Bất động sản Biz

Phú Mỹ Hưng có vai trò gì trong "siêu dự án’" 27.000 tỷ ở Bắc Ninh?

Thứ năm, 20/03/2025 | 15:42 Theo dõi BĐS Biz trên

Động thái của Bắc Ninh về siêu dự án

UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có công văn về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị Hồng Hạc – Xuân Lâm.

Tỉnh nhỏ nhất Việt Nam thúc đẩy tiến độ ‘siêu dự án’ 27.000 tỷ: Ông lớn Phú Mỹ Hưng có gì trong tay?
Ảnh trích từ công văn

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương hướng dẫn, tổ chức cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị Hồng Hạc – Xuân Lâm cho nhà đầu tư theo quy định, xong trước ngày 25/3.

Đồng thời chủ động đôn đốc, chỉ đạo tổ chức xác định giá trị quyền sử dụng đất của dự án do điều chỉnh quy hoạch, đảm bảo quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư, tránh thất thoát ngân sách nhà nước, xong trước ngày 30/5.

Sở Xây dựng khẩn trương tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở, cấp giấy phép xây dựng, đảm bảo điều kiện khởi công, xây dựng công trình, xong trước ngày 15/3. Đơn vị này cũng yêu cầu công ty Cổ phần đầu tư công đoàn ngân hàng Công Thương xây dựng phương án tổ chức thi công đồng thời các hạng mục công trình được cấp phép trước ngày 5/4/2025.

Chi tiết siêu dự án tỷ đô - đô thị Hồng Hạc - Xuân Lâm

Tại hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Bắc Ninh năm 2024 diễn ra vào hồi tháng 9/2024, Công ty cổ phần Đầu tư công đoàn ngân hàng Công thương (thuộc sở hữu của Phú Mỹ Hưng) nhận quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư của tỉnh Bắc Ninh cho dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị sinh thái Hồng Hạc - Xuân Lâm, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Dự án này có tổng vốn đầu tư 27.000 tỷ đồng, tương đương 1,06 tỷ USD.

Tỉnh nhỏ nhất Việt Nam thúc đẩy tiến độ ‘siêu dự án’ 27.000 tỷ: Ông lớn Phú Mỹ Hưng có gì trong tay?
Quy mô dự án Hồng Hạc – Xuân Lâm Bắc Ninh

Theo thông tin từ trang Web chính thức của dự án, khu đô thị này nằm trên địa bàn ba xã: Xuân Lâm, Ngũ Thái và Song Liễu, huyện Thuận Thành.

Sở hữu vị trí đắc địa, Khu đô thị Hồng Hạc – Xuân Lâm nằm tại điểm giáp ranh giữa Bắc Ninh, Hà Nội và Hưng Yên, trên trục liên kết chiến lược Hà Nội – Hải Phòng – Bắc Ninh. Khu vực xung quanh dự án có dân cư hiện hữu, đồng thời tập trung nhiều cụm công nghiệp lớn như Samsung Electronics, Canon Việt Nam, DABACO,... tạo tiền đề cho sự phát triển sôi động.

Với khoảng cách chỉ 25km (40 phút di chuyển) đến trung tâm Hà Nội, 70km đến cảng Hải Phòng và 46km đến sân bay quốc tế Nội Bài, dự án mang lại kết nối thuận tiện, mở ra tiềm năng đầu tư sinh lời bền vững. Dự án hứa hẹn trở thành trung tâm đô thị hiện đại, vừa đáp ứng nhu cầu an cư, vừa tạo cơ hội phát triển kinh tế cho các nhà đầu tư.

