Bất động sản Biz

Một số “vướng mắc” cần được xem xét xử lý trong đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, xã hội

Thứ năm, 08/12/2022 | 08:59 Theo dõi BĐS Biz trên

Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) chỉ ra một số vướng mắc trong quy trình thủ tục đầu tư xây dựng dự án nhà ở thương mại.

“Vướng mắc”  trong thực hiện thủ tục “chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư” tại Sở Kế hoạch và Đầu tư

Vướng mắc do quy định tại điểm a khoản 3 Điều 33 Luật Đầu tư 2020 quy định “3. Nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm:a) Đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị…” và điểm c khoản 7 Điều 31 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định “c) Đối với quy hoạch đô thị, nội dung thẩm định phải có đánh giá về sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch chi tiết (nếu có), quy hoạch phân khu (nếu có)…”.

Quy định này yêu cầu “đánh giá sự phù hợp với quy hoạch đô thị, quy hoạch phân khu”, “giấy tờ chứng minh đất đã được giải phóng mặt bằng” (được cấp huyện xác nhận), “tài liệu chứng minh dự án không thuộc Danh mục dự án thu hồi đất”; “bản sao hợp lệ Quyết định giao đất hoặc quyết định cho thuê đất, hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất trong trường hợp đề xuất chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư đối với nhà đầu tư có quyền sử dụng đất”; “Bản sao hợp lệ văn bản của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền chấp thuận việc nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư và bản sao hợp lệ các giấy tờ, văn bản khác thỏa thuận sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư trong trường hợp đề xuất chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư đối với nhà đầu tư nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp”… nên Sở Kế hoạch Đầu tư thường phát hành khoảng 10 bộ hồ sơ yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có ý kiến.

Theo HoREA, thủ tục này theo cơ chế “một cửa” nhưng lại bị mất nhiều thời gian hơn, không tốt hơn, thậm chí bị “tắc” ngay tại cửa “đầu tiên” là khâu “chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư” tại Sở Kế hoạch Đầu tư, so với trước đây làm theo cơ chế “nhiều cửa” thì doanh nghiệp có thể đồng thời trực tiếp làm việc song song với từng Sở, ngành, quận, huyện để được thẩm định nên có kết quả nhanh hơn hiện nay. Bởi lẽ, thủ tục “chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư” chỉ là thủ tục “khởi đầu” của dự án, chứ không phải là thủ tục để quyết định ngay “Báo cáo khả thi” của dự án, vì sau thủ tục này thì các Sở, ngành tiếp tục thực hiện thủ tục thẩm định dự án; phê duyệt quy hoạch chi tiết; giao, thuê đất; công nhận chủ đầu tư; cấp Giấy phép xây dựng; xác định nghĩa vụ tài chính.

Nhất là do sự bất hợp lý của quy định “đánh giá sự phù hợp với quy hoạch đô thị” mà nếu bổ sung từ “sơ bộ” vào cụm từ “đánh giá sơ bộ sự phù hợp với quy hoạch đô thị” thì hợp lý hơn, tương tự như điểm a khoản 3 Điều 75 Luật Đầu tư 2020 đã sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 25 Luật bảo vệ môi trường 2015, chỉ thay thế một từ “sơ bộ” trong cụm từ “đánh giá sơ bộ tác động môi trường” thì đã giảm được thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính.

Quy định “đánh giá sự phù hợp với quy hoạch đô thị, quy hoạch chi tiết” còn mâu thuẫn với khoản 7 Điều 19 Luật Quy hoạch đô thị 2009 quy định “7. Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng tổ chức lập quy hoạch chi tiết khu vực được giao đầu tư”, nhưng tại thời điểm này chưa được “chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư” thì nhà đầu tư chưa được công nhận là chủ đầu tư dự án nên lâm vào tình trạng “con gà - quả trứng”, cái nào có trước cái nào có sau.  

