Được xem như nút giao lớn nhất ở TP HCM sau khi hoàn thành, nút giao An Phú giúp giảm ùn tắc cho khu vực này vì hiện lượng xe qua đây rất đông; đồng thời nâng cao khả năng khai thác tuyến cao tốc TP HCM - Long Thành khi sân bay Long Thành đi vào vận hành.
Nút giao thông An Phú có lượng xe cộ lưu thông không hề nhỏ, do đây là điểm giao thoa của ba hướng giao thông vô cùng quan trọng bao gồm: đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây kết nối về miền Đông, miền Trung và miền Bắc; đường Mai Chí Thọ kết nối về miền Tây và đường ra vào cảng biển hàng đầu của cả nước như Cát Lái, Sài Gòn, Bến Nghé, Tân Thuận…
Nút giao An Phú, TP Thủ Đức.
Tại khu vực này, hiện trạng kẹt xe nặng nhất là phía đường Mai Chí Thọ, hướng TP Thủ Đức đi đến hầm sông Sài Gòn. Thời gian đợi đèn đỏ để chạy thẳng theo hướng này vào các giờ cao điểm là khoảng 150 giây.
Theo VEC, dự án công trình đầu tư xây dựng nút giao thông An Phú bao gồm cầu vượt và hầm chui. Chi tiết, thiết kế xây dựng đường hầm chui 2 chiều (4 làn xe) kết nối với đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây với đường Mai Chí Thọ theo hướng đi về hầm vượt sông Sài Gòn và cầu vượt 2 chiều giữ cao tốc và đường Lương Định Của.
Nút giao An Phú với tổng mức đầu tư 3.926 tỷ đồng dự kiến thực hiện giai đoạn 2021-2025 giúp giải tỏa ùn tắc đoạn đầu tuyến cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây.
Theo phương án thiết kế, nút giao 3 tầng gồm hầm chui hai chiều nối cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây với đường Mai Chí Thọ (phía hầm Thủ Thiêm), kéo dài qua nút giao Mai Chí Thọ - Đồng Văn Cống; mặt đất sẽ xây các tiểu đảo, đảo tại các nút giao kết hợp đèn tín hiệu giao thông; trên cao sẽ xây hai cầu vượt.
Dự án tuyến đường Vành đai 1 (đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục) – tuyến đường được xem là "đắt nhất hành tinh" – đang bước vào giai đoạn nước rút. Theo kế hoạch mới nhất, dự án sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2025, sau khi công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) tại các quận Đống Đa và Ba Đình hoàn tất.
Hầm chui nút giao Trạm 2 trên Xa lộ Hà Nội, hướng từ TP HCM đi tỉnh Đồng Nai, được khởi công năm 2016, tuy nhiên đến nay vẫn chưa hoàn thành do vướng mặt bằng.
Đến nay, các quận có tuyến Metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương, TP HCM) đi qua đã cơ bản hoàn tất thủ tục ban hành quyết định thu hồi đất, tỷ lệ bàn giao mặt bằng đạt 98,46%.
Đường Tân Kỳ Tân Quý dài khoảng 4,5 km, là đường trục chính kết nối phía Tây Nam với trung tâm TP HCM. Do đó công tác thi công các dự án trên tuyến đường này đang được TP HCM gấp rút thực hiện.
Sau hơn 10 năm kể từ khi khởi công, tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đã chính thức bước vào giai đoạn vận hành thử, đánh dấu bước ngoặc quan trọng của dự án, tiến tới vận hành thương mại vào cuối năm 2024.
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng tám và 8 tháng năm 2024 của Hà Nội đã thông tin về tình hình giải ngân của 6 công trình trọng điểm trên địa bàn thành phố.
Sau hơn bốn năm thi công, dự án công viên Mễ Trì đã chính thức đi vào hoạt động tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Với quy mô lên tới hơn 14ha, trong đó có hồ điều hòa rộng 2,5ha.