Bất động sản Biz

Ngân hàng gia tăng bộ đệm dự phòng trước áp lực nợ nhóm 5

Thứ tư, 16/11/2022 | 22:23 Theo dõi BĐS Biz trên

Trước áp lực nợ xấu, đặc biệt là nợ xấu nhóm 5 do khó khăn của thị trường, các ngân hàng đang tiếp tục gia tăng bộ đệm dự phòng.

Ngân hàng tiếp tục tăng bộ đệm dự phòng

Ngày 30/6/2022, Thông tư 14 về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 đã hết hiệu lực. Nhiều quan điểm cho rằng dư nợ tái cơ cấu có thể trở thành nợ xấu, khiến nợ xấu có thể tăng mạnh, tuy nhiên theo các chuyên gia, nợ xấu có thể tăng nhưng không đáng lo ngại.

Khi các khoản nợ tái cơ cấu đang dần hết thời gian ân hạn, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng gia tăng. Theo các chuyên gia của Mirae Asset, xu hướng chung của nợ xấu vẫn có thể tiếp tục tăng trong nửa sau năm 2022 vì đa phần nợ tái cơ cấu phát sinh trong quý 3/2021. Do đó, các ngân hàng phải tăng cường trích lập dự phòng.

Trên thực tế, khi áp lực nợ xấu gia tăng trong những tháng cuối năm, nhiều ngân hàng tiếp tục tăng trích lập dự phòng rủi ro, tăng cường bộ đệm vốn.

Cụ thể, "ông lớn" BIDV - quán quân về cho vay khách hàng đã tăng mức trích lập dự phòng gần gấp rưỡi sau 9 tháng đầu năm 2022 với 41.948 tỷ đồng. VietinBank và Vietcombank cũng ghi nhận tăng trưởng lần lượt 52% và 41% so với cuối năm trước, đạt 39.249 tỷ đồng và 36.173 tỷ đồng.

Tại nhóm ngân hàng tư nhân cũng ghi nhận dự phòng rủi ro cho vay khách hàng tăng mạnh sau 9 tháng đầu năm 2022. Chẳng hạn như SHB tăng tới 40% so với đầu năm, lên 6.503 tỷ đồng; LienVietPostBank tăng 44% đạt 4.564 tỷ đồng; hay dự phòng rủi ro tại VPBank cũng tăng 27% so với đầu năm, đạt 12.524 tỷ đồng;…

Ngân hàng gia tăng bộ đệm dự phòng trước áp lực nợ nhóm 5 - BatdongsanBiz
Tỷ lệ bao phủ nợ xấu các ngân hàng cuối quý 3/2022
 

Có thể nhận thấy rằng xu hướng tăng dự phòng tại các ngân hàng vẫn chiếm chủ đạo. Thế nhưng, vẫn có một số ít ngân hàng giảm dự phòng rủi ro như Sacombank (giảm 16%), ACB (giảm 5%), MSB (giảm 5%) và Bac A Bank (giảm 3%).

Việc tăng cường bộ đệm dự phòng sẽ giúp các ngân hàng chuẩn bị sẵn sàng khi đứng trước nguy cơ tiềm ẩn về rủi ro nợ xấu, nhất là khi Thông tư 14 không còn hiệu lực từ cuối tháng 6. Khi chất lượng tài sản của các ngân hàng được cải thiện, vấn đề nợ xấu không phải quá đáng lo.

Biến động nợ xấu nhóm 5 tính đến cuối quý 3/2022

Không ít ý kiến cho rằng việc dừng Thông tư 14 sẽ làm cho các ngân hàng đối mặt rõ hơn với nợ xấu. Và con số từ báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2022 cho thấy thực tế xấu nhanh hơn dự báo. Đặc biệt, nợ xấu nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tại nhiều ngân hàng bất ngờ tăng bằng lần khiến nợ xấu ngày càng xấu.