Vướng mắc” trong việc bảo đảm chỉ tiêu “quy mô dân số” và “đánh giá tác động giao thông” khi thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư dự án

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, “rào cản quy mô dân số” làm “khó” thủ tục công nhận chủ đầu tư và phê duyệt các dự án nhà ở thương mại và cả dự án nhà ở xã hội. Bởi lẽ hiện nay, quy mô dân số thực tế của thành phố Hồ Chí Minh khoảng 13 triệu người, nhưng quy mô dân số theo tổng điều tra dân số ngày 01/04/2019 chỉ có 8,9 triệu người và các quận, huyện, thành phố Thủ Đức đều được phân bổ chỉ tiêu quy mô dân số thấp xa so với thực tế. Nếu tiếp tục tình trạng này thì quy mô dân số trở thành “rào cản” cho phát triển kinh tế xã hội và thực hiện chỉnh trang đô thị. Bởi lẽ, Thành phố vẫn phải bảo đảm an sinh xã hội cho toàn bộ quy mô dân số thực tế chứ không phải là quy mô dân số theo tổng điều tra dân số.

Các dự án nhà ở xã hội không làm tăng quy mô dân số của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bởi lẽ chỉ có người thường trú tại thành phố mới có thể được mua nhà ở xã hội, nhưng có thể làm tăng quy mô dân số cục bộ tại khu vực của dự án nhà ở xã hội. Đây là bài toán thực tiễn mà tất cả các đô thị thuộc các nước đang phát triển như nước ta buộc phải “linh hoạt” trong tính toán chỉ tiêu quy mô dân số phù hợp với thực tiễn.

Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã có Văn bản số 3013/UBND-ĐT ngày 26/08/2022 “V/v Trình tự thủ tục thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội” (đính kèm), nhưng vẫn bị “vướng” ngay tại “Bước 1: Đánh giá sơ bộ một số điều kiện cơ bản (về pháp lý đất đai, sự phù hợp quy hoạch”).

Hiệp hội đề nghị Bộ Xây dựng làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét tháo gỡ ngay “vướng mắc” trên đây.

Cũng theo HoREA, Sở Giao thông Vận tải thành phố Hồ Chí Minh có Văn bản số 14003/SGTVT-KT ngày 30/12/2021 “V/v hướng dấn thực hiện kết nối, đánh giá tác động giao thông các công trình xây dựng kết nối vào hệ thống đường bộ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” dự kiến quy định “Tất cả các dự án đầu tư công trình xây dựng phải thiết kế phương án kết nối giao thông, tính toán đánh giá nhu cầu giao thông phát sinh của công trình nhằm đảm bảo an toàn giao thông, không gây ùn tắc giao thông” dự kiến áp dụng bắt buộc đối với “dự án khu đô thị, dự án nhà chung cư hoặc khu nhà ở thấp tầng có diện tích sàn xây dựng tối thiểu 50.000 m2 hoặc tối thiểu 500 đơn vị nhà ở riêng lẻ hoặc căn hộ (đối với nhà chung cư)”, theo đó chủ đầu tư phải “tổ chức lập báo cáo đánh giá tác động giao thông công trình đầu tư xây dựng và gửi cùng với hồ sơ dự án trong giai đoạn lập dự án, trình cho cơ quan chủ trì thẩm định dự án”. Quy định này nếu được thông qua thì sẽ làm tăng thêm thủ tục hành chính khi thực hiện thủ tục “chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư” và không phù hợp với quy định về “nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư” tại khoản 3 Điều 33 Luật Đầu tư 2020 không có quy định về “đánh giá tác động giao thông”.

Hiệp hội đề nghị Bộ Xây dựng làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Giao thông Vận tải xem xét hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện thủ tục này sau thủ tục  “chấp thuận chủ trương đầu tư” (tại bước 2 “phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500”).

