Bất động sản Biz

Ngân hàng siết nợ hàng loạt doanh nghiệp niêm yết có tình hình kinh doanh ảm đạm

Thứ ba, 04/10/2022 | 18:35 Theo dõi BĐS Biz trên

Loạt doanh nghiệp niêm yết vừa bị ngân hàng siết nợ như Nông dược HAI, Đức Long Gia Lai, Licogi 166 đều có kết quả kinh doanh ảm đạm, thậm chí là thua lỗ nặng.

Một tháng trở lại đây, các ngân hàng như BIDV, Agribank liên tục thông báo bán đấu giá tài sản để thu hồi nợ, đặc biệt là sự xuất hiện nhiều doanh nghiệp có cổ phiếu niêm yết, giao dịch trên sàn chứng khoán bị ngân hàng siết nợ.

Điển hình tại Vietinbank vừa mới thông báo xử lý khoản nợ có tài bản bảo đảm của CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (Mã: DLG).

Cụ thể, tài sản xử lý bao gồm quyền sử dụng đất cơ sở sản xuất kinh doanh tại xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng với diện tích 3.180 m2 và toàn bộ tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai của Dự án bến xe khách liên tỉnh.

Giá bán/chuyển nhượng tối thiểu là gần 48,3 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền thu được từ việc xử lý tài sản sẽ được dùng để thanh toán nợ vay của khách hàng tại VietinBank. Người mua và Bên bảo đảm tự thỏa thuận và thanh toán đầy đủ mọi chi phí phát sinh liên quan quá trình xử lý tài sản. Thời gian thực hiện và thanh toán nợ vay trong tháng 9/2022.

Dự án bến xe khách liên tỉnh được ngân hàng rao bán là Bến xe phía Nam TP Đà Nẵng, được Tập đoàn Đức Long Gia Lai đầu tư theo chủ trương mời gọi đầu tư xã hội hóa bến xe của TP Đà Nẵng với số tiền lên đến 150 tỷ đồng. Tuy nhiên, do vướng mắc về cơ chế của thành phố nên bến xe đến nay hoạt động không hiệu quả.

Nguyên nhân là do bến xe phía Nam không thể thu hút xe khách vào bến, bởi cách xa trung tâm đếm hơn 13km, việc phân luồng, tuyến cũng có những bất hợp lý.

ngan-hang-siet-no
Bến xe phía Nam TP Đà Nẵng.

CTCP Đức Long Gia Lai (Mã: DLG) được thành lập vào năm 2007. Doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con với hơn 30 công ty thành viên, 4 công ty liên kết hoạt động ở nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau.

Ngoài những ngành nghề truyền thống như Sản xuất và chế biến gỗ, đá Granite, Kinh doanh Bến xe và Bãi đỗ, Dịch vụ khách sạn, resort, Khai thác và chế biến khoáng sản, Dịch vụ bảo vệ-vệ sĩ… Trong giai đoạn 2020-2025, Đức Long Gia Lai tập trung chủ lực vào 4 lĩnh vực trọng tâm: Bất động sản, Cơ sở hạ tầng, Năng lượng, Sản xuất linh kiện, thiết bị điện tử.

Về kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của Tập đoàn đạt 723,3 tỷ đồng, giảm 19,9% so với cùng kỳ năm 2021. Lợi nhuận gộp đạt 169,3 tỷ đồng tăng 3,4%, đồng thời chi phí quản lý doanh nghiệp ghi nhận số tiền 333,6 tỷ đồng, tăng so với cùng kỳ năm 2021. Dẫn đến kết quả kinh doanh lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp lỗ 297,5 tỷ đồng.

Cũng trong tháng 9/2022, ngân hàng BIDV thông báo lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản của CTCP Licogi 166 (Mã: LCS).

Lô tài sản bao gồm 6 máy công trình, một dây chuyền nghiền sàng đá và hai ô tô. Trong đó hai ô tô gồm Ford biển số 29C-797.81 sản xuất năm 2017 và ô tô tải HOWO biển số 29C-701.55 sản xuất năm 2015.

BIDV cho biết phần lớn các thiết bị này trong tình trạng để lâu không hoạt động, có máy đã cũ, nhiều chi tiết hư hỏng phải sửa chữa mới hoạt động lại. Giá khởi điểm dự kiến cho toàn bộ tài sản trên là hơn 11 tỷ đồng.

CTCP Licogi 166 tiền thân là Chi nhánh CTCP Licogi 16 tại Hà Nội, được thành lập ngày 18/5/2007. Lĩnh vực hoạt động chính của doanh nghiệp là thi công xây lắp, tập trung nguồn lực cho lĩnh vực sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, thi công các công trình điện.

