Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) bàn giao hồ sơ dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 đoạn Yên Viên - Ngọc Hồi, cho UBND TP.Hà Nội để tiếp tục nghiên cứu, đầu tư. Sau khi hoàn thành công tác tiếp nhận, Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội sẽ tham mưu UBND TP Hà Nội triển khai các bước tiếp theo.
Đại diện lãnh đạo Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) vừa cho biết, hiện tại, đơn vị đã phối hợp với Ban Quản lý dự án đường sắt - Bộ Giao thông vận tải (PMUR) thực hiện công tác bàn giao, tiếp nhận một phần hồ sơ tài liệu có liên quan đến Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1, Yên Viên - Ngọc Hồi.
Sau khi hoàn thành công tác tiếp nhận, MRB sẽ tham mưu UBND TP Hà Nội triển khai các bước tiếp theo, tiếp tục nghiên cứu, đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1, Yên Viên - Ngọc Hồi theo quy hoạch.
Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đường sắt quốc gia Hà Nội đi theo các tuyến vành đai phía Đông kết nối Ngọc Hồi - Lạc Đạo - Bắc Hồng - Thạch Lỗi (không đi vào trung tâm thành phố Hà Nội); các đoạn Ngọc Hồi - Yên Viên và Gia Lâm - Lạc Đạo chuyển thành đường sắt đô thị sau khi tuyến vành đai phía Đông đưa vào khai thác; giao UBND thành phố Hà Nội chủ trì nghiên cứu, đầu tư tuyến đường sắt đô thị từ Yên Viên đi Ngọc Hồi.
Thủ tướng Chính phủ đã quyết định chuyển đoạn tuyến Ngọc Hồi - Yên Viên và Gia Lâm - Lạc Đạo thành đường sắt đô thị sau khi tuyến đường sắt quốc gia phía Đông được đưa vào khai thác. Thủ tướng cũng giao UBND thành phố Hà Nội chủ trì nghiên cứu, đầu tư tuyến đường sắt đô thị số 1 từ Yên Viên đi Ngọc Hồi. Tổ hợp ga Ngọc Hồi là điểm đầu của tuyến đường sắt quốc gia Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh có chức năng ga lập tàu đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị và đề-pô của đường sắt đô thị.
Trước đó thành phố Hà Nội cũng có được sự thống nhất của Bộ GTVT trong việc di dời ga Hà Nội, ga Giáp Bát về ga trung chuyển của dự án là tại ga Ngọc Hồi. Cụ thể trong thông báo mới đây, Bộ GTVT cho biết, thực hiện nhiệm vụ của Thủ tướng giao, Bộ và UBND thành phố Hà Nội đã họp để phân định rõ trách nhiệm làm cơ quan chủ quản đầu tư các hạng mục tổ hợp ga Ngọc Hồi thuộc dự án đường sắt đô thị Yên Viên – Ngọc Hồi.
Qua buổi họp trên đã thống nhất, Bộ GTVT sẽ đầu tư các hạng mục với chức năng lập tàu của đường sắt quốc gia, còn UBND thành phố Hà Nội đầu tư các hạng mục khu depot thuộc Dự án đường sắt đô thị (metro) Yên Viên - Ngọc Hồi.
Để đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư các hạng mục thuộc đường sắt quốc gia trong tổ hợp ga Ngọc Hồi, Bộ GTVT đã chỉ đạo Ban Quản lý dự án Đường sắt bàn giao hồ sơ, tài liệu liên quan của Dự án metro Yên Viên - Ngọc Hồi để UBND TP Hà Nội chủ động hoàn thiện các thủ tục đầu tư khu Depot và dự án theo thẩm quyền.
Trong phương án thi công các hạng mục trên, Bộ GTVT cho biết, Bộ sẽ phối hợp với Ủy ban quản lý vốn tại doanh nghiệp chỉ đạo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam và các đơn vị liên quan di dời cơ sở hạ tầng đường sắt quốc gia như ga Hà Nội, ga Giáp Bát để bàn giao mặt bằng cho Hà Nội triển khai thực hiện Dự án metro Yên Viên - Ngọc Hồi.
Dự án đường sắt đô thị số 1, Yên Viên - Ngọc Hồi giai đoạn 1, được Bộ GTVT phê duyệt đầu tư năm 2008, thời gian thực hiện từ năm 2007-2017; đến năm 2017 được phê duyệt điều chỉnh với dự kiến thực hiện từ năm 2017-2024. Dự án sử dụng vốn vay ODA của Nhật Bản. Tổng mức đầu tư của dự án đến nay ở mức hơn 80.000 tỷ đồng.
Mới đây, Văn phòng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có văn bản số 532/TB-VP truyền đạt ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh tại buổi làm việc về tình hình triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng trên địa bàn thành phố.
Ngày 20/11, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về tình hình triển khai, các tồn tại, vướng mắc đối với Dự án đầu tư xây dựng Công viên hồ Phùng Khoang (tại quận Nam Từ Liêm và quận Thanh Xuân) và chỉ đạo tháo gỡ, giải quyết dứt điểm, tổ chức triển khai thi công.
Đến nay, các quận có tuyến Metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương, TP HCM) đi qua đã cơ bản hoàn tất thủ tục ban hành quyết định thu hồi đất, tỷ lệ bàn giao mặt bằng đạt 98,46%.
Đường Tân Kỳ Tân Quý dài khoảng 4,5 km, là đường trục chính kết nối phía Tây Nam với trung tâm TP HCM. Do đó công tác thi công các dự án trên tuyến đường này đang được TP HCM gấp rút thực hiện.
Đại diện Vingroup cho biết với kinh nghiệm đầu tư xây dựng các dự án hạ tầng giao thông như: xây dựng tuyến đường bộ trên cao dọc đường vành đai 2, đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở, Vingroup cam kết sẽ hoàn thành cầu Tứ Liên đúng tiến độ và chất lượng...
Sau hơn 10 năm kể từ khi khởi công, tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đã chính thức bước vào giai đoạn vận hành thử, đánh dấu bước ngoặc quan trọng của dự án, tiến tới vận hành thương mại vào cuối năm 2024.
UBND TP HCM vừa duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1 500 Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ, thuộc xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ.