Bất động sản Biz

Nhiều dự án triển khai chậm vì vướng thẩm định giá đất

Thứ hai, 31/07/2023 | 07:10 Theo dõi BĐS Biz trên

Theo khảo sát của Bộ Xây dựng, hiện có hơn 50% dự án bất động sản đang gặp khó khăn, vướng mắc, và triển khai chậm do khó xác định phương pháp định giá đất theo giá thị trường.

Trong 6 tháng đầu năm, thị trường bất động sản tiếp tục trong trạng thái trầm lắng. Mặc dù một số ngân hàng thương mại đã giảm lãi suất cho vay nhưng hoạt động của thị trường vẫn chưa sôi động trở lại.

Thị trường đang đối diện với tình trạng thiếu trầm trọng nguồn cung ở tất cả các phân khúc sản phẩm và cơ cấu hàng hóa không phù hợp, đặc biệt là nguồn cung nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá rẻ.

Nguyên nhân chính của sụt giảm nguồn cung là do nhiều dự án gặp khó khăn, vướng mắc và triển khai chậm do quy định về phương pháp định giá đất khó xác định đâu là giá "thị trường", chiếm trên 50% vướng mắc của các dự án. Ngoài ra, còn có những khó khăn liên quan đến pháp luật về quy hoạch, đầu tư, nhà ở, đất đai và các vấn đề liên quan khác.

Nhiều dự án triển khai chậm vì vướng thẩm định giá đất
Ảnh minh họa
 

Theo ông Đào Trung Chính - Cục trưởng Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường, sau khi nhiều dự án bị thanh tra, việc định giá đất càng chậm hơn, có dự án chậm 2-3 năm, thậm chí 10 năm vẫn chưa xác định xong giá đất để triển khai dự án.

GS.TS Hoàng Văn Cường - Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cũng chia sẻ, một số năm gần đây, rất nhiều dự án đầu tư không phê duyệt được và nguyên nhân chính là do vướng mắc về giá đất. Việc định giá đất không chuẩn có thể do yếu tố chủ quan và cố tình, nhưng cũng có thể do yếu tố khách quan và thị trường.

Phản ánh của nhiều doanh nghiệp và địa phương cho thấy, phương pháp định giá đất đang là nút thắt lớn nhất ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án bất động sản. Nếu có phương pháp đúng, dự án mới triển khai sẽ suôn sẻ, nhưng nếu không, sẽ làm chậm luân chuyển nguồn lực xã hội và kìm hãm phát triển kinh tế.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đưa ra dự thảo sửa đổi Nghị định 44 và Thông tư 36 đang được lấy ý kiến từ các bộ, ngành và cơ quan liên quan. Tuy nhiên, việc loại bỏ phương pháp "thặng dư" đang gây tranh luận nhiều nhất vì nhiều ý kiến cho rằng việc này không phù hợp cả về lý luận và thực tiễn, khiến công tác định giá đất trở nên phức tạp hơn.

Chưa kể, điều này có thể gây ra hệ lụy lớn cho nhiều phân khúc của thị trường bất động sản và các dự án đầu tư có liên quan đến đất đai, khiến thị trường trở nên tắc nghẽn trong bối cảnh Việt Nam đang có nhu cầu phát triển dự án rất lớn.

Mới đây, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hội Thẩm định giá Việt Nam, Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) cùng với nhiều chuyên gia và các doanh nghiệp, từ cả khía cạnh khoa học và thực tiễn, đều đánh giá rằng phương pháp "thặng dư" hiện vẫn đang được rộng rãi sử dụng trên thế giới và tại Việt Nam.

Do đó, các ý kiến này cho rằng việc loại bỏ phương pháp này không nên thực hiện cả về lý luận và thực tiễn, vì điều này sẽ làm quay trở lại thời kỳ trước năm 2007 và tăng thêm khó khăn cho công tác định giá đất đã gắn với nhiều yếu tố phức tạp.

Thêm vào đó, hệ lụy tiềm tàng của việc loại bỏ phương pháp "thặng dư" là nhiều phân khúc của thị trường bất động sản, đặc biệt và các dự án đầu tư liên quan đến đất đai nói chung, sẽ không được định giá phù hợp, gây ra tình trạng tắc nghẽn trên thị trường. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh Việt Nam đang có nhu cầu phát triển dự án rất lớn.

Huy Tùng (t/h)

Theo kinhtexaydung.petrotimes.vn Copy
Vai trò rất quan trọng của “đòn bẫy” tín dụng với thị trường bất động sản

Vai trò rất quan trọng của “đòn bẫy” tín dụng với thị trường bất động sản

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.Hồ Chí Minh (HoREA), “đòn bẫy” tín dụng hiện nay có vao trò rất quan trọng để đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng của doanh nghiệp, người tiêu dùng và nhà đầu tư, trong đó có thị trường bất động sản.
Cần thêm động lực tạo sức bật giúp thị trường bất động sản “đảo chiều”

Cần thêm động lực tạo sức bật giúp thị trường bất động sản “đảo chiều”

Việc xác định đúng vị trí các điểm nghẽn và xử lý theo đúng trình tự vẫn là yếu tố cốt lõi. Bởi lẽ, nếu điểm nghẽn trước chưa thông thì việc thông điểm nghẽn sau về bản chất không giải quyết được vấn đề…
Thị trường bất động sản: “Gỡ” mãi vẫn “khó”, do đâu?

