Coteccons lỗ quý thứ hai trong năm do giá nhân công, nguyên vật liệu tăng cao cùng với việc trích lập dự phòng các khoản phải thu lên tới 960 tỷ đồng. Đặc biệt, Công ty có khoản nợ xấu phải thu 484 tỷ đồng với Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi sao Việt - đơn vị thành viên của Tân Hoàng Minh.
CTCP Xây dựng Coteccons (mã: CTD) đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2022 ghi nhận doanh thu thuần đạt 3.113 tỷ, tăng 191% so với cùng kỳ năm 2021. Biên lợi nhuận giảm từ 1,57% cùng kỳ năm ngoái xuống 1,06% kỳ này do giá vốn hàng bán lên tới 3.081 tỷ, không tăng tương ứng với tốc độ tăng của doanh thu.
Theo giải trình của Coteccons, giá cả nhân công và nguyên vật liệu tăng cao cùng với việc Ban điều hành chủ động đánh giá và trích lập dự phòng đối với các dự án có rủi ro cao là nguyên nhân khiến biên lãi gộp giảm.
Hơn nữa, quý 3/2022, chi phí quản lý doanh nghiệp (chủ yếu là chi phí dự phòng) tăng 14% lên 103 tỷ khiến công ty lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh gần 37 tỷ.
Do Coteccons ghi nhận khoản lợi nhuận khác gần 34 tỷ chủ yếu do hoàn nhập chi phí công trình phải trả lớn hơn chi phí thực tế phát sinh và một phần từ hoàn nhập chi phí dự phòng bảo hành công trình. Do đó, quý 3/2022 Coteccons chỉ còn lỗ ròng 3,5 tỷ đồng, cùng kỳ năm ngoái lỗ gần 12 tỷ.
Tính chung 9 tháng đầu năm 2022, Coteccons đạt 8.307 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng lợi nhuận sau thuế còn vỏn vẹn 1,9 tỷ (cùng kỳ 2021 Coteccons có lãi 87,5 tỷ đồng).
So với mục tiêu 15.010 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận sau thuế 20 tỷ đồng năm 2022. Sau 9 tháng, công ty xây dựng này thực hiện được 55% kế hoạch doanh thu và chỉ đạt 9,6% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.
Bên cạnh lợi nhuận, tình hình tài chính tại Coteccons cũng không mấy lạc quan.
Cụ thể, tính đến 30/9/2022, tổng tài sản tại Coteccons là 17.757 tỷ đồng, tăng 18% so với đầu năm, chủ yếu do tăng khoản phải thu và hàng tồn kho.
Theo đó, Coteccons có khoản nợ xấu phải thu gần 484 tỷ đồng với Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi sao Việt (Công ty Ngôi Sao Việt) - đơn vị thành viên của Tân Hoàng Minh; 122 tỷ nợ xấu ở CTCP Đầu tư Minh Việt và 540 tỷ ở nhóm khách hàng khác. Do đó, tính đến cuối tháng 9/2022, Coteccons đã phải trích lập dự phòng hơn 960,6 tỷ đồng.
Được biết, Công ty Ngôi Sao Việt là cái tên đã gắn liền với ồn ào bỏ cọc đất Thủ Thiêm hồi cuối năm 2021 - đầu năm 2022. Thời điểm ấy, Ngôi Sao Việt gây sốc khi chấp nhận trả giá đấu tới 24.500 tỷ đồng (gần 1,1 tỷ USD) cho lô đất diện tích 10.060 m2, tức 2,44 tỷ đồng cho mỗi mét vuông.
Tuy nhiên, đến ngày 28/1/2022, Công ty Ngôi Sao Việt đã có văn bản chính thức xin bỏ cọc mua bán quyền sử dụng lô đất số 3-12 tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP Thủ Đức). Chủ tịch Tân Hoàng Minh - ông Đỗ Anh Dũng cũng đã viết tâm thư xin chấm dứt hợp đồng mua bán lô đất Thủ Thiêm.
Công ty trách nhiệm hữu hạn Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt được Tân Hoàng Minh giới thiệu là Chủ đầu tư dự án D’. Capitale, chính thức đi vào hoạt động từ 19/4/2016, có địa chỉ tại tầng 2, Tòa nhà D’.Le Pont D’or, Ngõ 30 Phố Mai Anh Tuấn, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội.
Tính đến cuối năm 2020, Ngôi Sao Việt có vốn điều lệ 1.600 tỷ đồng. Trong đó, ông Lê Mạnh Dũng nắm giữ 95,62% vốn và ông Nguyễn Mạnh Hùng sở hữu 4,38% còn lại. Đến ngày 27/9/2021, cơ cấu cổ đông có phần thay đổi khi Công ty CP Đầu tư Phát triển nhà Hoàng Hải Phú Quốc sở hữu 19,271% vốn điều lệ; ông Lê Mạnh Dũng sở hữu 80,729% vốn còn lại.
Theo Dân Việt, giai đoạn 2016 - 2017, Công ty Ngôi Sao Việt không ghi nhận doanh thu. Năm 2018, doanh thu đạt 80,3 triệu đồng. Năm 2019, doanh nghiệp này bất ngờ ghi nhận doanh thu tăng đột biến, chạm mức 10.036 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến năm 2020, doanh thu lại tụt dốc và giảm 9.000 tỷ đồng, về ngưỡng 783,5 tỷ đồng trong năm 2020.
Về lợi nhuận, Ngôi Sao Việt chỉ ghi nhận lãi vào năm 2019, ở mức 271,5 tỷ đồng. Từ 2016-2018, Ngôi Sao Việt lỗ lần lượt 1,8 tỷ; 4,2 tỷ; 10 tỷ đồng. Kỷ lục năm 2020, doanh nghiệp này lỗ tới 1.003 tỷ đồng. Lũy kế 5 năm gần nhất, Ngôi Sao Việt thu về gần 11.000 tỷ đồng, song lại báo lỗ lũy kế hơn 700 tỷ đồng.
Việc thua lỗ kéo dài khiến vốn chủ sở hữu Ngôi Sao Việt tính đến cuối năm 2020 chỉ còn 803,9 tỷ đồng, giảm đáng kể so với con số 1.817 tỷ đồng vào 1 năm trước đó. Trong khi đó, nợ phải trả tính đến cuối năm 2020 còn 6.801 tỷ đồng. Như vậy, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu Ngôi Sao Việt đạt 8,4 lần.
Quay trở lại với tình hình tài chính tại Coteccons, ngoài khoản nợ xấu, công ty xây dựng này còn có khoản phải thu về cho vay ngắn hạn hơn 649,5 tỷ đồng. Hơn nữa, hàng tồn kho tính đến 30/9/2022 tăng tới 89% so với đầu năm, ghi nhận 3.197 tỷ đồng nguyên nhân do chi phí các công trình dở dang tăng đến 86% lên mức hơn 3.197 tỷ đồng.
Hàng tồn kho tăng chóng mạnh cùng với các khoản phải thu, phải trả cũng tăng mạnh khiến dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của Coteccons âm 1.990 tỷ 9 tháng đầu năm (cùng kỳ năm ngoái dương 183 tỷ đồng).
Dòng tiền từ hoạt động đầu tư dương 60 tỷ và dòng tiền từ hoạt động tài chính 1.460 tỷ không đủ bù đắp cho dòng tiền từ hoạt động kinh doanh nên lưu chuyển tiền thuần trong 9 tháng đầu năm 2022 ghi nhận âm gần 469 tỷ đồng (cùng kỳ 2021 chỉ âm gần 172 tỷ đồng).
Liên quan đến cơ cấu nguồn vốn, tính đến 30/9/2022, nợ phải trả cuối kỳ của Coteccons ghi nhận 9.562 tỷ đồng, trong đó nợ đi vay lên tới 1.464 tỷ đồng bao gồm nợ vay ngắn hạn gần 939 tỷ đồng và nợ vay dài hạn gần 525 tỷ đồng.