“Vướng mắc” trong phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 dự án nhà ở xã hội “được điều chỉnh tăng mật độ xây dựng hoặc hệ số sử dụng đất lên tối đa 1,5 lần so với quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành do cơ quan có thẩm quyền ban hành”

Điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định 100/2015/NĐ-CP quy định “Chủ đầu tư dự án được điều chỉnh tăng mật độ xây dựng hoặc hệ số sử dụng đất lên tối đa 1,5 lần so với quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành do cơ quan có thẩm quyền ban hành”, nhưng khi thực hiện quy trình đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội thì quy định ưu đãi chủ đầu tư (trên đây) lại bị “vướng mắc, ách tắc” ngay tại bước 1 “chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư” và tại bước 2 “phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500”, do Sở Xây dựng (hoặc Sở Quy hoạch Kiến trúc) và Ủy ban nhân dân cấp huyện “không dám” phê duyệt mà yêu cầu chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội phải “chờ” cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện điều chỉnh quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 rồi mới “phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500”, nên không biết phải “chờ” đến bao giờ (?!).

Hiệp hội đề nghị Bộ Xây dựng xem xét hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Xây dựng (hoặc Sở Quy hoạch Kiến trúc) và Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 dự án nhà ở xã hội “được điều chỉnh tăng mật độ xây dựng hoặc hệ số sử dụng đất lên tối đa 1,5 lần so với quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành do cơ quan có thẩm quyền ban hành”, sau đó cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện điều chỉnh quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000, cập nhật các chỉ tiêu xây dựng của dự án nhà ở xã hội đã phê duyệt.

Theo Vnmedia

Theo vnmedia.vn Copy
Quy hoạch đô thị bài bản sẽ giúp phát triển thị trường M&A bất động sản Việt Nam

Quy hoạch đô thị bài bản sẽ giúp phát triển thị trường M&A bất động sản Việt Nam

Theo nhận định của chuyên gia, để có thêm nhiều hoạt động M&A diễn ra trên thị trường, Việt Nam sẽ cần đạt mức độ minh bạch cao hơn, quy hoạch đô thị bài bản cũng như khung pháp lý vững vàng hơn nhằm thu hút nhà đầu tư nước ngoài.
Quy định mới về quy hoạch đô thị và nông thôn

Quy định mới về quy hoạch đô thị và nông thôn

Bộ Xây dựng ban hành Thông tư 04/2022/TT-BXD quy định về hồ sơ nhiệm vụ và hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng và quy hoạch nông thôn. Thông tư có hiệu lực từ ngày 01/01/2023.
Quy hoạch Đô thị mới Cam Lâm thành đô thị sân bay

Quy hoạch Đô thị mới Cam Lâm thành đô thị sân bay

Mục tiêu quy hoạch Đô thị mới Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa nhằm hình thành đô thị sân bay hiện đại, sinh thái đẳng cấp quốc tế, là đô thị hạt nhân vùng…
Khánh Hòa rà soát các dự án liên quan quy hoạch đô thị mới Cam Lâm

Khánh Hòa rà soát các dự án liên quan quy hoạch đô thị mới Cam Lâm

Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa đã yêu cầu các đơn vị liên quan rà soát tất cả dự án đầu tư công trên địa bàn huyện Cam Lâm và thành phố Cam Ranh trong phạm vi ranh giới đô thị mới Cam Lâm. Mới đây, tại cuộc họp, ông Nguyễn Tấn Tuân - Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa kết luận, chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư có văn bản cung cấp thông tin và đề nghị UBND thành phố Cam Ranh và UBND huyện Cam Lâm cùng các Sở, ban, ngành có liên quan khẩn trương rà soát tất cả các dự án đầu tư công trong phạm vi ranh giới đô thị mới Cam Lâm do đơn vị mình quản lý.
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 21/11: Loạt sai phạm tại dự án khu dân cư Phước Long chưa được xử lý

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 21/11: Loạt sai phạm tại dự án khu dân cư Phước Long chưa được xử lý