Tỉnh nhỏ nhất Việt Nam thúc đẩy tiến độ ‘siêu dự án’ 27.000 tỷ: Ông lớn Phú Mỹ Hưng có gì trong tay?
Tỉnh nhỏ nhất Việt Nam thúc đẩy tiến độ ‘siêu dự án’ 27.000 tỷ: Ông lớn Phú Mỹ Hưng có gì trong tay?
Dự án sở hữu vị trí đắc địa

Dự án Hồng Hạc – Xuân Lâm có tổng diện tích gần 200 ha, trong đó 72,1ha (chiếm 36,3%) được quy hoạch dành cho nhà liền kề và biệt thự. Phần diện tích còn lại được sử dụng để phát triển hệ thống tiện ích, cảnh quan xanh và hạ tầng giao thông nội khu, tạo nên một khu đô thị hiện đại, đồng bộ và đáng sống.

Không giống như nhiều dự án bán đất nền tại Thuận Thành, Hồng Hạc - Xuân Lâm được định hướng là khu đô thị đồng bộ, có quy hoạch bài bản, đảm bảo không gian sống chất lượng cao. Với những tiêu chuẩn phát triển vượt trội, giá bán biệt thự và nhà liền kề tại đây dự kiến sẽ cao hơn so với các dự án khác trong khu vực.

Theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết, quy mô dân số tại dự án gần 28.000 người. Khu đô thị này có công trình điểm nhấn là tòa nhà hỗn hợp và trung tâm thương mại đều cao tối đa 25 tầng tại phía Bắc và trung tâm dự án.

"Ông lớn" Phú Mỹ Hưng có gì trong tay?

Theo giới thiệu trên Website, Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng được thành lập ngày 19/5/1993, là liên doanh giữa Công ty TNHH Một Thành Viên Phát Triển Công Nghiệp Tân Thuận (IPC – Việt Nam, tên cũ là công ty Phát Triển Công Nghiệp Tân Thuận) và Công ty Phú Mỹ Hưng Asia Holdings (tên cũ là tập đoàn CT&D – Đài Loan).

Phú Mỹ Hưng là một trong những doanh nghiệp bất động sản lớn và ra đời sớm nhất tại Việt Nam. Không chỉ phát triển đô thị, doanh nghiệp này còn ghi dấu ấn với những công trình hạ tầng trọng điểm, tiêu biểu là đại lộ Nguyễn Văn Linh – tuyến giao thông huyết mạch kết nối TP.HCM với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Sau nhiều thập kỷ phát triển, sự thành công của đô thị Phú Mỹ Hưng cùng đại lộ Nguyễn Văn Linh không chỉ tạo đà tăng trưởng mạnh mẽ cho khu Nam TP.HCM, mà còn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của Tam giác kinh tế trọng điểm miền Nam (TP.HCM – Đồng Nai – Bà Rịa - Vũng Tàu).

Tỉnh nhỏ nhất Việt Nam thúc đẩy tiến độ ‘siêu dự án’ 27.000 tỷ: Ông lớn Phú Mỹ Hưng có gì trong tay?
Năm 2000, con đường đã được vinh dự đặt tên theo cố tổng bí thư Nguyễn Văn Linh

Trong báo cáo gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) hồi tháng 8/2024, tính đến 30/6/2024, Phú Mỹ Hưng lãi sau thuế 1.367 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần cùng kỳ. Trước đó trong năm 2022, 2023, Công ty lãi lần lượt 3.615 tỷ đồng và 2.197 tỷ đồng.

Tính đến cuối tháng 6/2024, vốn chủ sở hữu của Phú Mỹ Hưng đạt 12.655 tỷ đồng. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu tăng từ 1,38 lên 1,77. Dư nợ trái phiếu cũng tăng nhẹ, từ 0,58 lên 0,63.

Về CTCP Đầu tư công đoàn ngân hàng Công thương, được thành lập năm 2009 có trụ sở tại phường Xuân Lâm, thị xã Thuận Thành.

CTCP Đầu tư Công đoàn Ngân hàng Công Thương là doanh nghiệp do Công đoàn Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) nắm đến 98,9% vốn. Sau đó, bắt đầu có sự xuất hiện và tiếp quản của các cổ đông liên quan đến Phú Mỹ Hưng.

