Bất động sản Biz

HoREA: Đề nghị tích hợp “phương án 1” và “phương án 2” về đặt cọc mua bất động sản

Thứ tư, 01/11/2023 | 12:46 Theo dõi BĐS Biz trên

Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) đề nghị tích hợp “phương án 1” và “phương án 2” tại khoản 5 Điều 23 Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản thành “1 phương án” quy định về “đặt cọc” để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với Điều 328 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định mục đích “đặt cọc” để “bảo đảm giao kết hợp đồng” hoặc “đặt cọc” để “bảo đảm thực hiện hợp đồng” để bảo vệ khách hàng mua, thuê mua bất động sản, nhà ở “hình thành trong tương lai” hoặc “có sẵn”.

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, quy định “đặt cọc” là “biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ” rất cần thiết trong quan hệ giao dịch dân sự, nên Điều 328 Bộ Luật Dân sự 2015 đã quy định “1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng; 2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác” (sau đây gọi “tài sản đặt cọc” là “tiền đặt cọc”).

"Bộ Luật Dân sự là “luật gốc” có phạm vi điều chỉnh rất rộng đã quy định tại Điều 1 như sau: “Bộ luật này quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự)”, mà giao dịch “đặt cọc” trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản cũng là “quan hệ dân sự” nên vừa phải được điều chỉnh bởi các quy định của Bộ Luật Dân sự 2015 (trực tiếp là Điều 328), vừa phải được quy định tại Luật Kinh doanh bất động sản do “tính đặc thù” của giao dịch “đặt cọc” trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản", ông Lê Hoàng Châu nói.

Cũng theo ông Châu, Luật Kinh doanh bất động sản 2006, 2014 đều không quy định về “đặt cọc” xảy ra trước thời điểm dự án bất động sản, nhà ở đủ điều kiện giao kết hợp đồng, huy động vốn bán nhà ở hình thành trong tương lai, nhất là đất nền, nên đã xảy ra tình trạng giới “đầu nậu, cò đất, doanh nghiệp bất lương” đã lợi dụng khoản 1 Điều 328 Bộ Luật Dân sự 2015 không quy định giá trị, tỷ lệ “tiền đặt cọc” nên đã nhận “tiền đặt cọc” của khách hàng với giá trị lớn, có trường hợp lên đến 90-95% giá trị tài sản giao dịch, thậm chí giới “đầu nậu, cò đất, doanh nghiệp bất lương” còn lập cả “dự án ma” không có cơ sở pháp lý để nhằm mục đích “lừa đảo”, gây thiệt hại rất lớn cho khách hàng, gây mất trật tự xã hội mà điển hình là vụ án lừa đảo xảy ra tại Công ty Alibaba.

Do vậy, Hiệp hội tán thành khoản 5 Điều 23 Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản đã bổ sung quy định về “đặt cọc” là rất cần thiết.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
 

Bên cạnh đó, khoản 5 Điều 23 Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản đưa ra 02 phương án để lựa chọn là chưa hợp lý, bởi lẽ cả “phương án 1” và “phương án 2” đều đúng nên cần tích hợp cả “phương án 1” và “phương án 2” thành “1 phương án” quy định về “đặt cọc” để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với Điều 328 Bộ Luật Dân sự 2015 và để cụ thể hóa quy định về “đặt cọc” trong Luật Kinh doanh bất động sản quy định “đặt cọc” để “bảo đảm giao kết hợp đồng” hoặc “đặt cọc” để “bảo đảm thực hiện hợp đồng” để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng mua, thuê mua bất động sản, nhà ở có sẵn hoặc hình thành trong tương lai.

Bởi lẽ, “Phương án 1” của “Dự thảo” tương ứng với quy định tại khoản 1 Điều 328 Bộ Luật Dân sự 2015 về mục đích “đặt cọc để bảo đảm thực hiện hợp đồng”, mà trên thực tế sau khi đã giao kết hợp đồng thì thường ít xảy ra trường hợp bên đặt cọc bị bên nhận đặt cọc “lừa đảo” do việc giao kết hợp đồng thường được các bên kiểm tra chặt chẽ và thực hiện theo quy định của pháp luật và khi thực hiện hợp đồng thì “tiền đặt cọc” thường được cấn trừ vào số tiền thanh toán lần đầu của giao dịch.

Còn “Phương án 2” của “Dự thảo” tương ứng với quy định tại khoản 1 Điều 328 Bộ Luật Dân sự 2015 về mục đích “đặt cọc để bảo đảm giao kết hợp đồng”, mà trên thực tế trước khi giao kết hợp đồng thì mới thường xảy ra tình trạng bên đặt cọc bị bên nhận đặt cọc “lừa đảo” và không thực hiện “giao kết hợp đồng”, gây thiệt hại cho bên đặt cọc như đã nêu trên đây.