Kết quả kinh doanh năm 2021, doanh nghiệp báo lỗ hơn 67 tỷ đồng, trong khi năm 2020 lãi hơn 256 triệu đồng. Tính đến 31/12/2021, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp là hơn 87,3 tỷ đồng.

Chia sẻ về lý do thua lỗ, doanh nghiệp cho biết ngoài khó khăn đến từ dịch bệnh Covid-19, doanh nghiệp còn gặp khó khăn về tài chính do công ty bị dính nợ xấu nhóm 5, ngân hàng không cấp tín dụng dẫn đến nhiều dự án của công ty đang theo đuổi để được giao thầu, hoặc dự án đã ký hợp đồng nhưng không có vốn nên bị dừng thi công hoặc chuyển giao cho đơn vị khác thực hiện như dự án đường tránh TP Buôn Ma Thuột, Dự án Đê An Vương.

Bên cạnh đó, Licogi 166 cũng cho biết các khoản vay ngắn hạn và trung hạn với các tổ chức tín dụng đến kỳ đã không trả được cho ngân hàng và rơi vào nợ xấu nhóm 5, cộng với nợ phải trả các nhà cung cấp lũy kế từ năm trước lớn. Công ty đã phải bán thanh lý các thiết bị theo yêu cầu của ngân hàng.

Cho đến nay, Licogi 166 vẫn chưa công bố báo cáo tài chính quý 1/2022, quý 2/2022. Cuối tháng 6/2022, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) ra quyết định duy trì diện đình chỉ giao dịch đối với cổ phiếu LCS do Công ty tiếp tục vi phạm quy định về công bố thông tin, đồng thời chậm nộp báo cáo soát xét năm 2021 quá 6 tháng so với quy định.

ngan-hang-siet-no-lcs

Ngoài Licogi 166 bị ngân hàng siết nợ, BIDV cũng đã bán đấu giá tài sản bảo đảm là CTCP Đầu tư và Thương mại DIC (Mã: DIC).

Tài sản bán đấu giá là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại Khu công nghiệp Chơn Thành, Xã Thành Tâm, Huyện Chơn Thành, Tỉnh Bình Phước, và máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải được bố trí, lắp đặt kèm theo. Giá khởi điểm ngân hàng đưa ra cho toàn bộ tài sản trên là hơn 31,8 tỷ đồng.

Đầu tháng 10/2022, ngân hàng Agribank thông báo đấu giá tài sản của CTCP Nông dược HAI (Mã: HAI), một công ty trong hệ sinh thái của FLC. Giá khởi điểm đấu giá là 219,9 tỷ đồng.

Tài sản đầu giá là quyền sử dụng đất 3.048 m2 tại số 358 Kinh Dương Vương, phường An Lạc, quận Bình Tân, TP HCM. Mục đích sử dụng là đất cơ sở sản xuất, kinh doanh (xây dựng trung tâm thương mại và cao ốc văn phòng) với thời hạn sử dụng là 50 năm, kể từ ngày 24/1/2008.

CTCP Nông dược HAI đi vào hoạt động năm 2005, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các loại hóa chất cơ bản và các loại giống cây trồng, các loại thuốc và nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, phân bón.

Trên thực tế, các doanh nghiệp niêm yết trên bị ngân hàng siết nợ đều có kết quả kinh doanh ảm đạm, thậm chí là thua lỗ nặng.

Hoàng Long (t/h)

Theo sohuutritue.net.vn Copy
Agribank siết nợ khu đất hơn 3.000m2 của công ty thuộc hệ sinh thái FLC

Agribank siết nợ khu đất hơn 3.000m2 của công ty thuộc hệ sinh thái FLC

Mới đây, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Sài Gòn (Agribank Sài Gòn) vừa đưa quyền sử dụng 3.048m2 đất tại địa chỉ 358 Kinh Dương Vương, P An Lạc, Q Bình Tân, TP HCM ra bán đấu giá.
Ngân hàng rao bán tài sản 'khủng' để thu hồi nợ với giá cực sốc!

Ngân hàng rao bán tài sản 'khủng' để thu hồi nợ với giá cực sốc!

