Đúng như dự đoán, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) đã thực hiện một đợt tăng lãi suất mạnh mới vào thứ Tư vừa rồi (21/9), gây thêm áp lực lên thị trường chứng khoán toàn cầu và đưa Chỉ số Công nghiệp Dow Jones xuống dưới 29.600 điểm vào cuối phiên giao dịch ngày thứ Sáu (23/9).
Nếu so với mức cao nhất mọi thời đại của chỉ số là hơn 36.000 điểm vào cuối năm 2021, hàng trăm tỷ đô la tiền tiết kiệm của các nhà đầu tư và người hưu trí đã bốc hơi.
Nghiêm trọng hơn, Ngân hàng Trung ương Mỹ vẫn tỏ ra quyết liệt khi cho thấy nhiều khả năng họ sẽ tăng lãi suất trước cuối năm nay. Fed hiện đang tăng lãi suất ở một trong những tốc độ nhanh nhất trong lịch sử hiện đại của cơ quan này. Lần tăng lãi suất 75 điểm cơ bản hôm 21/9 vừa rồi - lần thứ năm liên tiếp - đã nâng lãi suất mà Fed tính phí các ngân hàng cho vay từ mức gần 0% vào đầu năm 2022 lên mức tối thiểu hiện tại là 3%.
Đến năm 2023, Fed có thể tăng lãi suất lên tới 4,5%, theo kế hoạch đã công bố của ngân hàng trung ương Mỹ. Điều này chắc chắn sẽ cuốn đi lợi thế và sự tự tin của nền kinh tế lớn nhất thế giới, nếu không muốn nói là sẽ đẩy nền kinh tế này vào tăng trưởng âm. Fed dự đoán nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng ở mức 0,2% trong năm nay. Và năm 2023 dường như kinh tế Mỹ khó thoát khỏi suy thoái.
Chủ tịch Fed của Mỹ Jerome Powell thừa nhận rằng lãi suất cao hơn chắc chắn đồng nghĩa với việc gia tăng nỗi đau đối với các doanh nghiệp và hộ gia đình Mỹ - đặc biệt là các cặp vợ chồng trung lưu đang trả nợ thế chấp. Nhưng Fed quyết tâm ngăn chặn lạm phát gia tăng khi tỉ lệ lạm phát này đang gây ảnh hưởng rộng khắp lên nền kinh tế đất nước. Dữ liệu gần đây nhất cho thấy lạm phát vẫn tiếp tục tăng ở mức 8,3% trong tháng 8, với mức tăng giá cao ở nhà ở, thực phẩm, chăm sóc sức khỏe và giáo dục.
Ông Powell khẳng định: “Chúng ta phải chống lạm phát. Tôi ước có một cách không đau để thực hiện mục tiêu đó. Nhưng không có."
Trên thực tế, cam kết của Cục Dự trữ Liên bang trong việc giảm lạm phát để đạt được mục tiêu 2% đã nêu của ngân hàng thông qua việc tăng mạnh lãi suất trong khoảng thời gian ngắn 12 tháng là quá cực đoan, nếu không muốn nói là viển vông.
Bằng cách tăng lãi suất lên 4,5% hoặc thậm chí cao hơn trong một thời gian ngắn, Fed sẽ không chỉ làm suy yếu nền kinh tế của chính Mỹ và gây tổn hại cho một số lượng lớn các công ty và hộ gia đình Mỹ, động thái này cũng sẽ gây ra những làn sóng chấn động đến các nền kinh tế lớn khác trên thế giới, gây ra một cơn địa chấn kinh tế trên toàn thế giới.
Để ngăn chặn các tài sản bằng đô la bị kéo trở lại Mỹ do Fed tăng lãi suất mạnh mẽ, các nền kinh tế khác sẽ buộc phải tăng lãi suất theo, điều này có khả năng gây ra suy thoái toàn cầu, với hàng trăm triệu người bị mất việc.