Thị trường bất động sản: “Gỡ” mãi vẫn “khó”, do đâu?

Lý do của tình trạng mất thanh khoản là do sức tài chính sau COVID-19 không đủ để thị trường BĐS hoạt động bình thường. Các nguồn vốn cho đầu tư kể cả tín dụng, cổ phiếu, trái phiếu đều không tạo được hiệu quả khi vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp phát triển dự án BĐS đều rất nhỏ bé.
“Thị trường bất động sản chỉ có thể phục hồi và phát triển từ quý 2/2024”

“Thị trường bất động sản chỉ có thể phục hồi và phát triển từ quý 2/2024”

Đây là nhận định được ông Nguyễn Văn Khôi, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đưa ra tại Hội thảo quốc tế "Tiềm năng phát triển thị trường bất động sản tại Việt Nam".
Lãi suất giảm, tại sao thị trường bất động sản vẫn trầm lắng?

Lãi suất giảm, tại sao thị trường bất động sản vẫn trầm lắng?

Chuyên gia cho rằng, sự bất ổn của nền kinh tế cùng với đó là pháp lý nghiêm ngặt, tín dụng hạn chế… là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bất động sản vẫn còn trầm lắng.
Đà Nẵng đấu giá 123 lô đất ở, trị giá hơn 720 tỷ đồng

Đà Nẵng đấu giá 123 lô đất ở, trị giá hơn 720 tỷ đồng

Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Đà Nẵng vừa thông báo việc lựa chọn tổ chức đấu giá 123 lô đất ở, dự định sẽ thu về hơn 700 tỷ đồng.
Chung cư cao cấp, quảng cáo tiện ích sống đẳng cấp nhưng thiếu sân chơi cho trẻ em

Chung cư cao cấp, quảng cáo tiện ích sống đẳng cấp nhưng thiếu sân chơi cho trẻ em

Chung cư cao cấp, quảng cáo tiện ích sống đẳng cấp.... tuy nhiên thiếu sân chơi cho trẻ em đây đang là tình trạng phổ biến của Hà Nội.
Nguyên nhân nào khiến diện tích sân chơi dành cho trẻ em ngày càng bị thu thẹp?

Nguyên nhân nào khiến diện tích sân chơi dành cho trẻ em ngày càng bị thu thẹp?

Tại Hà Nội, sân chơi và không gian sinh hoạt công cộng cho trẻ em trong các khu chung cư cao tầng đang ngày càng bị thu hẹp.
Người lao động tại TP HCM sẽ khó mua được căn hộ dưới 3 tỷ đồng

Người lao động tại TP HCM sẽ khó mua được căn hộ dưới 3 tỷ đồng

Theo mô hình nghiên cứu của Savills, hiện nay căn hộ dưới 3 tỷ VNĐ được xem là phân khúc bình dân. Các chuyên gia phân tích khả năng chi trả sẽ là thách thức lớn cho thị trường khi phân khúc này chỉ chiếm chưa đầy 5% nguồn cung căn hộ 3 năm tới.
Phân khúc bất động sản văn phòng ghi nhận những diễn biến tích cực

Phân khúc bất động sản văn phòng ghi nhận những diễn biến tích cực

Phân khúc bất động sản văn phòng ghi nhận nguồn cung mới chất lượng cao ở ngoài trung tâm TP HCM, thúc đẩy sự phát triển cân bằng và bền vững của thị trường.
Điểm tin Xây dựng - bất động sản ngày 16/7: Giá căn hộ sơ cấp tại TPHCM tăng mạnh

Điểm tin Xây dựng - bất động sản ngày 16/7: Giá căn hộ sơ cấp tại TPHCM tăng mạnh

Nhu cầu văn phòng khu vực trung tâm Hà Nội tăng cao; Sẽ phê duyệt 2 dự án giao thông trong tháng 7/2024;Giá căn hộ sơ cấp tại TPHCM tăng mạnh, trung bình 63 triệu đồng/m2; Hòa Bình chuyển hơn 32ha đất lúa tại huyện Lương Sơn sang làm khu công nghiệp… là những tin tức xây dựng - bất động sản đáng chú ý
Giá nhà chung cư TP HCM tăng trung bình 15-20%/năm

Giá nhà chung cư TP HCM tăng trung bình 15-20%/năm

Ở phân khúc căn hộ bình dân, mỗi m2 năm 2015 có giá 25 - 35 triệu đồng thì đến năm 2023 đã tăng lên 40 - 60 triệu đồng.
Gần 11.000 căn chung cư được bán trong 6 tháng đầu năm 2024

Gần 11.000 căn chung cư được bán trong 6 tháng đầu năm 2024

Trong 6 tháng đầu năm 2024, gần 11.000 căn hộ chung cư được bán, cao gấp 5 lần so với cùng kỳ năm 2023.
Bất động sản Biz