Nhiều ngân hàng rao bán tài sản 'khủng' với giá bèo, chấp nhận mất một nửa, thậm chí mất trắng số tiền lãi hàng chục tỷ đồng để thu hồi khoản nợ xấu.
'Ông lớn' ngân hàng miệt mài bán tài sản của đại gia ô tô để thu nợ

"Ông lớn" ngân hàng miệt mài bán tài sản của đại gia ô tô để thu nợ

Nhiều tài sản đảm bảo của Vinaxuki được ngân hàng rao bán nhiều lần, hạ giá mới tìm được người mua...
Sau đại dịch, ngân hàng 'ồ ạt' rao bán tài sản đảm bảo là căn hộ chung cư

Sau đại dịch, ngân hàng 'ồ ạt' rao bán tài sản đảm bảo là căn hộ chung cư

Thời gian qua, một số ngân hàng chật vật phát mại nhiều căn hộ chung cư cao cấp như Agribank, Sacombank,... Đáng chú ý, Ngân hàng nhà nước dự báo nợ xấu tiếp tục tăng, đặc biệt là bất động sản.
'Ông lớn' Agribank lại miệt mài rao bán tài sản để xử lý nợ xấu

'Ông lớn' Agribank lại miệt mài rao bán tài sản để xử lý nợ xấu

Trong tháng 3/2022, Agribank đã phát đi hơn 60 thông báo về việc bán đấu giá khoản nợ, bán đấu giá tài sản đảm bảo, thu giữ tài sản bảo đảm với giá từ vài tỷ đồng đến hàng trăm tỷ đồng.
Nợ xấu vẫn là nỗi lo đối với nhóm công ty tài chính tiêu dùng

Nợ xấu vẫn là nỗi lo đối với nhóm công ty tài chính tiêu dùng

Năm 2023, điều kiện kinh tế không thuận lợi đã tiếp tục gây ảnh hưởng tiêu cực tới lợi nhuận và nợ xấu tại nhóm công ty tài chính tiêu dùng.
2 lần hạ lãi suất gói tín dụng 120.000 tỷ vẫn “ế vốn”, doanh nghiệp đề xuất nới thêm đối tượng được vay

2 lần hạ lãi suất gói tín dụng 120.000 tỷ vẫn “ế vốn”, doanh nghiệp đề xuất nới thêm đối tượng được vay

Trước đây, chúng ta có gói 30 ngàn tỷ đồng nhưng sau đó đã dừng, nên nhiều khách hàng là người dân, công nhân, lực lượng vũ trang khi mua nhà không được hưởng ưu đãi...
MSB thông báo bán đấu giá loạt tài sản đảm bảo

MSB thông báo bán đấu giá loạt tài sản đảm bảo

Do khách hàng kinh doanh khó khăn không trả được nợ khiến nhiều khoản vay quá hạn, ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mã: MSB) đồng loạt thông báo bán đấu giá tài sản để thu hồi nợ tồn đọng.
Bất động sản là nhóm ngành dẫn đầu về mua lại trái phiếu trước hạn

Bất động sản là nhóm ngành dẫn đầu về mua lại trái phiếu trước hạn

Tính từ đầu năm đến nay, tổng giá trị trái phiếu được mua lại trước hạn đạt 9.882 tỷ đồng, giảm 42% so với cùng kỳ năm 2023. Bất động sản là nhóm ngành dẫn đầu, chiếm 55.7% tổng giá trị mua lại trước hạn (tương ứng khoảng 4.516 tỷ đồng).
Tập đoàn FLC đứng đầu danh sách 42 doanh nghiệp nợ thuế hơn 769 tỷ đồng tại Quảng Bình

Tập đoàn FLC đứng đầu danh sách 42 doanh nghiệp nợ thuế hơn 769 tỷ đồng tại Quảng Bình

Cục Thuế tỉnh Quảng Bình vừa công khai danh sách 42 đơn vị nộp thuế còn nợ tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước, với số tiền 769 tỷ đồng. Đứng đầu trong danh sách này là Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC với số tiền nợ là gần 278 tỷ đồng.
VIB 'ồ ạt' chào bán nhà đất thế chấp

VIB "ồ ạt" chào bán nhà đất thế chấp

Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) đang ồ ạt rao bán hàng loạt bất động sản để thu hồi nợ trong bối cảnh nợ xấu có xu hướng tăng mạnh, thị trường bất động sản ảm đạm.
Ngân hàng đang 'cầm chừng' cho vay cá nhân?

Ngân hàng đang "cầm chừng" cho vay cá nhân?

Năm 2023, tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng tập trung vào nhóm khách hàng doanh nghiệp, còn nhóm cho vay cá nhân ghi nhận tăng trưởng chậm, thậm chí có xu hướng giảm.
MB báo lãi kỷ lục, đang đổ bao nhiêu tiền vào lĩnh vực bất động sản?

MB báo lãi kỷ lục, đang đổ bao nhiêu tiền vào lĩnh vực bất động sản?

Năm 2023, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) lãi kỷ lục 26.300 tỷ đồng, tập trung cho vay vào bán buôn, bán lẻ, công nghiệp chế biến, chế tạo..., tỷ lệ nợ xấu duy trì mức thấp.
Bất động sản Biz