Bất động sản Biz

Ngân hàng Agribank, Vietcombank,... đang rao bán những khoản nợ khủng, đại hạ giá vẫn ế khách

Thứ sáu, 30/09/2022 | 07:36 Theo dõi BĐS Biz trên

Loạt ông lớn như ngân hàng Agribank, Sacombank, Vietcombank,... ghi nhận những món nợ 'khủng', rao bán nhiều lần suốt vài năm nhưng vẫn chưa tìm được khách mua.

Những khoản nợ ‘khủng’ ngân hàng đại hạ giá vẫn ế khách

Mới đây nhất, ngân hàng Sacombank thông báo đấu giá toàn bộ 18 khoản nợ được bán không tách rời được đảm bảo bằng quyền tài sản tại dự án KCN Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP HCM. Tổng giá trị các khoản nợ tính đến 31/12/2021 là 16.196 tỷ đồng, trong đó nợ gốc là 5.134 tỷ đồng, và hơn 11.061 tỷ đồng nợ lãi.

Giá khởi điểm của khoản nợ đấu giá là 8.640 tỷ đồng, tương đương với 53% tổng dư nợ. Khoản nợ trên đã từng được Sacombank rao bán nhiều lần nhưng vẫn chưa tìm khách mua. So với lần rao bán đầu tháng 8, 18 khoản nợ giảm gần 1.000 tỷ đồng.

kcn-phong-phu-85

Tại ngân hàng Agribank cũng đang chật vật với món nợ khó bán của Doanh nghiệp tư nhân Thanh Tùng với khoảng 30 thông báo bán đấu giá.

Ngân hàng cho biết tính đến 15/10/2018, tổng dư nợ của doanh nghiệp là hơn 708 tỷ đồng, trong đó nợ gốc là 352,1 tỷ đồng, nợ lãi 356,1 tỷ đồng. Giá khởi điểm đấu giá Agribank đưa ra là 363 tỷ đồng, giảm 42 tỷ đồng so với lần rao bán đầu tiên. Khoản nợ trên từng được tổ chức bán đấu giá với giá khởi điểm là 405 tỷ đồng vào tháng 11/2018.

Tài sản đảm bảo cho khoản nợ là quyền sử dụng đất sản xuất kinh doanh, diện tích 6.952 m2 tại xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TP HCM. Ngoài ra, tài sản đảm bảo còn là tài sản hình thành trong tương lai gồm toàn bộ giá trị xây dựng của công trình cao ốc căn hộ Hạnh Phúc được xây dựng trên thửa đất số 155, tờ bản đồ số 9 xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TP HCM.

Còn tại ngân hàng MB tiếp tục chào bán hai khoản nợ với giá khởi điểm chỉ bằng 3% tổng dư nợ. Theo đó, Công ty TNHH Quản lý nợ và Khai thác tài sản ngân hàng MB (MBAMC), công ty trực thuộc MB thông báo chào bán cạnh tranh toàn bộ khoản nợ của CTCP Tân Tân và CTCP Sing Sing tại MB chi nhánh Bắc Sài Gòn.

Tài sản chào bán là toàn bộ nghĩa vụ nợ gốc, lãi của hai doanh nghiệp nêu trên tính đến hết ngày 17/8. Trong đó, tổng dư nợ của CTCP Sing Sing là hơn 31,1 tỷ đồng, nợ gốc 6,8 tỷ đồng, còn lại hơn 24,2 tỷ đồng là nợ lãi. CTCP Tân Tân ghi nhận khoản nợ bao gồm cả gốc và lãi là hơn 28,7 tỷ đồng (nợ gốc 6,3 tỷ đồng). Giá khởi điểm cho khoản nợ trên là 2 tỷ đồng, tương đương với mức giá chỉ bằng khoảng 3% tổng dư nợ của cả hai doanh nghiệp.

‘Ông lớn’ Vietcombank thời gian qua cũng thông báo khoản nợ trăm tỷ của CTCP Beton 6 (Beton 6). Tính đến hết ngày 31/7, tổng dư nợ của Beton 6 tại ngân hàng là 103,3 tỷ đồng. Trong đó, nợ gốc 63,7 tỷ đồng, nợ lãi trong hạn 27,3 tỷ đồng, nợ lãi quá hạn 12,2 tỷ đồng.

Trong thông báo tổ chức đấu giá khoản nợ của Beton 6, Vietcombank cho biết tài sản đảm bảo gồm quyền tài sản là các khoản phải thu của Beton 6, máy móc thiết bị thuộc sở hữu của doanh nghiệp. Giá khởi điểm đấu giá cho khoản nợ trên được ngân hàng đưa ra là 63,7 tỷ đồng, tương đương với tổng nợ gốc mà Vietcombank đã giải ngân cho Beton 6.

‘Ôm’ nhiều bất động sản thế chấp,  ngân hàng Agribank, Vietcombank đang rao bán ráo riết

Trong tháng 9/2022, loạt ông lớn ngân hàng như Vietcombank, Agribank, Vietinbank, BIDV,... ráo riết rao bán loạt bất động sản mức giá dao động từ vài tỷ đồng đến hàng trăm tỷ đồng. Trong đó, một số tài sản được các ngân hàng rao bán nhiều lần, hạ giá cả trăm tỷ đồng nhưng vẫn chưa tìm được khách mua.

Điển hình tại ngân hàng Agribank vừa thông báo lựa chọn tổ chức đấu giá loạt lô đất tại huyện Nhà Bè.

Theo đó, ngân hàng lên kế hoạch chào bán 4 quyền sử dụng đất tại xã Phước Lộc với diện tích lần lượt 3.143 m2, 1.372, 1.104 m2 và 124 m2. Giá khởi điểm dự kiến là 7,6 tỷ đồng. Cũng tại xã Phước Lộc, lô đất trồng lúa 5.000 m2 được bán với giá 7 tỷ đồng, một lô đất trồng lúa khác rộng 7.000 m2 có giá khởi điểm 14,1 tỷ đồng. Một lô đất khác tại xã Nhơn Đức có diện tích 3.277 m2 (đất trồng lúa) dự kiến được bán với giá 6,4 tỷ đồng.

Tại huyện Củ Chi, một lô đất vườn rộng hơn 12.500 m2 được bán với giá 92,8 tỷ đồng, một lô đất vườn khác có diện tích 13.035 m2 có giá khởi điểm 24,3 tỷ đồng.

Agribank cũng thông báo bán đấu giá hai quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất một tại quận 3 và một tại quận 7. Tài sản tại quận 3 là nhà hai tầng có diện tích 64 m2 tại số 118/11 Trần Quang Diệu, còn tại quận 7 là nhà một tầng có diện tích 416 m2 tại phường Tân Thuận Tây. Giá khởi điểm 33,4 tỷ đồng, ngân hàng cho biết đây là lần thứ 6 khoản nợ này được ra.

Đáng chú ý, Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Agribank (Agribank AMC) cũng thông báo bán đấu giá khoản nợ của CTCP Đầu tư xây dựng Thăng Long, với giá khởi điểm là 172 tỷ đồng.

Tổng dư nợ đến hết ngày 9/9 của CTCP Đầu tư xây dựng Thăng Long là hơn 156,2 tỷ đồng và 664.500 USD (quy đổi thành 172 tỷ đồng). Trong đó dư nợ gốc gần 78,5 tỷ đồng và 400.000 USD, còn lại là nợ lãi và lãi phạt.

ngan-hang-rao-ban-no
Phối cảnh dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng khoáng nóng Cúc Phương. Ảnh: Website dự án

Tài sản đảm bảo cho khoản nợ là tài sản hình thành trong tương lai đối với dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng khoáng nóng Cúc Phương thuộc xã Kỳ Phú, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Tài sản gắn liền với thửa đất rộng gần 100 ha. Lô đất có thời hạn sử dụng 49 năm từ ngày 20/12/2004 đến 20/12/2053, là đất cơ sở kinh doanh, do Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm.

Agribank AMC cho biết các tài sản đã hình thành tại dự án là nhà tròn trung tâm, nhà hàng, phòng hội thảo, khu chăm sóc sức khỏe; bể bơi trong nhà và ngoài trời, nhà đón tiếp tại bãi để xe, khu trại hè, sân tập golf, sân tennis. Ngoài ra tài sản tại dự án còn có các khu Bungalow, khu Biệt thự số 10, 11, 12 với các biệt thự song lập và tứ lập, khu nhà ở cán bộ nhân viên và các hệ thống đường giao thông, đường dây điện và trạm biến áp, hệ thống hạ tầng, cây xanh cảnh quan... và các phương tiện, thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng tại dự án.

Ngân hàng BIDV cũng vừa  thông báo bán đấu giá khoản nợ của CTCP Vertical Synergy Viet Nam. Tài sản thế chấp cho khoản vay là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại quận 1, quận 12 và quận 3. Tài sản đảm bảo tại quận 1 là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại số 63 (tầng 1) đường Pastuer, phường Bến Nghé, chủ tài sản là ông Hoàng Như Luận.

Tài sản đảm bảo tại quận 12 là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền của 12 bất động sản tại phường An Phú Đông. Chủ tài sản là ông Phạm Văn Công và bà Phạm Thị Nhàn. Ngoài ra, tài sản đảm bảo tại quận 3 là là bất động sản tại địa chỉ 102 Trần Quốc Toản, phường 7. Chủ tài sản là ông Trần Văn Thông.

Giá khởi điểm cho toàn bộ tài sản trên là 348,3 tỷ đồng. Theo ghi nhận của phóng viên, khoản nợ được ngân hàng nhiều lần rao bán bán, hiện giá khởi điểm đã giảm hơn 120 tỷ đồng so với lần rao bán hồi đầu tháng 7. Ngân hàng cho biết tính đến ngày 14/9 tổng dư nợ của doanh nghiệp trên tại BIDV là hơn 481,2 tỷ đồng, trong đó nợ gốc là hơn 347 tỷ đồng và nợ lãi là gần 134 tỷ đồng. Như vậy, BIDV đang rao bán khoản nợ với mong muốn thu hồi lại phần nợ gốc và bỏ qua toàn bộ phần nợ lãi.