Điển hình tại ngân hàng ACB, nợ nhóm 5 tính đến cuối quý 3/2022 bất ngờ cao gấp 2,31 lần so với đầu năm, lên mức hơn 3.190 tỷ đồng. Kéo theo tổng nợ xấu ngân hàng tăng 45% lên hơn 4.056 tỷ đồng dù nợ dưới tiêu chuẩn và nợ nghi ngờ đều giảm mạnh.

Ngân hàng gia tăng bộ đệm dự phòng trước áp lực nợ nhóm 5 - BatdongsanBiz
Nguồn: BCTC hợp nhất quý 3/2022 tại ACB
 

Tương tự tại TPBank, tính đến cuối quý 3/2022, tổng nợ xấu tăng 23% so với đầu năm, ghi nhận gần 1.426 tỷ đồng. Nguyên nhân do nợ nhóm 5 bất ngờ cao gấp 2,24 lần so với đầu năm, từ mức 297 tỷ đồng lên mức 666 tỷ đồng chỉ sau 9 tháng. Trong khi đó nợ dưới tiêu chuẩn giảm 22% và nợ nghi ngờ chỉ tăng nhẹ 4%.

Những ngân hàng quy mô nhỏ hơn cũng ghi nhận nợ xấu nhóm 5 tăng mạnh.

Chẳng hạn tại ngân hàng OCB, tính đến cuối quý 3/2022, nợ xấu nhóm 5 tăng đến 2,3 lần so với đầu năm, từ mức 733 tỷ đồng lên gần 1.700 tỷ đồng chỉ sau 9 tháng.

Ngân hàng gia tăng bộ đệm dự phòng trước áp lực nợ nhóm 5 - BatdongsanBiz
Nguồn: BCTC hợp nhất quý 3/2022 tại OCB
 

Thậm chí tại ngân hàng Quốc Dân, nợ xấu nhóm 5 tăng cao gấp 2,91 lần so với đầu năm, lên đến hơn 1.353 tỷ đồng khiến tổng nợ xấu tại ngày 30/09/2022 gấp 5,3 lần đầu năm, lên mức 6.648 tỷ đồng.

Ngoài ra, nợ xấu nhóm 5 tại nhiều ngân hàng khác cũng tăng khá mạnh so với đầu năm như: VietBank tăng 99% (1.841 tỷ đồng); VIB tăng đến 83% (2.420 tỷ đồng); ABBank tăng 40% (1.207 tỷ đồng); HDBank tăng 35% (1.193 tỷ đồng); LienVietPostBank tăng 35% (1.808 tỷ đồng); MBBank tăng đến 85% (1.516 tỷ đồng); Vietcombank tăng 30% (5.731 tỷ đồng); SaigonBank tăng 43% (253 tỷ đồng);…

Ở một diễn biến khác, tính đến cuối quý 3/2022 nợ xấu nhóm 5 một số nhà băng khác giảm so với đầu năm như: BaoViet Bank giảm 12% còn 795 tỷ đồng; Sacombank giảm 38% còn 2.762 tỷ đồng; Bac A Bank giảm 18% còn 453 tỷ đồng.

Trong nghiệp vụ ngân hàng, nợ được gọi là nợ xấu bao gồm các loại nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ mất vốn, nợ có khả năng mất vốn. Xếp theo cấp độ nguy hiểm và tỷ lệ trích lập dự phòng cũng phải tương ứng thì nợ có khả năng mất vốn là nguy hiểm nhất, sau đó đến nợ nghi ngờ, rồi nợ dưới tiêu chuẩn.

Cho dù con số tuyệt đối nợ có khả năng mất vốn của nhiều ngân hàng không phải là quá lớn so với lợi nhuận họ tạo ra, nhưng tốc độ tăng nợ xấu nói chung và nợ có khả năng mất vốn nói riêng, đang tạo nên sự cảnh báo không thể lơ là.

