Bất động sản Biz

Thông tin về hai gói tín dụng cực lớn dành cho thị trường bất động sản

Thứ ba, 21/02/2023 | 07:46 Theo dõi BĐS Biz trên

Gói tín dụng 110.000 tỷ đồng do Bộ Xây dựng đề xuất và gói tín dụng 120.000 tỷ được Ngân hàng Nhà nước công bố được kỳ vọng sẽ 'hâm nóng' lại thị trường bất động sản.

tin-dung-bat-dong-san
Thị trường bất động sản chuẩn bị đón nhận 2 gói tín dụng cực lớn. Ảnh minh hoạ.

Trong những năm qua, thị trường bất động sản có tăng trưởng cao, tuy nhiên hiện nay thị trường này đang gặp một số khó khăn, vướng mắc về nguồn vốn, trong đó có nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

Đặc biệt, với phân khúc nhà ở giá rẻ và nhà ở xã hội, đang thiếu hụt nguồn cung trầm trọng. Báo cáo của Bộ Xây dựng cho thấy, năm 2022, cả nước có 682 dự án với 301.967 căn hộ, dự án nhà ở xã hội có 150 dự án, 19.967 căn hộ. Theo đó, phải có những giải pháp thúc đẩy nguồn cung với doanh nghiệp xây dựng phân khúc này, từ đó, thúc đẩy nguồn vốn cho thị trường.

Chính vì vậy, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc “tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững” do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì ngày 17/2 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh đã đề xuất Chính phủ bố trí gói tín dụng khoảng 110.000 tỷ đồng theo phương thức tái cấp vốn (giống gói 30.000 tỷ đồng đã thực hiện rất tốt trong giai đoạn 2013-2016 trước đây) cấp cho các ngân hàng thương mại để cho các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay.

nha-o-xa-hoi
Dự án nhà ở xã hội ở xã An Đồng, huyện An Dương - Hải Phòng (nguồn ảnh: Internet)

Cụ thể, đối với chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dành khoảng 50% gói tín dụng, tương đương 55.000 tỷ đồng cho chủ đầu tư dự án vay ưu đãi. Đối với người mua NOXH, nhà ở công nhân, dành khoảng 50% gói tín dụng, tương đương 55.000 tỷ đồng cho khách cá nhân là người mua, thuê mua NOXH, nhà ở công nhân.

Đánh giá về đề xuất trên của Bộ Xây dựng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho biết, việc có một gói tín dụng riêng cho lĩnh vực này là cần thiết để tăng nguồn cung nhà ở xã hội, giúp giảm tình trạng mất cân đối cung – cầu trên thị trường bất động sản.

Cũng tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc “tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững”, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, NHNN đã họp với 4 ngân hàng thương mại Nhà nước (Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank) và thống nhất dành một gói tín dụng cho lĩnh vực nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp trị giá 120.000 tỷ đồng với lãi suất cho vay cả người xây dựng và người mua nhà thấp hơn từ 1,5-2% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường trong từng thời kỳ.

Thống đốc cho biết, NHNN sẽ giao đơn vị theo dõi, tổ chức, triển khai chương trình này. "Chúng tôi sẽ thông báo cho các ngân hàng khác nếu các ngân hàng khác tham gia thì gói này có thể sẽ được nhiều hơn. Trong quá trình triển khai, nếu các ngân hàng tham gia mà bị thiếu hụt về thanh khoản thì NHNN sẵn sàng tái cấp vốn cho để triển khai tiếp”, bà Nguyễn Thị Hồng nói.

goi-tin-dung
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng phái biểu tại hội nghị (Ảnh nguồn: Internet)

Thực tế, đây là hai gói tín dụng hoàn toàn độc lập, là tín hiệu mừng cho thị trường bất động sản đang khó khăn như hiện nay. Nếu thuận lợi, đây sẽ là cơ hội lớn đón một dòng vốn vào thị trường bất động sản.

Có thể hiểu, gói tín dụng 110.000 tỷ đồng mà Bộ Xây dựng đề xuất được triển khai theo phương thức tái cấp vốn. Và gói này vẫn chưa được thông qua. Còn gói tín dụng 120.000 tỷ là chương trình cam kết của 4 ngân hàng thương mại Nhà nước với lãi suất ưu đãi (thấp hơn thị trường), chi tiết phân bổ chưa được nêu rõ. Mặc dù vậy, NHNN cho biết sẽ cho các tổ chức tín dụng tham gia gói này vay bù đắp trong trường hợp thiếu hụt trong thanh toán.

Bộ Xây dựng cho biết, gói 110.000 tỷ sẽ giống gói 30.000 tỷ đồng được tung ra vào năm 2013 khi thị trường bất động sản đang đóng băng. Còn gói 120.000 tỷ cũng có cùng mục đích là cho vay đối với phân khúc nhà ở giá rẻ (cả đối tượng thu nhập thấp) nhưng lãi suất cho vay có thể sẽ cao hơn gói 110.000 tỷ.

Như vậy, nếu đề xuất của Bộ Xây dựng được chấp thuận thì thị trường bất động sản sẽ có hai gói tín dụng dành cho phát triển nhà ở giá rẻ.

Theo thông tin trên tờ Nhịp sống thị trường, Tiến sĩ Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV và Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia cho biết gói 110.000 tỷ mà Bộ Xây dựng đang đề xuất thì sẽ phải nằm trong Đề án Tổng thể về phát triển nhà ở xã hội còn gói 120.000 tỷ là chương trình cam kết của các Ngân hàng thương mại với lãi suất ưu đãi hơn một chút.