Dư nợ trái phiếu dài hạn ghi nhận hơn 495 tỷ, gần 967 tỷ là vay từ ngân hàng (chủ yếu là ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động). 9 tháng qua, Coteccons vay thêm 1.880 tỷ, đồng thời trả nợ gốc 419 tỷ và tốn gần 55 tỷ đồng chi phí lãi vay.
Vừa qua, Coteccons và CTCP Tập đoàn Lê Phong vừa công bố hợp tác phát triển dự án The Emerald 68 (phường Vĩnh Phú, TP Thuận An, tỉnh Bình Dương) có quy mô gần 8.000 m2 và tổng mức đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng. Dự án này do Lê Phong làm chủ đầu tư, Coteccons đóng vai trò tổng thầu xây dựng và lần đầu tham gia với vai trò nhà phát triển, góp vốn vào dự án - đúng như chiến lược mà ông Bolat Duisenov, Chủ tịch HĐQT Coteccons từng chia sẻ với cổ đông, nhà đầu tư.
https://sohuutritue.net.vn/coteccons-moi-dat-96-chi-tieu-loi-nhuan-nam-hon-400-ty-no-xau-phai-thu-cong-ty-thanh-vien-tan-hoang-minh-d151466.htmlCopy link
Quý 2/2022, Coteccons lỗ ròng 24 tỷ đồng do phải trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi liên quan tới khoản nợ của Tân Hoàng Minh. Trong khi đó, Xây dựng Hòa Bình dù quý 2 lãi giảm song tính chung nửa đầu năm, lợi nhuận vẫn tăng trưởng nhờ thoái vốn các khoản đầu tư. Đáng chú ý, nợ vay tại Coteccons tăng đột biến.
Chi phí lãi vay tăng mạnh trong quý 1/2022 đã khiến Coteccons báo lãi giảm sâu. Đáng chú ý, hầu hết các khoản nợ vay từ kênh trái phiếu lẫn ngân hàng đều không có tài sản đảm bảo.
Chi phí lãi vay tăng gấp 14 lần khiến lợi nhuận Coteccons giảm sâu
HĐQT Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP (HoSE: mã chứng khoán KBC) vừa thông qua quyết định chào bán 250 triệu cổ phiếu riêng lẻ, tương đương 32,57% số cổ phiếu đang lưu hành, thời gian phát hành từ quý I – quý III/2025.
Mới đây, hai ngân hàng MSB và BIDV tiếp tục ra thông báo bán đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH Xây dựng sản xuất thương mại Tài Nguyên - chủ đầu tư siêu dự án Kenton Node để thu hồi nợ vay.
Kết thúc 9 tháng năm 2024, nhiều doanh nghiệp bất động sản như Nam Long, Khang Điền... ghi nhận lượng hàng tồn kho tiếp tục tăng. Thậm chí, giá trị hàng tồn kho bất động sản chiếm hơn nửa tổng tài sản của doanh nghiệp.
Năm 2023, loạt dự án bất động sản khu đô thị của Taseco Land như Central Square, Nghi Sơn Central Park... phải thế chấp ngân hàng. Mới đây, Taseco Land là đơn vị duy nhất đáp ứng điều kiện làm dự án khu đô thị hơn 3.200 tỷ đồng ở Mê Linh, Hà Nội.
Vào dịp công bố báo cáo tài chính, bên cạnh kết quả kinh doanh thì mức thu nhập của các lãnh đạo doanh nghiệp lĩnh vực bất động sản nhận được không ít sự quan tâm của các nhà đầu tư.
Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (Công ty Đèo Cả - Mã: HHV) công bố lợi nhuận sau thuế 367 tỷ đồng, đạt 91% chỉ tiêu cả năm sau 9 tháng. Tuy nhiên, tính đến 30/9/2024, nợ phải trả tại doanh nghiệp này cũng ghi nhận hơn 28.215 tỷ đồng.
Với việc hợp tác cùng các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng của Trung Quốc để nghiên cứu đầu tư nhà máy sản xuất pin lưu trữ và phát triển dự án Khu công nghiệp phụ trợ năng lượng, T&T Group đã và đang góp phần phát triển năng lượng xanh – sạch, từng bước đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia...