Bất động sản Biz

Ngân hàng tăng cường thu hồi nợ xấu

Thứ tư, 19/07/2023 | 23:45 Theo dõi BĐS Biz trên

Áp lực nợ xấu gia tăng, khiến nhiều ngân hàng lớn phải tăng cường hoạt động thu hồi các khoản nợ xấu với giá trị lên đến hàng trăm tỷ đồng.

Ngân hàng nhộn nhịp rao bán nợ xấu

Gần đây, nhiều ngân hàng rao bán tài sản đảm bảo nhằm tăng cường thu hồi nợ xấu với giá trị lên đến hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng.

Đơn cử Ngân hàng Agribank liên tiếp thông báo rao bán nợ xấu.

Cụ thể, Agribank chi nhánh Trung tâm Sài Gòn đăng bán 6 khoản nợ lên tới hơn 1.000 tỷ đồng của Công ty Cổ phần Thành Phố Xanh, Công ty TNHH Âu Á, Công ty TNHH Thương Mại Đầu Tư Hoàng Nguyên, Công ty TNHH Đầu Tư Khải Phong, Công ty TNHH Đầu Tư Nguyên Ngọc, Công ty TNHH MTV Mêkông Đông Dương. Các khoản nợ tính đến 30/4/2023 hơn 1.280 tỷ đồng; có chung 36 tài sản thế chấp tại ngân hàng.

Agribank Chi nhánh Long Biên mới đây cũng thông báo đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH MTV Đầu tư Hạ tầng Kinh doanh Đô thị. Theo đó, khoản nợ có giá trị ghi sổ tính đến ngày 11/04/2023 là gần 1.413 tỷ đồng và 10,04 triệu USD (tương đương 240 tỷ đồng). Trong đó, nợ gốc là hơn 527 tỷ đồng và hơn 5,8 triệu USD; nợ lãi là gần 886 tỷ đồng và gần 4,3 triệu USD.

Ngân hàng tăng cường thu hồi nợ xấu
Ảnh minh họa.
 

Ngân hàng VietinBank dạo gần đây cũng công bố danh sách gồm 396 quyền sử dụng đất tại Hà Nội, Hưng Yên, Quảng Nam, Khánh Hoà, Đà Nẵng, TPHCM, Đồng Nai, Cà Mau, Cần Thơ… Ngoài ra, ngân hàng cũng đang xử lý món nợ xấu gần 250 tỷ đồng của CTCP Ô tô Xuân Kiên (Vinaxuki).

“Ông lớn” Vietcombank cũng đang trầy trật thu hồi nợ xấu. Chẳng hạn ngày 14/7 VCB Đà Nẵng thông báo phát mại tài sản bảo đảm là bất động sản của CTCP Thái Bình Dương Đà Nẵng với giá khởi điểm 35 tỷ đồng; Ngày 13/7, VCB TP Hồ Chí Minh cũng thông báo đấu giá tài sản đảm bảo của CTCP Quốc tế Trung Nam. TSBĐ là nhà và đất tại quận Tân Phú với giá khởi điểm hơn 31,5 tỷ đồng; VCB Hoàn Kiếm thông báo phát mại TSBĐ là bất động sản tại quận Thanh Xuân của Cty TNHH Xuất nhập khẩu và Đầu tư Hải Phòng với giá khởi điểm 38 tỷ đồng;…

Trong tháng 6/2023, Vietcombank đã phát đi hàng chục thông báo rao bán tài sản bảo đảm là bất động sản, động sản như thông báo phát mại TSBĐ của Cty TNHH Dịch vụ và Thương mại Thanh Thảo với giá khởi điểm hơn 53 tỷ đồng;…

Đặc biệt, sau 10 tháng rao bán không thành công, Vietcombank chi nhánh Quảng Ngãi bất ngờ tăng giá 30% để phát mại khu resort Mỹ Khê. Theo thông báo từ ngân hàng, khu resort này có giá khởi điểm gần 39,8 tỷ đồng. Mức giá phát mại lần này tăng 9,3 tỷ đồng so với giá rao bán lần đầu tiên vào tháng 8/2022.

Diễn biến trên được cho là tương đối bất ngờ trong bối cảnh nhiều ngân hàng đã phải hạ giá tài sản đảm bảo sau các lần rao bán bất thành.

