Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) mới có góp ý một số quy định của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) về nguyên tắc và phương pháp định giá đất (Điều 154), định giá đất cụ thể (Điều 156), Hội đồng thẩm định giá đất (Điều 157), tổ chức tư vấn định giá đất (Điều 158).
Theo đó, HoREA đề nghị xác định nguyên tắc “định giá đất theo nguyên tắc thị trường” thay vì quy định nguyên tắc “phương pháp định giá đất theo nguyên tắc thị trường” và bổ sung căn cứ “vị trí (địa điểm)” của thửa đất, khu đất đưa ra định giá
Đồng thời đề nghị xây dựng hoàn thiện nguyên tắc “bảo đảm tính độc lập” giữa “chủ đầu tư dự án bất động sản” với “doanh nghiệp thẩm định giá” với “chuyên gia phản biện” và với Sở Tài chính, Sở Tài nguyên Môi trường, “Hội đồng thẩm định giá đất và cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định giá đất”.
Theo HoREA, các chủ thể tham gia vào hoạt động định giá đất, thẩm định giá đất, quyết định giá đất và cần nhận diện rõ từng chủ thể trong hoạt động định giá đất, thẩm định giá đất, quyết định giá đất để có biện pháp “bảo đảm tính độc lập” nhằm phòng, chống “thông đồng, dàn xếp giá” có thể làm thất thu ngân sách nhà nước.
Hiện có 04 chủ thể tham gia hoạt động định giá đất, thẩm định giá đất, quyết định giá đất dự án bất động sản trên địa bàn cấp tỉnh gồm: Chủ thể là các cơ quan nhà nước; Chủ thể là chủ đầu tư dự án bất động sản chịu tác động trực tiếp của hoạt động định giá đất, nhưng thực chất thì người mua nhà mới là người chịu tác động cuối cùng khi mua nhà. Bởi lẽ, chi phí giá đất được tính vào chi phí đầu tư dự án, vào giá thành và giá bán mà người mua nhà phải trả khi mua nhà; Chủ thể là doanh nghiệp thẩm định giá cung cấp dịch vụ thẩm định giá đất; Chủ thể là chuyên gia phản biện độc lập.
Ảnh minh họa
Theo HoREA cần nhận diện rõ từng chủ thể tham gia hoạt động định giá đất, thẩm định giá đất, quyết định giá đất để có biện pháp “bảo đảm tính độc lập” nhằm phòng, chống “thông đồng, dàn xếp giá”. Một là, chủ đầu tư chủ động “thông đồng, dàn xếp giá” với cán bộ của Sở Tài nguyên Môi trường và nhất là Sở Tài chính. Hai là, cán bộ của Sở Tài chính, Sở Tài nguyên Môi trường chủ động “thông đồng, dàn xếp giá” với chủ đầu tư. Hoặc, chủ đầu tư chủ động “thông đồng, dàn xếp giá” với doanh nghiệp thẩm định giá.
Doanh nghiệp thẩm định giá chủ động “thông đồng, dàn xếp giá” với chủ đầu tư; Chủ đầu tư chủ động “thông đồng, dàn xếp giá” với chuyên gia phản biện; Chuyên gia phản biện chủ động “thông đồng, dàn xếp giá” với chủ đầu tư.
Do vậy, rất cần thiết xây dựng cơ chế, biện pháp để bảo đảm “tính độc lập” của chuyên gia phản biện trong hoạt động của Hội đồng thẩm định giá đất và không để xảy ra “thông đồng, dàn xếp giá” giữa chủ đầu tư với chuyên gia.
Bên cạnh đó, pháp luật về đất đai hiện hành quy định 05 “phương pháp định giá đất” nhưng chưa bao gồm “phương pháp định giá đất hàng loạt” (mass appraisal method) và do chưa xây dựng được “cơ sở dữ liệu đầu vào về giá đất” đầy đủ, chính xác, cập nhật theo thời gian thực, nên việc thực hiện 05 “phương pháp định giá đất” chưa cho kết quả thật chính xác, tin cậy.
Tâm lý sợ trách nhiệm, sợ vướng rủi ro pháp lý trong hoạt động định giá đất, thẩm định giá đất đặt ra yêu cầu vừa cấp bách, vừa lâu dài là phải “công thức hóa” việc tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất dự án bất động sản, nhà ở thương mại, đô thị. Hiện nay, có 02 vấn đề nổi lên cần được quan tâm giải quyết sau đây:
Một là, một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức nhà nước công tác trong lĩnh vực đất đai, tài chính đất đai có tâm lý sợ trách nhiệm, sợ vướng rủi ro pháp lý trong thi hành công vụ nên đùn đẩy, chuyển hồ sơ lòng vòng, không dám đề xuất, không dám quyết định, hoặc định giá đất rất cao so với giá thị trường để cho “an toàn”, như một số trường hợp định “giá khởi điểm” rất cao để đấu giá, nhưng đấu giá không thành vì không có người tham gia.
Hai là, nhiều doanh nghiệp thẩm định giá không nhận tham gia thẩm định giá đất để xác định tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của các dự án bất động sản để nộp ngân sách nhà nước cũng vì sợ trách nhiệm, sợ vướng rủi ro pháp lý trong thực hiện công tác thẩm định giá đất.
Theo HoREA, nên giao cho 01 cơ quan nhà nước mà phù hợp nhất là giao cho Sở Tài chính chủ trì, tham mưu toàn bộ hoạt động định giá đất, thẩm định giá đất, như quy định của Luật Đất đai 2003, chứ không nên “cắt khúc” công tác “định giá đất - thẩm định giá đất” như quy định của Luật Đất đai 2013 hiện nay.
Báo cáo mới nhất của Bộ Xây dựng gửi Chính phủ cho thấy những tín hiệu hồi phục tích cực của thị trường bất động sản trong quý I/2025. Nguồn cung và giao dịch tăng ở nhiều phân khúc, giá nhà ở giữ xu hướng ổn định, trong khi đầu cơ đã bắt đầu quay lại tại một số địa phương.
Công ty Nam Long bị phạt nửa tỷ đồng vì chậm xây trường học tại dự án Ehome 3; Đà Nẵng đầu tư hơn 104 tỷ đồng nâng cấp “phố Tây” An Thượng giai đoạn 2; Thái Nguyên muốn làm Khu đô thị Thành Công 1.249 tỷ đồng; VinSpeed muốn đầu tư đường sắt cao tốc Bắc – Nam trị giá hơn 61 tỷ USD…là những tin tức xây dựng bất động sản đáng chú ý
Trong bối cảnh BĐS nghỉ dưỡng phục hồi và sôi động trở lại, Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island tại trung tâm đảo Cát Bà đã nhanh chóng thành cái tên “gây sốt” được giới đầu tư săn đón ráo riết nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa vị trí đắc địa, phong thủy độc đáo, kiến trúc hài hòa thiên nhiên, hệ thống tiện ích đẳng cấp và giao thông nội khu xanh toàn diện.
Chính quyền quận Hà Đông (Hà Nội) vừa công khai danh sách 120 công trình chưa được nghiệm thu phòng cháy chữa cháy (PCCC) nhưng đã đưa vào sử dụng, vi phạm nghiêm trọng quy định pháp luật về an toàn phòng chống cháy nổ.
Trong bức tranh phát triển rực rỡ của đô thị biển Sầm Sơn, tổ hợp căn hộ The Pathway nổi lên như một biểu tượng mới – điểm đến mơ ước cho cả cư dân thành đạt lẫn giới đầu tư sành sỏi. Nếu đang tìm kiếm một second home chất lượng hay một kênh đầu tư vững bền, dòng căn hộ thuộc hai tòa tháp P2 và P3 The Pathway vừa ra mắt chính là đáp án hoàn hảo.
Giữa Thành phố Vịnh Trung tâm Xanh Island, tòa tháp The Xanh 2 nắm giữ vị trí kim cương khi trực diện sân khấu trình diễn ánh sáng và pháo hoa đỉnh cao. Các căn hộ được thiết kế tinh tế, đề cao trải nghiệm cá nhân, là “tấm vé đặc quyền” cho cư dân.
Theo Chi cục Thống kê TP.HCM, 4 tháng đầu năm 2025, doanh thu từ kinh doanh bất động sản trên địa bàn đạt hơn 95.176 tỷ đồng, tăng 14,7% so với cùng kỳ và chiếm 21,4% tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng toàn Thành phố.
Từ đại lộ Montaigne hoa lệ của Paris đến Fifth Avenue sầm uất tại New York hay The Dubai Mall siêu thực giữa sa mạc, BĐS thương mại xa xỉ luôn là “tọa độ kim cương” được các thương hiệu lớn nhất hành tinh săn đón...