Không có gì ngạc nhiên khi ngày càng có nhiều nhà kinh tế chống lại sự liều lĩnh và vô trách nhiệm của Fed trong việc tăng lãi suất một cách chóng mặt. Ví dụ, sự giảm giá của các đồng tiền chính trên thế giới, bao gồm đồng euro, bảng Anh, yên Nhật, đồng rupee Ấn Độ và đồng nhân dân tệ của Trung Quốc, so với đô la Mỹ đã tăng nhanh sau đợt tăng lãi suất của Fed vào hôm 21/9.
Ngân hàng trung ương Nhật Bản, lần đầu tiên sau 24 năm, đã buộc phải can thiệp vào thị trường ngoại hối bằng cách mua lại đồng yên vào tuần trước để củng cố giá trị của đồng yên, bởi vì Tokyo không thể đối phó với đồng tiền tệ gặp khó khăn của mình gây ra từ mức giảm hơn 145 yên so với đồng đô la.
Trong khi đó, đồng euro đã giảm gần 15% trong năm nay so với đồng đô la và đang giao dịch dưới mức ngang giá. Đồng nhân dân tệ cũng bị ảnh hưởng bởi hậu quả của việc Fed thắt chặt chính sách, với đồng tiền Trung Quốc đạt mức thấp nhất trong 26 tháng là 7,08 nhân dân tệ/đô la vào tuần trước.
Hơn nữa, vào thời điểm cuộc khủng hoảng Ukraine đang ngày càng trở nên phức tạp, cộng thêm sự bất ổn có thể làm gián đoạn thêm nữa nguồn cung cấp lương thực và năng lượng toàn cầu, thì việc Fed tăng lãi suất mạnh tay có thể làm đen tối thêm triển vọng kinh tế toàn cầu. Đang có nguy cơ thật sự về việc một cơn bão tài chính khác hoặc một cuộc khủng hoảng toàn hệ thống có thể ập xuống.
Đối mặt với hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009, Fed đã sử dụng đến một vòng nới lỏng tiền tệ kéo dài, được gọi là nới lỏng định lượng (QE), bằng cách chuyển các đồng đô la in sẵn cho các doanh nghiệp và gia đình Mỹ để chi tiêu. Trước năm 2008, quy mô bảng cân đối của Fed là dưới 1 nghìn tỷ USD, và đến năm 2015, nó đã tăng lên 4,5 nghìn tỷ USD. Vào cuối năm 2021, nó đã tăng lên gần 9 nghìn tỷ đô la.
Và để giữ cho nền kinh tế Mỹ trụ vững sau cuộc tấn công của đại dịch COVID-19, cả chính quyền Trump và Biden lần lượt sử dụng các kế hoạch chi tiêu kích thích tài khóa rất hào phóng. Chính những cú hích này của Fed và Nhà Trắng đã gây ra và thúc đẩy lạm phát đang tăng vọt ở Mỹ.
Để kiềm chế lạm phát dai dẳng, hiện đang kéo dài ở nhiều nền kinh tế, các ngân hàng trung ương trên thế giới đều đang tăng lãi suất, điều này sẽ bóp nghẹt tăng trưởng kinh tế. Hầu như tất cả các tổ chức nghiên cứu toàn cầu và khu vực đã hạ đáng kể dự báo tăng trưởng của nền kinh tế thế giới vào năm 2022, trong đó nhiều dự báo về tăng trưởng giảm kéo dài đến năm 2024. Một số nền kinh tế khó có khả năng tăng trưởng nhanh cho đến năm 2025, và viễn cảnh u ám này đang khiến nhiều người trên thế giới lo lắng.
Liệu Mỹ có lo ngại về những khủng hoảng kinh tế ngày càng sâu sắc của các nước khác do các chính sách tài khóa và tiền tệ thất thường của Mỹ gây ra? Chỉ Chủ tịch Fed Powell mới có thể trả lời câu hỏi này.
Khi được hỏi về sự phối hợp chính sách quốc tế tại cuộc họp báo hôm 21/9 vừa rồi, ông Powell đã nói rằng: "Chúng tôi thường xuyên thảo luận về những gì chúng tôi đang đánh giá về nền kinh tế của chính chúng tôi và những ảnh hưởng quốc tế của nó, nhưng thật khó để nói về sự hợp tác chính sách trong một thế giới mà mọi người có các mức lãi suất rất khác nhau".
