Mới đây, Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) đã có công văn gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị quy định trường hợp Nhà nước thu hồi đất đối với “dự án khu đô thị, nhà ở thương mại” tại Điều 70 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), đồng thời quy định cho phép “thực hiện cơ chế tự thỏa thuận giữa người dân và doanh nghiệp trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đô thị, nhà ở thương mại, nhà ở xã hội” tại Điều 68 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), để thực hiện đúng chủ trương của Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/06/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Theo HoREA, về thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, (Điều 70), trong quá trình thảo luận nội dung nêu trên còn có hai loại ý kiến:
Loại ý kiến thứ nhất: đa số đồng ý với dự thảo. Vì theo Nghị quyết số 18-NQ/TW thì Nhà nước chủ yếu thực hiện việc giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá, đấu thầu dự án có sử dụng đất; do đó, cần phải quy định cụ thể các trường hợp thu hồi đất để thực hiện đấu giá, đấu thầu nhằm hạn chế tiếp cận đất đai không thông qua đấu giá, đấu thầu.
Ảnh minh họa
Loại ý kiến thứ hai: có ý kiến đề nghị cân nhắc việc thực hiện thu hồi đất để xây dựng dự án đô thị, nhà ở thương mại, việc thu hồi đất trong trường hợp này cần phải đánh giá, cân nhắc kỹ lưỡng để bảo đảm quyền lợi của người sử dụng đất. Đối với trường hợp này có thể giao chủ đầu tư được thỏa thuận với người sử dụng đất trong việc nhận chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án; nên hạn chế thực hiện việc thu hồi đất để tránh khiếu kiện về đất đai”.
Theo HoREA, ngoài các trường hợp thu hồi đất đã quy định tại Điều 62 Luật Đất đai 2013 tiếp tục được giữ lại (trong đó có dự án khu đô thị, dự án khu dân cư nông thôn) thì điểm h khoản 2 Điều 70 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã mở rộng thêm 07 trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng (trong đó có “dự án khu nhà ở thương mại”) là rất cần thiết để vừa tạo quỹ đất thực hiện dự án đầu tư công; vừa tạo quỹ đất tái định cư cho người có đất bị thu hồi; vừa tạo quỹ đất phục vụ đầu tư thông qua đấu thầu dự án có sử dụng đất, đấu giá quyền sử dụng đất, để phát huy vai trò của “Tổ chức phát triển quỹ đất”, “Qũy phát triển đất” để tạo lập quỹ đất thực hiện dự án đầu tư công vừa tạo quỹ đất phục vụ tái định cư cho người có đất bị thu hồi; vừa tạo quỹ đất phục vụ đầu tư, phát triển kinh tế thông qua đấu thầu dự án có sử dụng đất, đấu giá quyền sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho rằng, trên thực tế thì thường phát sinh khiếu kiện, thậm chí có trường hợp khiếu kiện đông người, gay gắt kéo dài đối với các trường hợp Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
Còn đối với các dự án đô thị, nhà ở thương mại, nhà ở xã hội do tổ chức kinh tế (doanh nghiệp tư nhân) tự thỏa thuận với người dân, “thuận mua vừa bán” để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì thường không phát sinh khiếu kiện. Nhưng cũng đã có phát sinh một số trường hợp dự án đền bù “dở dang, da beo” đối với các phần diện tích đất còn lại cuối cùng trong khu vực dự án do các thửa đất này thường thuộc về giới “đầu nậu”, giới “đầu cơ” đất đai “đứng đằng sau” người sử dụng đất.
Cũng theo ông Lê Hoàng Châu, Điểm h khoản 2 Điều 70 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) có quan hệ hữu cơ với khoản 1 Điều 68 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) mà Hiệp hội đã có Văn bản số 72/2022/CV-HoREA ngày 09/09/2022 đề nghị cho phép “tổ chức kinh tế được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đô thị, nhà ở thương mại, nhà ở xã hội”, để đảm bảo phù hợp với Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 06/06/2022 đã chủ trương thực hiện 02 phương thức tạo lập quỹ đất để lựa chọn nhà đầu tư dự án đô thị, nhà ở thương mại nên cần phải được “thể chế hoá” đầy đủ trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Một là, “thực hiện việc giao đất, cho thuê đất chủ yếu thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất; hạn chế và quy định chặt chẽ các trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất; bảo đảm công khai, minh bạch”; Hai là, “tiếp tục thực hiện cơ chế tự thỏa thuận giữa người dân và doanh nghiệp trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đô thị, nhà ở thương mại” .
Trên cơ sở này, Hiệp hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội xem xét chấp thuận và dung hòa cả 02 loại ý kiến tại Mục 1 Phần VII Tờ trình số 307/TTr-CP của Chính phủ. Theo đó, vừa quy định Nhà nước thu hồi đất đối với trường hợp “dự án khu đô thị, khu nhà ở thương mại” tại điểm c khoản 2 Điều 70 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) theo chủ trương của Nghị quyết số 18-NQ/TW về việc “Thực hiện việc giao đất, cho thuê đất chủ yếu thực hiện việc giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất; hạn chế và quy định chặt chẽ các trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất”.