Có thể thấy, các ngân hàng tích cực xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42, liên tục có thông báo phát mại, xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Tuy nhiên trên thực tế việc chào bán, phát mại bất động sản, chuyển nhượng các khoản nợ, đặc biệt là những khoản nợ của các doanh nghiệp lại vô cùng chật vật, vất vả đối với các ngân hàng.

Hoàng Long (t/h)

Theo sohuutritue.net.vn Copy
Kiến nghị công khai hồ sơ dự án vay ngân hàng của các chủ đầu tư

Kiến nghị công khai hồ sơ dự án vay ngân hàng của các chủ đầu tư

Hiện nay có tình trạng chủ đầu tư thế chấp ngân hàng tài sản là khu đất xây chung cư để làm dự án, đồng thời tổ chức bán căn hộ theo hình thức đầu tư góp vốn, đến khi hoàn thiện bàn giao căn hộ thì không bàn giao được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân.
Ngân hàng BIDV mua lại trước hạn hơn 10.000 tỷ đồng trái phiếu

Ngân hàng BIDV mua lại trước hạn hơn 10.000 tỷ đồng trái phiếu

Từ tháng 6 đến cuối tháng 9/2022, ngân hàng BIDV đã mua lại trước hạn toàn bộ 10.615 tỷ đồng trái phiếu chủ yếu phát hành năm 2020 với kỳ hạn 7 năm.
Ngân hàng Agribank lại ế thêm 2 lô trái phiếu

Ngân hàng Agribank lại ế thêm 2 lô trái phiếu

Tháng 9/2022, ngân hàng Agribank phát hành 4 lô trái phiếu trong đó có 2 lô phát hành không thành công. Trước đó, tháng 8/2022 nhà băng này cũng “ế” 3 lô trái phiếu.
Nhiều ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi kịch trần

Nhiều ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi kịch trần

Sau khi Ngân hàng Nhà nước áp dụng lãi suất điều hành mới, hầu hết ngân hàng thương mại đã đồng loạt điều chỉnh tăng kịch trần ở các kỳ hạn dưới 6 tháng theo trần lãi suất mới. Bên cạnh đó, một số ngân hàng cũng đã tăng lãi suất các kỳ hạn trên 6 tháng.
Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Dựa theo tình hình tài chính của các doanh nghiệp bất động sản (DN BĐS), Bộ Tài chính dự kiến có khoảng 35,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,9% khối lượng trái phiếu đáo hạn của các DN BĐS có khó khăn trong thanh toán nợ trái phiếu doanh nghiệp.
Tốc độ gia tăng nợ nhóm 2 tại MB chậm lại, thu về hơn 1.900 tỷ từ bán bảo hiểm

Tốc độ gia tăng nợ nhóm 2 tại MB chậm lại, thu về hơn 1.900 tỷ từ bán bảo hiểm

Quý I/2024, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, Mã: MBB) thu về hơn 4.600 tỷ đồng lãi sau thuế, tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 3%.
Hơn 351.000 tỷ đồng dư nợ trái phiếu bất động sản

Hơn 351.000 tỷ đồng dư nợ trái phiếu bất động sản

Bộ Tài chính cho biết, tính đến 31/12/2023, tổng dư nợ phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản là 351.390 tỷ đồng.
Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu

Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu

T&M Vân Phong - Chủ siêu dự án Wonder City Vân Phong Bay, là thành viên của Eurowindow Holding lãi chưa đầy chục tỷ trong năm 2023, còn khoảng 152 tỷ đồng nợ phải trả.
Cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ bị đưa vào diện cảnh báo

Cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ bị đưa vào diện cảnh báo

Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) ra quyết định về việc đưa cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ (Cenland) vào diện cảnh báo kể từ ngày 10/4/2024.
VietABank: Lợi nhuận năm 2023 giảm mạnh sau kiểm toán, lãi dự thu bất ngờ tăng thêm nghìn tỷ

VietABank: Lợi nhuận năm 2023 giảm mạnh sau kiểm toán, lãi dự thu bất ngờ tăng thêm nghìn tỷ

Sau kiểm toán, lợi nhuận tại VietABank năm 2023 "bốc hơi" hơn chục tỷ đồng, lãi dự thu gần 8.000 tỷ đồng. Trong khi nhà băng này đang sở hữu "núi" sổ đỏ thế chấp.
Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và 'người thân' đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và "người thân" đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Mới đây Luật các tổ chức tín dụng 2024 đã được thông qua, trong đó đáng chú ý nhất là việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu tại ngân hàng. Theo Luật mới, cổ đông và người có liên quan không được sở hữu quá 15%, giảm so với quy định hiện hành là 20%.
SeABank đang rót tiền nhiều nhất vào ngành nào?

SeABank đang rót tiền nhiều nhất vào ngành nào?

Năm 2023, cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã: SSB) ghi nhận thay đổi với hàng loạt sổ đỏ thế chấp.
Bất động sản Biz