Ngân hàng tăng cường thu hồi nợ xấu

Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, thời gian qua, việc thu hồi nợ gặp nhiều vướng mắc, một số khách hàng có nợ xấu bất hợp tác, khó thương lượng.

TS. Nguyễn Trí Hiếu – Chuyên gia kinh tế từng có nhận xét, giá trị tài sản đang đi xuống do nền kinh tế đi vào trì trệ, trong tình hình này các ngân hàng đang phải chịu áp lực thanh lý tài sản càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, việc này sẽ là con dao hai lưỡi, khi ngân hàng muốn thanh lý tài sản nhanh chóng thì sẽ phải đẩy giá trị tài sản xuống. TS. Hiếu nhìn nhận việc này có thể là “gậy ông đập lưng ông” đối với các ngân hàng.

Áp lực nợ xấu gia tăng

Nợ xấu dự báo sẽ tăng vọt trong báo cáo tài chính quý II/2023 của hàng loạt ngân hàng. Tuy vậy, con số này cũng chưa phản ánh đúng tình hình thực tế bởi một lượng lớn nợ xấu đã được “ẩn” nhờ Thông tư 02/2023/TT-NHNN về cơ cấu nợ.

Theo NHNN, tính đến 30/6/2023 có trên 18.800 lượt khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ. Tổng dự nợ gốc lãi được cơ cấu giữ nguyên nhóm nợ gần 62.500 tỷ đồng.

Tại Hội nghị tổng kết 6 tháng đầu năm của ngành ngân hàng được tổ chức cuối tuần qua, ông Phạm Đức Ấn, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) cho biết, còn đúng một nửa thời gian để thực hiện Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu cho giai đoạn 2021-2025, nhưng trong bối cảnh hiện nay, Agribank xác định sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức.

“Thực tế, tỷ lệ nợ xấu của Agribank thời điểm 30/6/2023 đã tăng lên đúng bằng thời điểm kết thúc cơ cấu lại giai đoạn 2016-2020 và áp lực gia tăng trong thời gian tới là rất lớn”, ông Ấn cho biết.

Bà Trần Thị Khánh Hiền, Giám đốc Khối Nghiên cứu, Công ty Chứng khoán MB đánh giá: áp lực nợ xấu vẫn hiện hữu, đây là một bài toán khó cho các ngân hàng khi thực hiện mục tiêu tăng trưởng trong những tháng còn lại của năm 2023.

Theo vị chuyên gia này, ngày 23/4/2023, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 02/2023/TT-NHNN, có hiệu lực 1 ngày sau đó, cho phép các tổ chức tín dụng chủ động cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ khi đáp ứng một số điều kiện cụ thể, với thời hạn 1 năm kể từ ngày được cơ cấu lại, nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn về tài chính, đồng thời tiếp cận nguồn vốn vay mới phục vụ hoạt động sản xuất - kinh doanh. Việc này được thực hiện đến hết tháng 6/2024.

Đây được xem là một trong những giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn về thanh khoản cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp bất động sản, trong bối cảnh khó tiếp cận các nguồn vốn (vốn vay, vốn huy động từ trái phiếu/cổ phiếu). Các giải pháp đã bắt đầu phát huy tác dụng khi tín dụng vào kinh doanh bất động sản tính đến hết tháng 5/2023 tăng 14%.

Tuy nhiên, việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, đẩy vốn vào lĩnh vực bất động sản cũng đặt ra những thách thức cho ngân hàng trong việc kiểm soát chất lượng tài sản, do một số áp lực được đẩy về tương lai.

Theo đó, tỷ lệ nợ xấu nội bảng toàn ngành ngân hàng đã tăng lên mức 2,9% vào cuối quý I/2023 so với mức 2% vào cuối năm 2022, nợ nhóm 2 tăng đột biến hơn 100% so với cùng kỳ. Về nguyên tắc, một số khoản nợ đã trở thành nợ xấu, song do được cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ nên xu hướng tăng nợ nhóm 2 tiếp tục diễn ra trong quý II/2023.

“Áp lực nợ xấu sẽ đẩy về tương lai khi Thông tư 02 hết hiệu lực, nhất là trong trường hợp các ngân hàng không kiểm soát tốt chất lượng tài sản khi đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng”, bà Hiền nói.