Cụ thể, theo các thông tin được công bố, năm 2016, Phú Mỹ Hưng đã chi 319 tỷ đồng để mua lại gần như toàn bộ 100% cổ phần của Công ty Cổ phần Đầu tư Công đoàn Ngân hàng Công thương.

Thời điểm trước ngày 20/5/2015, Công ty Cổ phần Đầu tư Công đoàn Ngân hàng Công thương có ba cổ đông sáng lập là Công đoàn Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (75% vốn), Công ty Cổ phần đầu tư phát triển nhà Hà Nội số 36 - Handico 36 (5% vốn), Công ty Cổ phần đầu tư hạ tầng và công trình kiến trúc Hà Nội – Hateco (25% vốn). Tuy nhiên, sau đó, cả Handico 36 và Hateco đều đã thoái vốn.

Từ ngày 20/5/2015, cơ cấu cổ đông của công ty bao gồm Công đoàn Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam nắm giữ 98,9% và cổ đông khác nắm giữ 1,1% vốn.

Năm 2022, cơ cấu cổ đông góp vốn đã được chuyển thành Công ty cổ phần Nam Sài Gòn Residences (gần 319 tỷ đồng, tương đương 99,68% vốn điều lệ), Công ty TNHH Phát triển Phú Thế Vượng, Công ty TNHH Tân Thuận.

Năm 2022, doanh nghiệp tăng vốn lên 2.620 tỷ đồng. Đến tháng 7/2024, công ty này tăng vốn điều lệ lên 4.620 tỷ đồng, trong đó Công ty cổ phần Nam Sài Gòn Residences góp gần 4.619 tỷ đồng.

Về Công ty cổ phần Nam Sài Gòn Residences, tại thời điểm tháng 4/2022, công ty này có vốn điều lệ 6.120 tỷ đồng. Cổ đông góp vốn gồm Công ty TNHH Phát triển Phú Thế Vượng, Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng, Công ty TNHH Phát triển Phú Thế An. Trong đó, Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng góp gần 6.115 tỷ đồng, tương đương 99,91% vốn điều lệ.

Bắc Ninh điểm đến của các nhà đầu tư

Theo thông tin trên Báo Bắc Ninh, trong năm 2024, Bắc Ninh liên tiếp đón nhận các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) quy mô lớn, góp phần củng cố vị thế trung tâm công nghiệp công nghệ cao của cả nước. Nổi bật trong số đó là: Dự án nhà máy chế tạo các sản phẩm điện tử, phương tiện thiết bị mạng và sản phẩm đa phương tiện Goertek Nam Sơn - Hạp Lĩnh do Goertek Vina làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư 280 triệu USD; Dự án nhà máy FCPV Foxconn Bắc Ninh do Công ty Foxconn Singapore đầu tư với tổng vốn hơn 383 triệu USD; Dự án bảng mạch in (PCB) do Công ty Victory Giant Technology Singapore đầu tư với tổng vốn 260 triệu USD… đưa Bắc Ninh trở thành địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút FDI với tổng vốn đầu tư FDI đăng ký đạt 4,8 tỷ USD, tăng gấp gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2023.

Cùng với đầu tư nước ngoài, thu hút đầu tư trong nước cũng tăng cao với số dự án mới tăng gấp 2,2 lần, tổng số vốn đăng ký tăng gấp 3 lần.

Tỉnh nhỏ nhất Việt Nam thúc đẩy tiến độ ‘siêu dự án’ 27.000 tỷ: Ông lớn Phú Mỹ Hưng có gì trong tay?
Một góc Bắc Ninh nhìn từ trên cao

Luỹ kế đến trung tuần tháng 11, trên địa bàn đã có hơn 2400 đơn vị FDI còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký sau điều chỉnh gần 30 tỷ USD; 1600 dự án đầu tư trong nước, tổng vốn đầu tư đăng ký gần 275 nghìn tỷ đồng; gần 19.800 doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, tổng vốn đăng ký gần 388 nghìn tỷ đồng…

Hoạt động thương mại, dịch vụ và du lịch tăng trưởng cao với tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ước 101 nghìn tỷ đồng, tăng 10,5% so với năm 2023; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn ước 75,9 tỷ USD, tăng 1% so với 2023; đặc biệt là thu hút du lịch tăng mạnh với 2,3 triệu lượt khách, tăng gần 40% và doanh thu du lịch ước 1.900 tỷ đồng, tăng 50% so với năm 2023.

Năm 2024, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) theo giá hiện hành ước đạt 232,8 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 6,03% so với năm 2023. Đặc biệt, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 73 triệu đồng/người/năm, tăng 14,8% so với năm 2023

Bên cạnh lợi thế thu hút vốn FDI, Bắc Ninh còn sở hữu vị trí đắc địa khi nằm trong vùng đồng bằng, ngay sát Hà Nội, dân cư đông đúc, kinh tế phát triển. Những yếu tố này tạo ra môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp lựa chọn đầu tư, mở rộng sản xuất.

Tỉnh nhỏ nhất Việt Nam thúc đẩy tiến độ ‘siêu dự án’ 27.000 tỷ: Ông lớn Phú Mỹ Hưng có gì trong tay?
Một góc Bắc Ninh nhìn từ trên cao

Việc tham gia vào dự án Khu đô thị Hồng Hạc – Xuân Lâm tại Bắc Ninh đánh dấu một bước đi chiến lược của Phú Mỹ Hưng trong việc mở rộng thị trường ra ngoài TP.HCM. Trước đó, doanh nghiệp này chủ yếu tập trung vào phát triển khu đô thị Phú Mỹ Hưng tại quận 7, TP.HCM – một trong những khu đô thị kiểu mẫu thành công nhất Việt Nam.

Có thể nói, dự án tại Bắc Ninh không chỉ là bước thử nghiệm quan trọng mà còn có thể mở ra cơ hội đầu tư lâu dài tại khu vực phía Bắc – nơi đang trở thành trung tâm công nghiệp và công nghệ cao hàng đầu cả nước.

Bắc Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc của Việt Nam, thuộc vùng Đồng bằng Sông Hồng. Tính đến năm 2023, tỉnh Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam. Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh là 822,7km2 (chiếm khoảng 0,15% diện tích cả nước), nhỏ hơn gấp 20 lần so với tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước là Nghệ An (16.490,25km2).

Ngọc Diệp

Theo tudonghoangaynay.vn Copy
Tập đoàn Đất Xanh (DXG) đặt mục tiêu doanh thu 7.000 tỷ, sắp chia cổ tức tỷ lệ 20%

Tập đoàn Đất Xanh (DXG) đặt mục tiêu doanh thu 7.000 tỷ, sắp chia cổ tức tỷ lệ 20%

Tập đoàn Đất Xanh đặt kỳ vọng lớn vào năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ cả về doanh thu, lợi nhuận và quy mô vốn, trong bối cảnh thị trường bất động sản được dự báo sẽ phục hồi rõ nét.
T&T Group sẽ ra mắt thị trường sản phẩm pin lưu trữ năng lượng vào năm 2026

T&T Group sẽ ra mắt thị trường sản phẩm pin lưu trữ năng lượng vào năm 2026

Trong khuôn khổ Triển lãm và Diễn đàn Quốc tế Năng lượng Việt Nam - Trung Quốc - ASEAN 2025, bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn T&T Group, Chủ tịch T&T Energy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam đã chia sẻ về việc liên danh T&T Group - Cospowers (Trung Quốc) sẽ ra mắt pin lưu trữ năng lượng vào năm 2026....
Ông lớn làng thầu (HBC) bắt tay Ascending Strategies, chính thức tiến vào thị trường xây dựng 172 tỷ USD

Ông lớn làng thầu (HBC) bắt tay Ascending Strategies, chính thức tiến vào thị trường xây dựng 172 tỷ USD

Ngày 17/4/2025, HBC chính thức ký kết hợp tác với Ascending Strategies, đánh dấu bước đi lớn trong hành trình quốc tế hóa. Trong bối cảnh các mặt hàng xuất khẩu toàn thế giới có nhiều biến động, liệu Hòa Bình sẽ lột xác thành công khi tiến vào thị trường xây dựng trị giá hàng trăm tỷ USD ở Australia?
Báo lãi gần 300 tỷ đồng trong quý I/2025, Viglacera tăng tốc loạt dự án KCN trăm tỷ trải khắp cả nước

Báo lãi gần 300 tỷ đồng trong quý I/2025, Viglacera tăng tốc loạt dự án KCN trăm tỷ trải khắp cả nước

Viglacera khởi đầu năm 2025 đầy khởi sắc với kết quả kinh doanh tăng trưởng mạnh mẽ, dẫn dắt bởi mảng khu công nghiệp và dịch vụ vận hành. Báo cáo tài chính quý I cho thấy nhiều điểm sáng về doanh thu, lợi nhuận và tiềm năng phát triển dài hạn.
Coteccons làm tổng thầu dự án 17.000 tỷ đồng của Ecopark: Tham vọng cán mốc doanh thu 25.000 tỷ đồng trong năm 2025

Coteccons làm tổng thầu dự án 17.000 tỷ đồng của Ecopark: Tham vọng cán mốc doanh thu 25.000 tỷ đồng trong năm 2025

Công ty cổ phần xây dựng Coteccons (HoSE: CTD) chính thức đảm nhiệm vai trò tổng thầu thi công các hạng mục quan trọng tại dự án Eco Retreat Long An quy mô hơn 220ha của Ecopark. Trong năm tài chính 2025, Coteccons đặt mục tiêu doanh thu thuần 25.000 tỷ đồng, kỳ vọng duy trì tốc độ tăng trưởng bền vững 20–30% mỗi năm trong giai đoạn tiếp theo.
Liên tục trúng thầu và khởi công dự án: Vinaconex tham vọng doanh thu 15.500 tỷ đồng trong năm 2025

Liên tục trúng thầu và khởi công dự án: Vinaconex tham vọng doanh thu 15.500 tỷ đồng trong năm 2025

Liên tiếp thắng thầu, liên tiếp khởi công, Vinaconex (VCG) đang tạo đà tăng trưởng mạnh mẽ ngay từ đầu năm 2025. Không chỉ vậy, ông lớn này còn đặt ra mục tiêu tài chính đầy tham vọng, chuẩn bị cho một năm bứt phá cả về quy mô lẫn hiệu quả hoạt động.
Công ty con của Vingroup doanh thu khủng năm 2024, chuẩn bị ra mắt siêu dự án Top 10 thế giới tại Hà Nội

Công ty con của Vingroup doanh thu khủng năm 2024, chuẩn bị ra mắt siêu dự án Top 10 thế giới tại Hà Nội

CTCP Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam đang đẩy nhanh tiến độ thi công dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh (Hà Nội). Đây là công trình trọng điểm cấp quốc gia, được kỳ vọng sẽ trở thành một trong 10 trung tâm triển lãm lớn nhất thế giới khi hoàn thành.
Cư dân sống tại dự án của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đạt gần nửa triệu người: Vinhomes lên kế hoạch lãi kỷ lục 2025

Cư dân sống tại dự án của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đạt gần nửa triệu người: Vinhomes lên kế hoạch lãi kỷ lục 2025

Theo báo cáo thường niên năm 2024 của VHM, tổng số cư dân tại các dự án Vinhomes trên toàn quốc đạt gần 493.000 người, đưa vào vận hành và quản lý hơn 110.000 căn hộ.
Bất động sản Biz