Cần Thơ phê duyệt đầu tư dự án Aeon Mall trị giá 5.400 tỷ đồng; Tập đoàn QuickPack đầu tư 30 triệu EUR vào KCN của Đồng Tâm Group ở Long An; Nhu cầu tìm mua bất động sản tại Việt Nam tăng mạnh... là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý.
Giá chung cư tại Hà Nội sẽ tiếp tục khai phá đỉnh mới, dự báo giá 72 triệu đồng/m2 vào năm 2025

Giá chung cư tại Hà Nội sẽ tiếp tục khai phá đỉnh mới, dự báo giá 72 triệu đồng/m2 vào năm 2025

Thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới - tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì) tăng 75% so với quý I/2022.
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 20/11: Huyện Thanh Oai (Hà Nội) tiếp tục đấu giá hàng chục lô đất

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 20/11: Huyện Thanh Oai (Hà Nội) tiếp tục đấu giá hàng chục lô đất

Lạng Sơn chấp thuận T&T Group nghiên cứu triển khai 2 dự án khu đô thị sinh thái; Bắc Giang quy định về điều kiện tách khu đất công thành dự án độc lập; Lào Cai tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong triển khai nhà ở xã hội… là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý.
Quốc Oai (Hà Nội): Đấu giá đất cao gấp 20 lần giá khởi điểm

Quốc Oai (Hà Nội): Đấu giá đất cao gấp 20 lần giá khởi điểm

Cổng TTĐT huyện Quốc Oai (TP Hà Nội) vừa cập nhật kết quả phiên đấu giá20 thửa đất (Khu LK3, LK4) tại khu đất đấu giá ĐG31/2019 thôn Yên Quán, xã Tân Phú diễn ra vào ngày 16/11.
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 15/11: Doanh nghiệp mới thành lập muốn làm dự án gần 7.000 tỷ đồng tại Hưng Yên

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 15/11: Doanh nghiệp mới thành lập muốn làm dự án gần 7.000 tỷ đồng tại Hưng Yên

Dự án chung cư cũ tái khởi động, giá dự kiến tăng gấp 2-3 lần; Phú Quốc chuyển hơn 57 ha đất rừng thực hiện dự án khu du lịch sinh thái; Cưỡng chế bàn giao phí bảo trì chung cư Saigon Gateway; Doanh nghiệp Nhật Bản muốn đầu tư...
Chung cư và căn hộ du lịch dẫn dắt thị trường bất động sản Đà Nẵng

Chung cư và căn hộ du lịch dẫn dắt thị trường bất động sản Đà Nẵng

Đây là thông tin được Batdongsan.com.vn đưa ra tại sự kiện "Toàn cảnh thị trường bất động sản Việt Nam 2024 và tiêu điểm Đà Nẵng" ngày 13/11, tại Hà Nội, nhằm phân tích các xu hướng và cơ hội tiềm năng.
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 12/11: Vingroup đề xuất đầu tư khu đô thị gần 270 ha tại Bắc Ninh

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 12/11: Vingroup đề xuất đầu tư khu đô thị gần 270 ha tại Bắc Ninh

Kiểm kê việc quản lý, sử dụng đất sân golf, sân bay ở Cần Thơ; Người dân trung tâm TP HCM hiến hàng nghìn m2 đất vàng; “Năm 2025, giá bất động sản sẽ bắt đầu nhảy theo Luật”… là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 8/11: Hà Nội xử lý nghiêm tình trạng san lấp đất nông nghiệp trái phép

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 8/11: Hà Nội xử lý nghiêm tình trạng san lấp đất nông nghiệp trái phép

Quảng Nam xử lý dự án hơn 39 tỷ đồng, bỏ hoang nhiều năm; Bắc Giang có thêm dự án khu đô thị mới Chũ Central Park; Cần Thơ chấn chỉnh việc mua bán nhà ở xã hội; Bình Định rà soát các dự án Condotel, gỡ vướng cấp "sổ đỏ"… là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý.
Bất động sản Biz