Hà Phương

Theo kinhtexaydung.petrotimes.vn Copy
Ngân hàng Agribank đại hạ giá bất động sản phố cổ Hà Nội

Ngân hàng Agribank đại hạ giá bất động sản phố cổ Hà Nội

Thông tin từ Agrbank AMC sẽ tiếp tục đưa nhiều tài sản đảm bảo ra đấu giá để xử lý, thu hồi nợ. Theo đó, ngân hàng sẽ tổ chức đấu giá Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tọa lạc tại địa chỉ số 110 phố Hàng Buồm, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội.
Ngân hàng Agribank đang rao bán hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp

Ngân hàng Agribank đang rao bán hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp

Từ cuối tháng 2/2023 đến nay, các chi nhánh của ngân hàng Agribank liên tục rao bán hàng loạt các lô đất nông nghiệp diện tích lớn có giá từ vài tỷ đồng đến trăm tỷ đồng để thu hồi nợ xấu.
Ngân hàng Agribank, Vietcombank,... đang rao bán những khoản nợ khủng, đại hạ giá vẫn ế khách

Ngân hàng Agribank, Vietcombank,... đang rao bán những khoản nợ khủng, đại hạ giá vẫn ế khách

Loạt ông lớn như ngân hàng Agribank, Sacombank, Vietcombank,... ghi nhận những món nợ 'khủng', rao bán nhiều lần suốt vài năm nhưng vẫn chưa tìm được khách mua.
Tài sản thế chấp sắp cán mốc 3 triệu tỷ đồng, Agribank đang miệt mài rao bán các khoản nợ

Tài sản thế chấp sắp cán mốc 3 triệu tỷ đồng, Agribank đang miệt mài rao bán các khoản nợ

Ngân hàng Agribank đang rao bán các khoản nợ xấu hoặc tài sản đảm bảo để thu hồi nợ tại loạt doanh nghiệp trong lĩnh vực xăng dầu và sản xuất thép. Đáng chú ý, tính đến cuối năm 2023, tài sản thế chấp tại Agribank sắp cán mốc 3 triệu tỷ đồng.
Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Dựa theo tình hình tài chính của các doanh nghiệp bất động sản (DN BĐS), Bộ Tài chính dự kiến có khoảng 35,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,9% khối lượng trái phiếu đáo hạn của các DN BĐS có khó khăn trong thanh toán nợ trái phiếu doanh nghiệp.
Tốc độ gia tăng nợ nhóm 2 tại MB chậm lại, thu về hơn 1.900 tỷ từ bán bảo hiểm

Tốc độ gia tăng nợ nhóm 2 tại MB chậm lại, thu về hơn 1.900 tỷ từ bán bảo hiểm

Quý I/2024, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, Mã: MBB) thu về hơn 4.600 tỷ đồng lãi sau thuế, tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 3%.
Hơn 351.000 tỷ đồng dư nợ trái phiếu bất động sản

Hơn 351.000 tỷ đồng dư nợ trái phiếu bất động sản

Bộ Tài chính cho biết, tính đến 31/12/2023, tổng dư nợ phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản là 351.390 tỷ đồng.
Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu

Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu

T&M Vân Phong - Chủ siêu dự án Wonder City Vân Phong Bay, là thành viên của Eurowindow Holding lãi chưa đầy chục tỷ trong năm 2023, còn khoảng 152 tỷ đồng nợ phải trả.
Cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ bị đưa vào diện cảnh báo

Cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ bị đưa vào diện cảnh báo

Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) ra quyết định về việc đưa cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ (Cenland) vào diện cảnh báo kể từ ngày 10/4/2024.
VietABank: Lợi nhuận năm 2023 giảm mạnh sau kiểm toán, lãi dự thu bất ngờ tăng thêm nghìn tỷ

VietABank: Lợi nhuận năm 2023 giảm mạnh sau kiểm toán, lãi dự thu bất ngờ tăng thêm nghìn tỷ

Sau kiểm toán, lợi nhuận tại VietABank năm 2023 "bốc hơi" hơn chục tỷ đồng, lãi dự thu gần 8.000 tỷ đồng. Trong khi nhà băng này đang sở hữu "núi" sổ đỏ thế chấp.
Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và 'người thân' đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và "người thân" đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Mới đây Luật các tổ chức tín dụng 2024 đã được thông qua, trong đó đáng chú ý nhất là việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu tại ngân hàng. Theo Luật mới, cổ đông và người có liên quan không được sở hữu quá 15%, giảm so với quy định hiện hành là 20%.
Bất động sản Biz