"Như vậy, gói tín dụng 110.000 tỷ sẽ còn phải bàn thảo thêm một thời gian nữa còn gói 120.000 tỷ thì các Ngân hàng thương mại có thể triển khai cho vay luôn được nhưng phụ thuộc vào khả năng hấp thị của thị trường", ông Lực cho biết.

Cũng theo ông Lực về lãi suất, gói 110.000 tỷ nằm trong chương trình cho vay mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân sẽ có lãi suất hàng năm ở mức 4,8-5% giống như các gói cho vay mua nhà ở xã hội Ngân hàng Chính sách xã hội vẫn đang làm.

"Tuy nhiên, lãi suất của gói 120.000 tỷ đồng chỉ thấp hơn mức trên thị trường từ 1,5-2%. Như vậy, nếu xét trên lãi suất hiện tại thì có thể lãi suất cho vay gói 120.000 tỷ đồng vẫn ở mức trên dưới 10%", ông Lực cho biết.

Gói tín dụng 30.000 tỷ đồng

Gói tín dụng 30.000 tỷ cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội theo Thông tư 11/2013/TT-NHNN ngày 15/5/2013 như một làn gió ấm thổi vào thị trường bất động sản đang nguội lạnh. Đây là chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 7/1/2013 của Chính phủ.

Theo đó, 70% ngân sách gói hỗ trợ này được dành cho những người thuê, mua, thuê mua nhà ở xã hội và thuê mua nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70 m2 và giá bán dưới 15 triệu đồng/m2. Thời hạn vay tối đa là 10 năm. 30% còn lại dành cho các doanh nghiệp là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, doanh nghiệp nhà thương mại chuyển đổi sang nhà ở xã hội. Lãi suất áp dụng trong năm 2013 là 6% (năm 2016 là 5%).

Về nguyên tắc cho vay, NHNN thực hiện tái cấp vốn để hỗ trợ cho các ngân hàng cho vay hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Thông tư 11. Việc giải ngân cho vay hỗ trợ nhà ở của ngân hàng đối với khách hàng từ nguồn tái cấp vốn của NHNN kết thúc khi NHNN giải ngân hết số tiền tái cấp vốn nhưng tối đa là 36 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

Mặc dù vậy, gói tín dụng sau đó đã nhiều lần phải điều chỉnh nội dung liên quan đến điều kiện, đối tượng vay vốn, lãi suất, các thủ tục xác nhận,... Theo số liệu của NHNN, năm 2016, chương trình ưu đãi kết thúc với doanh số cho vay trên 29.000 tỷ đồng.

Như vậy, sau một thập kỷ (kể từ lần đóng băng thứ ba), thị trường bất động sản lại cần đến các gói tín dụng hỗ trợ.

Hoàng Long (t/h)

Theo sohuutritue.net.vn Copy
Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Dựa theo tình hình tài chính của các doanh nghiệp bất động sản (DN BĐS), Bộ Tài chính dự kiến có khoảng 35,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,9% khối lượng trái phiếu đáo hạn của các DN BĐS có khó khăn trong thanh toán nợ trái phiếu doanh nghiệp.
Tốc độ gia tăng nợ nhóm 2 tại MB chậm lại, thu về hơn 1.900 tỷ từ bán bảo hiểm

Tốc độ gia tăng nợ nhóm 2 tại MB chậm lại, thu về hơn 1.900 tỷ từ bán bảo hiểm

Quý I/2024, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, Mã: MBB) thu về hơn 4.600 tỷ đồng lãi sau thuế, tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 3%.
Hơn 351.000 tỷ đồng dư nợ trái phiếu bất động sản

Hơn 351.000 tỷ đồng dư nợ trái phiếu bất động sản

Bộ Tài chính cho biết, tính đến 31/12/2023, tổng dư nợ phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản là 351.390 tỷ đồng.
Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu

Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu

T&M Vân Phong - Chủ siêu dự án Wonder City Vân Phong Bay, là thành viên của Eurowindow Holding lãi chưa đầy chục tỷ trong năm 2023, còn khoảng 152 tỷ đồng nợ phải trả.
Cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ bị đưa vào diện cảnh báo

Cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ bị đưa vào diện cảnh báo

Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) ra quyết định về việc đưa cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ (Cenland) vào diện cảnh báo kể từ ngày 10/4/2024.
VietABank: Lợi nhuận năm 2023 giảm mạnh sau kiểm toán, lãi dự thu bất ngờ tăng thêm nghìn tỷ

VietABank: Lợi nhuận năm 2023 giảm mạnh sau kiểm toán, lãi dự thu bất ngờ tăng thêm nghìn tỷ

Sau kiểm toán, lợi nhuận tại VietABank năm 2023 "bốc hơi" hơn chục tỷ đồng, lãi dự thu gần 8.000 tỷ đồng. Trong khi nhà băng này đang sở hữu "núi" sổ đỏ thế chấp.
Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và 'người thân' đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và "người thân" đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Mới đây Luật các tổ chức tín dụng 2024 đã được thông qua, trong đó đáng chú ý nhất là việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu tại ngân hàng. Theo Luật mới, cổ đông và người có liên quan không được sở hữu quá 15%, giảm so với quy định hiện hành là 20%.
SeABank đang rót tiền nhiều nhất vào ngành nào?

SeABank đang rót tiền nhiều nhất vào ngành nào?

Năm 2023, cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã: SSB) ghi nhận thay đổi với hàng loạt sổ đỏ thế chấp.
Bất động sản Biz