Hà Phương

Theo kinhtexaydung.petrotimes.vn Copy
VEFAC lãi đậm 15.000 tỷ đồng trong quý I/2025, cổ đông sắp nhận cổ tức tiền mặt tỷ lệ 435%

VEFAC lãi đậm 15.000 tỷ đồng trong quý I/2025, cổ đông sắp nhận cổ tức tiền mặt tỷ lệ 435%

VEFAC đề xuất chia cổ tức tiền mặt “khủng” hơn 7.200 tỷ đồng, sau quý kinh doanh đầu năm 2025 tăng trưởng bùng nổ với lợi nhuận gấp hơn 160 lần cùng kỳ.
Lãi suất ngân hàng tuần mới tháng 5/2025: Mua nhà nên chọn vay ở ngân hàng nào?

Lãi suất ngân hàng tuần mới tháng 5/2025: Mua nhà nên chọn vay ở ngân hàng nào?

LPBank là một trong những ngân hàng có chính sách vay mua nhà hấp dẫn hiện nay. Đến hết tháng 12/2025, ngân hàng này áp dụng mức lãi suất khởi điểm từ 3,88%/năm, với thời gian vay tối đa lên đến 35 năm.
Doanh thu quý I/2025 của CenLand ‘bốc hơi’ gần 70%, điều gì đang xảy ra với ‘ông lớn’ môi giới bất động sản?

Doanh thu quý I/2025 của CenLand ‘bốc hơi’ gần 70%, điều gì đang xảy ra với ‘ông lớn’ môi giới bất động sản?

Mặc dù ghi nhận kết quả kinh doanh sụt giảm mạnh trong quý I/2025, CenLand vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng bứt phá trong năm 2025.
Cổ phiếu Vinpearl gây sóng lớn trên sàn HoSE, tài sản  tỷ phú Phạm Nhật Vượng bùng nổ kỷ lục

Cổ phiếu Vinpearl gây sóng lớn trên sàn HoSE, tài sản tỷ phú Phạm Nhật Vượng bùng nổ kỷ lục

Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup, đã đạt mức kỷ lục mới sau khi Vinpearl chính thức tái niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM.
Ái nữ Chủ tịch Hoàng Quân mạnh tay mua 25 triệu cổ phiếu, HQC muốn làm 5.000 căn NOXH ngay trong năm 2025

Ái nữ Chủ tịch Hoàng Quân mạnh tay mua 25 triệu cổ phiếu, HQC muốn làm 5.000 căn NOXH ngay trong năm 2025

Cùng với mục tiêu hoàn thành 5.000 căn NOXH trong năm 2025, động thái mua vào lượng lớn cổ phiếu ngay trước thềm đại hội của ái nữ Chủ tịch Hoàng Quân đang thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ giới đầu tư.
Mở thẻ tín dụng BAC A BANK là có quà - miễn phí thường niên, hoàn tiền ngập ví

Mở thẻ tín dụng BAC A BANK là có quà - miễn phí thường niên, hoàn tiền ngập ví

Cùng BAC A BANK khám phá cách sử dụng thẻ tín dụng tối ưu để biến mọi giao dịch chi tiêu thành cơ hội nhận Combo hoàn tiền & miễn phí thường niên 02 năm đầu tiên.
Vinpearl chào sàn HoSE được định giá 5 tỷ USD, tỷ phú Phạm Nhật Vượng có thêm một ‘siêu ngựa chiến’ trên TTCK

Vinpearl chào sàn HoSE được định giá 5 tỷ USD, tỷ phú Phạm Nhật Vượng có thêm một ‘siêu ngựa chiến’ trên TTCK

Vinpearl – thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam – sẽ chính thức niêm yết trên HoSE với định giá gần 130.000 tỷ đồng vào ngày 13/5 tới đây. Mức vốn hóa này lớn hơn hàng loạt tên tuổi lớn trên thị trường chứng khoán.
Một ngân hàng chi gần 20.000 tỷ đồng trả cổ tức tiền mặt trong 3 năm

Một ngân hàng chi gần 20.000 tỷ đồng trả cổ tức tiền mặt trong 3 năm

Năm thứ 3 liên tiếp, VPBank dự kiến duy trì chính sách cổ tức tiền mặt, thể hiện năng lực tài chính vững mạnh, chiến lược tăng trưởng hợp lý và cam kết mang lại lợi ích lớn nhất cho cổ đông.
Bất động sản Biz