Có vẻ như Fed không quan tâm đến các nền kinh tế khác và tỷ giá hối đoái của họ, bao gồm nhiều đồng minh của Mỹ. Nhật Bản sẽ không phải là quốc gia duy nhất trên thế giới can thiệp vào thị trường và mua lại đồng yên. Nhiều nền kinh tế sẽ theo sau và một số sẽ phải tìm kiếm sự hỗ trợ từ bên ngoài, bao gồm cả IMF. (theo Global Times)
Sau khi Ngân hàng Nhà nước áp dụng lãi suất điều hành mới, hầu hết ngân hàng thương mại đã đồng loạt điều chỉnh tăng kịch trần ở các kỳ hạn dưới 6 tháng theo trần lãi suất mới. Bên cạnh đó, một số ngân hàng cũng đã tăng lãi suất các kỳ hạn trên 6 tháng.
Ngân hàng Nhà nước vừa thông báo tăng một loạt lãi suất điều hành gồm trần lãi suất huy động, lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn lần đầu tiên sau hai năm.
Lãi suất huy động ghi nhận dấu hiệu tăng trở lại trong vài tháng gần đây. Bước sang tháng 6/2022, cuộc đua tăng lãi suất tiếp tục 'nóng' hơn khi xuất hiện thêm những ngân hàng mới tham gia.
Trong vài tháng gần đây, nhiều ngân hàng đã gia nhập cuộc đua tăng lãi suất. Trong bối cảnh sức ép lạm phát tiếp tục tăng, lãi suất tiết kiệm có thể được đẩy lên cao hơn nữa.
Lãi suất tiết kiệm ngân hàng tiếp tục tăng
Áp lực nợ vay tại nhiều doanh nghiệp bất động sản như TTC Land, Phát Đạt, Nam Long... ngày càng lớn khiến doanh nghiệp chọn cách chào bán cổ phiếu, trái phiếu để có nguồn tiền trả nợ và xây dựng dự án.
HĐQT Khải Hoàn Land phê duyệt phương án mua lại trước hạn 20% số lượng trái phiếu KHGH2123001, tương đương khối lượng 60.000 trái phiếu. KHG dự kiến mua lại trước hạn 60 tỷ đồng của lô trái phiếu trên vào ngày 5/12/2024.
Sau 9 tháng đầu năm 2024, ngân hàng SHB đã thực hiện 80% kế hoạch lợi nhuận năm 2024, nằm trong Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024.
Mới đây, hai ngân hàng MSB và BIDV tiếp tục ra thông báo bán đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH Xây dựng sản xuất thương mại Tài Nguyên - chủ đầu tư siêu dự án Kenton Node để thu hồi nợ vay.
Kết thúc 9 tháng năm 2024, nhiều doanh nghiệp bất động sản như Nam Long, Khang Điền... ghi nhận lượng hàng tồn kho tiếp tục tăng. Thậm chí, giá trị hàng tồn kho bất động sản chiếm hơn nửa tổng tài sản của doanh nghiệp.
Giai đoạn 2019-2022, doanh thu từ dịch vụ kinh doanh bảo hiểm của Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank - mã: MBB) tăng trưởng rất nhanh nhờ lợi thế vận hành 2 công ty bảo hiểm gồm MIC và MB Ageas Life.
Năm 2023, loạt dự án bất động sản khu đô thị của Taseco Land như Central Square, Nghi Sơn Central Park... phải thế chấp ngân hàng. Mới đây, Taseco Land là đơn vị duy nhất đáp ứng điều kiện làm dự án khu đô thị hơn 3.200 tỷ đồng ở Mê Linh, Hà Nội.
Hơn 253.000 tỷ đồng nợ xấu của các ngân hàng trên sàn chứng khoán; LPBank dự định chuyển trụ sở chính và mua 5% cổ phần FPT; Thu hơn 300 tỷ đồng từ thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước trong 10 tháng; Vietcombank phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu xanh... là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.