, EVS báo lỗ quý 3 hơn 147 tỷ đồng, cùng kỳ lãi hơn 27 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, Công ty đem về 372 tỷ đồng tổng doanh thu, giảm 9% so với cùng kỳ và lỗ sau thuế hơn 4.3 tỷ đồng (cùng kỳ lãi hơn 205 tỷ đồng).
Năm 2022, EVS đặt mục tiêu doanh thu 1,815 tỷ đồng và lãi sau thuế 458 tỷ đồng, lần lượt tăng 63% và 9% so với thực hiện năm 2021. Tuy nhiên, sau 9 tháng, Công ty vẫn chưa thể có lãi.
Tổng tài sản tại ngày 30/09/2022 hơn 2,483 tỷ đồng, giảm gần 23% so với đầu năm. Tiền và các khoản tương đương tiền giảm 64% (còn gần 74 tỷ đồng); các khoản cho vay giảm 64% (hơn 623 tỷ đồng), chủ yếu do cho vay hoạt động chứng khoán giảm. Ngược lại, các khoản phải thu gấp 17 lần đầu năm, đạt hơn 463 tỷ đồng.
Nợ phải trả giảm hơn 52%, xuống 642 tỷ đồng, chủ yếu là nợ phải trả ngắn hạn. Trong đó, trái phiếu phát hành ngắn hạn giảm gần 74%, còn gần 239 tỷ đồng. Vay nợ thuê ngắn hạn gấp hơn 2.6 lần, đạt hơn 315 tỷ đồng.
Nợ phải trả dài hạn giảm hơn 95%, còn hơn 2.4 tỷ đồng, là khoản thuế thu nhập hoãn lại phải trả.
Fecon trúng 2 gói thầu tại dự án nhiệt điện và điện gió ngoài khơi
Quý 4/2022, Công ty Cổ phần FECON (HOSE: FCN) đang tăng tốc bằng việc ghi nhận thêm các gói thầu mới thuộc 02 dự án lớn là Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng II và dự án Thử nghiệm Điện gió ngoài khơi khu vực Đông Nam Á với tổng giá trị hợp đồng gần 250 tỷ.
Gói thầu đầu tiên mà FECON ghi nhận trong quý 4 là gói thầu cống hộp đúc sẵn có tổng giá trị đạt gần 170 tỷ đồng, thuộc dự án Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng II.
Tại đây, FECON đảm nhiệm hạng mục thi công bê tông đúc sẵn hệ thống cống hộp cấp nước và thoát nước cho dự án nhà máy nhiệt điện. Đây là hệ thống cống hộp cấp và thoát nước thuộc đoạn đi dưới biển. Hệ thống bao gồm 148 đốt với tổng chiều dài là 5,4km. Các đốt cống hộp sẽ được Fecon thi công đúc sẵn tại bãi đúc, sau đó được vận chuyển và lắp dựng tại vị trí tuyến ống đoạn chạy dưới biển.
Được biết, trước đó FECON cũng đã trúng gói thầu thi công hệ thống cấp và xả nước, đoạn thi công trên bờ (onshore-intake and on-shore discharge) bao gồm các công tác thi công hệ cừ văng chống, đào đất, thi công đúc tại chỗ hệ thống cống hộp và đắp trả thuộc dự án. Tính đến nay, FECON đã ký tổng cộng hơn 1000 tỷ giá trị hợp đồng tại Dự án Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng II.
Gói thầu thứ 2 mà Fecon trúng đầu quý này trị giá gần 70 tỷ đồng thuộc dự án thử nghiệm điện gió ngoài khơi tại khu vực Đông Nam Á. Ở dự án này, Fecon đang làm việc với tổng thầu GICON đến từ Đức để hiện thực hóa công tác đúc khối neo trọng lực (Gravity anchor) cho móng nổi trụ điện gió nổi ngoài khơi (Offshore wind floating foundation).
Ở dự án này, FECON đang tích cực làm việc với tổng thầu GICON đến từ Đức để hiện thực hóa công tác đúc khối neo trọng lực (Gravity anchor) cho móng nổi trụ điện gió nổi ngoài khơi (Offshore wind floating foundation). Các khối neo sẽ được đúc tại Việt Nam, sau đó được lai dắt và hạ thủy tại vùng biển ngoài khơi thuộc khu vực Đông Nam Á.