Đồng thời, vừa quy định Nhà nước cho phép nhà đầu tư được thỏa thuận với người sử dụng đất trong việc nhận chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện “dự án khu đô thị, khu nhà ở thương mại” theo hướng hạn chế thực hiện việc thu hồi đất để tránh khiếu kiện về đất đai và cũng để đảm bảo thực hiện chủ trương của Nghị quyết số 18-NQ/TW về việc “Tiếp tục thực hiện cơ chế tự thỏa thuận giữa người dân và doanh nghiệp trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện các dự án đô thị, nhà ở thương mại”. Do vậy, Hiệp hội đề nghị hoàn thiện khoản 1 Điều 68 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, như sau:
“Điều 68. Sử dụng đất thông qua hình thức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư
1. Việc sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất quy định tại Điều 69 và Điều 70 của Luật này mà không thuộc trừ trường hợp dự án đô thị, nhà ở thương mại, nhà ở xã hội và phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì chủ đầu tư nhà đầu tư là người đang sử dụng đất hoặc là người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật”.
UBND tỉnh Đồng Nai vừa có buổi họp với các sở, ngành, địa phương để rà soát, bổ sung danh mục 30 dự án thu hồi đất năm 2022 và bổ sung danh mục 12 dự án chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác.
Mới đây, UBND TP Hà Nội giao Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội chủ trì, phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã, Cục Thuế TP thực hiện rà soát các trường hợp người sử dụng đất chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho thuê đất (chưa có quyết định cho thuê đất, hợp đồng thuê đất) đang sử dụng đất vào mục đích sản xuất, kinh doanh để hướng dẫn, đôn đốc người sử dụng đất liên hệ, đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ pháp lý về đất đai.
Vừa qua, UBND TP.HCM, TP.Cần Thơ, tỉnh Quảng Ngãi, Anh Giang đã có tờ trình tới Hội đồng Nhân dân (HĐND) tỉnh về việc ban hành nghị quyết danh mục công trình, dự án phải thu hồi đất trong năm 2022 trên địa bàn.
Mới đây, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành quyết định số 1175/QĐ-UBND ngày 8/4/2021, về việc phê duyệt giá đất để tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án nhà ở cao cấp Diamond Central A (toạ lạc đường Võ Thị Sáu, phường Thống Nhất, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) của Công ty Gotec Land.
Việc siết lại hoạt động cho thuê lưu trú ngắn hạn tại các chung cư không chỉ hướng tới mục tiêu lập lại trật tự quản lý, mà còn mở ra một khoảng trống đầu tư mới trên thị trường. Khi dòng tiền đầu cơ rút lui, căn hộ để ở có thể trở về đúng giá trị thực, điều này tốt cho người có nhu cầu mua nhà để ở.
Duyệt chủ trương đầu tư 2 khu đô thị 54.600 tỷ đồng ở khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi); Sun Group đề xuất làm đường ven sông và tuyến metro dài 40 km tại TP HCM; DIC dự thu hơn 1.100 tỷ đồng từ chuyển nhượng dự án ở tỉnh Ninh Bình mới... là những tin tức xây dựng - bất động sản đáng chú ý.
Thương phố Đại Lộ 120m² tại Vinhomes Wonder City thu hút nhà đầu tư nhờ mặt tiền 8m, gấp đôi nhà phố thông thường, tối ưu khai thác thương mại dài hạn....
Business Suite là mô hình sản phẩm mới xuất hiện trên thị trường nhưng đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư bởi mô hình bất động sản đa công năng này mang lại nhiều ưu thế về trải nghiệm sống, đặc biệt là tiềm năng đầu tư sinh lời cao.
Sự “thức tỉnh” của Đức Hòa không còn là một kỳ vọng trên giấy, mà đang dần hiện hữu từng ngày qua tốc độ hoàn thiện hạ tầng, sự thay đổi quy hoạch và làn sóng dịch chuyển dòng vốn đầu tư rõ nét. Trong dòng chảy đó, những dự án được quy hoạch tốt, sở hữu vị trí chiến lược như Imperia Grand Plaza Đức Hoà sẽ là tâm điểm đón sóng trên thị trường.
Bắt đầu từ ngày 1/7/2025, nhiều thủ tục hành chính trong lĩnh vực nhà ở, kinh doanh bất động sản sẽ có sự thay đổi đáng chú ý. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh vừa ký ban hành Quyết định số 872/QĐ‑BXD công bố danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ....
Quảng Ninh phê duyệt khu đô thị sinh thái kết hợp công viên gần 4.200 tỷ đồng; TP Thủ Đức công bố 9 phân khu quy hoạch mới; Đồng Tháp chấp thuận chủ trương đầu tư Khu đô thị Mỹ Trà hơn 6.200 tỷ đồng; Huế đề xuất quy hoạch khu công nghiệp rộng 140 ha tại huyện A Lưới…là những tin tức xây dựng - bất động sản đáng chú ý.
Thị trường bất động sản phía Nam đang dần lấy lại nhịp sau giai đoạn trầm lắng, nhờ lực đẩy từ hạ tầng, quy hoạch, nhu cầu đầu tư phục hồi. Trong đó, Bình Dương là một trong những điểm sáng nổi bật nhờ vị trí chiến lược và nguồn cung cải thiện rõ rệt.