Mới đây, Hiệp hội Doanh nghiệp Tp.HCM (HUBA) có báo cáo gửi UBND Tp.HCM về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp thành viên, trong đó HUBA kiến nghị Chính phủ xem xét áp dụng giảm thuế VAT 2%, từ 10% xuống 8% cho tất cả các ngành kinh tế trong đó có bất động sản.
Đánh giá về tình trạng của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp bất động sản tại TP HCM nói riêng, Hiệp hội Doanh nghiệp TP HCM đã phân tích rằng, họ đang đối diện với nhiều khó khăn do những vấn đề như suy yếu về sức mua, lạm phát, và nợ nần ngày càng gia tăng.
Kết quả khảo sát nhu cầu của doanh nghiệp cho thấy họ đang mong muốn sự hỗ trợ về vốn, giảm lãi suất, thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng mong muốn giảm các loại thuế, phí, bảo hiểm xã hội, và phí công đoàn.
Ngoài những yêu cầu về tài chính và thuế, doanh nghiệp cũng muốn thúc đẩy giải quyết các vấn đề dân sự và kinh tế một cách nhanh chóng, tránh hình sự hóa quan hệ. HUBA lưu ý rằng trong ngành xây dựng và bất động sản, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn do nợ nần tích tụ, không thể thu hồi nợ, và khó khăn trong việc trả nợ trái phiếu. Sự đóng băng của thị trường bất động sản cũng khiến cho các doanh nghiệp trong ngành gặp khó khăn, vì họ không có đơn hàng và doanh số bán hàng sụt giảm.
Thêm vào đó, niềm tin của người tiêu dùng đối với các chủ đầu tư bất động sản đã giảm đi đáng kể, gây ra thu hẹp thị trường bất động sản. HUBA nhấn mạnh, phục hồi thị trường bất động sản là cần thiết để thúc đẩy sự phát triển ổn định kinh tế và xã hội cũng như gia tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Hiện nay, chính sách giảm thuế VAT 2% trong 6 tháng cuối năm đã nhận được sự hoan nghênh từ cộng đồng doanh nghiệp. Tuy nhiên, có một số ngành, đặc biệt là bất động sản, chưa được hỗ trợ và thời gian áp dụng chưa đủ để chính sách có hiệu quả đối với nền kinh tế.
Do đó, các doanh nghiệp đề nghị Chính phủ xem xét việc giảm thuế VAT 2% từ 10% xuống 8% cho tất cả các ngành kinh tế và kéo dài chính sách hỗ trợ đến hết năm 2024. Ngoài việc giảm thuế, cộng đồng doanh nghiệp cũng đề xuất phát triển thị trường bất động sản theo từng phân khúc.
Về thị trường nhà ở, cần xem xét giải quyết các vấn đề pháp lý, thủ tục, và cơ chế thực hiện để đáp ứng nhu cầu của dân cư. Đối với thị trường bất động sản công nghiệp, cần quan tâm đến nguồn cung và pháp lý đất khu công nghiệp, cũng như điều chỉnh hình thức thuê đất.
HUBA cũng đề nghị quy hoạch các khu công nghiệp tập trung tại vùng ngoại thành với diện tích đủ lớn để thu hút các tập đoàn đa quốc gia và tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước. Riêng với thị trường bất động sản thương mại và du lịch, cần điều chỉnh chính sách hỗ trợ để khai thác tiềm năng không khói, tận dụng các lợi thế địa lý và nguồn nhân lực hiện có.
Báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2023 của loạt doanh nghiệp địa ốc tiết lộ mức thu nhập, thù lao của các vị Chủ tịch doanh nghiệp bất động sản. Theo đó, nhiều Chủ tịch doanh nghiệp địa ốc được trả lương cả trăm triệu đồng mỗi tháng, song cũng có Chủ tịch nhận mức thù lao... 0 đồng!
Sau 9 tháng đầu năm 2024, ngân hàng SHB đã thực hiện 80% kế hoạch lợi nhuận năm 2024, nằm trong Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024.
Mới đây, hai ngân hàng MSB và BIDV tiếp tục ra thông báo bán đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH Xây dựng sản xuất thương mại Tài Nguyên - chủ đầu tư siêu dự án Kenton Node để thu hồi nợ vay.
Kết thúc 9 tháng năm 2024, nhiều doanh nghiệp bất động sản như Nam Long, Khang Điền... ghi nhận lượng hàng tồn kho tiếp tục tăng. Thậm chí, giá trị hàng tồn kho bất động sản chiếm hơn nửa tổng tài sản của doanh nghiệp.
Giai đoạn 2019-2022, doanh thu từ dịch vụ kinh doanh bảo hiểm của Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank - mã: MBB) tăng trưởng rất nhanh nhờ lợi thế vận hành 2 công ty bảo hiểm gồm MIC và MB Ageas Life.
Năm 2023, loạt dự án bất động sản khu đô thị của Taseco Land như Central Square, Nghi Sơn Central Park... phải thế chấp ngân hàng. Mới đây, Taseco Land là đơn vị duy nhất đáp ứng điều kiện làm dự án khu đô thị hơn 3.200 tỷ đồng ở Mê Linh, Hà Nội.
Hơn 253.000 tỷ đồng nợ xấu của các ngân hàng trên sàn chứng khoán; LPBank dự định chuyển trụ sở chính và mua 5% cổ phần FPT; Thu hơn 300 tỷ đồng từ thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước trong 10 tháng; Vietcombank phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu xanh... là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.
Tính đến 30/9/2024, giá trị tổng tài sản tại BIDV cao nhất hệ thống nhưng không phải là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Đặc biệt, dư nợ cho vay khách hàng tại loạt ngân hàng ghi nhận mức tăng trưởng cao.
9 tháng đầu năm 2024, lợi nhuận sau thuế tại Nam A Bank tăng 62% so với cùng kỳ, đạt hơn 2.640 tỷ đồng. Đồng thời, lãi dự thu cũng tăng tới 69% so với đầu năm, lên hơn 3.516 tỷ đồng.