Dự án thử nghiệm thành công sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển công nghệ điện gió ngoài khơi, nội địa hóa chuỗi cung ứng, áp dụng đại trà công nghệ móng nổi vào các dự án điện gió ngoài khơi tại Việt Nam, và góp phần vào lộ trình phát triển ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi theo tầm nhìn phát triển năng lượng đến 2050 của đất nước.
Ngoài ra, trong tháng 10, Fecon cho biết công ty đang gấp rút triển khai loạt gói thầu thi công cọc thử - dự án Pine Valley Bảo Lộc, thi công cọc PHC D600 - dự án nhà máy dệt may TAL Vĩnh Phúc, thi công hạ tầng dự án tổ hợp BRG Golden Sands City Thừa Thiên Huế cùng một số dự án khác.
https://sohuutritue.net.vn/tin-doanh-nghiep-noi-bat-tren-san-ngay-21-10-fecon-trung-2-goi-thau-tai-du-an-nhiet-dien-va-dien-gio-ngoai-khoi-d150890.htmlCopy link
Lợi nhuận 9 tháng đầu năm các doanh nghiệp thép đang dần được hé lộ với những khoản lỗ lớn. Lời nói của tỷ phú Trần Đình Long dần được minh chứng rõ ràng hơn.
Tổng cục Thuế vừa công khai danh sách 1.000 doanh nghiệp nộp thuế TNDN lớn nhất Việt Nam năm 2021 (V.1000). Trong đó, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Công ty Cổ phần phát triển Thành phố Xanh… là những doanh nghiệp nộp thuế TNDN lớn nhất năm 2021.
Gần đây, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu lấn sân bất động sản như Coteccons, Haxaco,... Mặt khác, có doanh nghiệp đã bắt đầu thoái vốn sau nhiều năm lấn sân sang lĩnh vực này như Xây dựng Hòa Bình, thậm chí còn ôm đất vàng rồi bỏ hoang như Tập đoàn Bảo Việt.
Theo Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA), doanh nghiệp bất động sản và nhà đầu tư có thể càng khó tiếp cận thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, trong đó có tác động từ Nghị định 65/2022/NĐ-CP.
Áp lực nợ vay tại nhiều doanh nghiệp bất động sản như TTC Land, Phát Đạt, Nam Long... ngày càng lớn khiến doanh nghiệp chọn cách chào bán cổ phiếu, trái phiếu để có nguồn tiền trả nợ và xây dựng dự án.
HĐQT Khải Hoàn Land phê duyệt phương án mua lại trước hạn 20% số lượng trái phiếu KHGH2123001, tương đương khối lượng 60.000 trái phiếu. KHG dự kiến mua lại trước hạn 60 tỷ đồng của lô trái phiếu trên vào ngày 5/12/2024.
HĐQT Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP (HoSE: mã chứng khoán KBC) vừa thông qua quyết định chào bán 250 triệu cổ phiếu riêng lẻ, tương đương 32,57% số cổ phiếu đang lưu hành, thời gian phát hành từ quý I – quý III/2025.
Mới đây, hai ngân hàng MSB và BIDV tiếp tục ra thông báo bán đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH Xây dựng sản xuất thương mại Tài Nguyên - chủ đầu tư siêu dự án Kenton Node để thu hồi nợ vay.
Kết thúc 9 tháng năm 2024, nhiều doanh nghiệp bất động sản như Nam Long, Khang Điền... ghi nhận lượng hàng tồn kho tiếp tục tăng. Thậm chí, giá trị hàng tồn kho bất động sản chiếm hơn nửa tổng tài sản của doanh nghiệp.
Năm 2023, loạt dự án bất động sản khu đô thị của Taseco Land như Central Square, Nghi Sơn Central Park... phải thế chấp ngân hàng. Mới đây, Taseco Land là đơn vị duy nhất đáp ứng điều kiện làm dự án khu đô thị hơn 3.200 tỷ đồng ở Mê Linh, Hà Nội.
Vào dịp công bố báo cáo tài chính, bên cạnh kết quả kinh doanh thì mức thu nhập của các lãnh đạo doanh nghiệp lĩnh vực bất động sản nhận được không ít sự quan tâm của các nhà đầu tư.
Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (Công ty Đèo Cả - Mã: HHV) công bố lợi nhuận sau thuế 367 tỷ đồng, đạt 91% chỉ tiêu cả năm sau 9 tháng. Tuy nhiên, tính đến 30/9/2024, nợ phải trả tại doanh nghiệp này cũng ghi nhận hơn 28.215 tỷ đồng.