Đối với ý kiến yêu cầu quy định chặt chẽ việc chủ đầu tư sử dụng “tiền đặt cọc” phải đúng mục đích, Hiệp hội nhận thấy khoản 4 Điều 8 Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản đã quy định cấm chủ đầu tư “4. Thu tiền trong bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai không đúng quy định của Luật này; sử dụng tiền thu từ bên mua, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai trái quy định của pháp luật”, trong đó đã bao gồm “tiền đặt cọc” nên không cần thiết phải quy định thêm.

Trên cơ sở đó, HoREA đề nghị tích hợp “phương án 1” và “phương án 2” thành “1 phương án” quy định về “đặt cọc” tại khoản 5 Điều 23 Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), như sau:

“Phương án 1:

“5. Chủ đầu tư dự án bất động sản chỉ được thu tiền đặt cọc từ khách hàng khi nhà ở, công trình xây dựng đã có đủ các điều kiện đưa vào kinh doanh và đã thực hiện giao dịch theo đúng quy định của Luật này nhằm mục đích bảo đảm thực hiện hợp đồng hoặc Phương án 2:  5. Chủ đầu tư dự án bất động sản chỉ được thu tiền đặt cọc nhằm mục đích bảo đảm giao kết hợp đồng theo thỏa thuận với khách hàng khi dự án có thiết kế cơ sở được cơ quan nhà nước thẩm định và chủ đầu tư có một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật này. Thỏa thuận đặt cọc phải ghi rõ giá bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng. Số tiền đặt cọc tối đa theo quy định của Chính phủ nhưng không vượt quá 10% giá bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, bảo đảm phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, từng loại hình bất động sản”.

Để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, HoREA đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 328 Bộ Luật Dân sự 2015, như sau:

“1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Trường hợp pháp luật khác có quy định về đặt cọc thì thực hiện theo quy định của Bộ luật này và pháp luật có liên quan”.

Nhật Lâm

Theo vnmedia.vn Copy
Hà Nội sắp đấu giá 112 lô đất, giá khởi điểm chỉ từ 2,3 triệu đồng/m2

Hà Nội sắp đấu giá 112 lô đất, giá khởi điểm chỉ từ 2,3 triệu đồng/m2

Tư bgafy mai 19/10 quận Hà Đông, TP Hà Nội sẽ tổ chức đấu giá các lô đất, cho đến hết tháng 10, các huyện ngoại thành như Thường Tín, Mỹ Đức và Ba Vì sẽ đấu giá đất với giá khởi điểm chỉ từ 2,3 triệu đồng/m2.
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 17/10: Dự án Aria Đà Nẵng bỏ hoang trên 'đất vàng' ven biển

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 17/10: Dự án Aria Đà Nẵng bỏ hoang trên "đất vàng" ven biển

Đồng Nai đấu giá gần 39ha đất cụm công nghiệp Long Giao; Người Hà Nội được mua nhà ở xã hội tại TP HCM; Quảng Ngãi ban hành quy định mới về diện tích tối thiểu khi tách thửa đất… là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý.
Thị trường văn phòng TP HCM quý III/2024: Bổ sung nguồn cung dồi dào

Thị trường văn phòng TP HCM quý III/2024: Bổ sung nguồn cung dồi dào

Thị trường văn phòng TP HCM trong quý III/2024 được bổ sung nguồn cung dồi dào từ văn phong cho thuê hạng B, với diện tích khoảng hơn 50.000 m2.
Quyết định mới về tách thửa, hợp thửa đất tại Hà Nội từ ngày 7/10

Quyết định mới về tách thửa, hợp thửa đất tại Hà Nội từ ngày 7/10

Theo Quyết định 61/2024/QĐ-UBND, thửa đất phải có chiều dài và chiều rộng từ 4m trở lên, diện tích tối thiểu là 50m².
Bộ Tài chính đề xuất giảm tiền thuê đất năm 2024

Bộ Tài chính đề xuất giảm tiền thuê đất năm 2024

Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% tiền thuê đất phải nộp của năm 2024 đối với người thuê đất.
Lương hơn 20 triệu/tháng không tiêu xài cần 18 năm mới có thể mua chung cư giá 4 tỷ đồng tại Hà Nội

Lương hơn 20 triệu/tháng không tiêu xài cần 18 năm mới có thể mua chung cư giá 4 tỷ đồng tại Hà Nội

Với mức thu nhập trung bình của một hộ gia đình tại Hà Nội là khoảng 250 triệu đồng năm (tương đương hơn 20 triệu đồng tháng), trong khi giá một căn hộ trung bình khoảng 4 tỷ đồng thì người dân cần tới 18 năm tiết kiệm không tiêu dùng thì mới có thể mua được nhà.
'Choáng' với giá nhà tập thể cũ ở trung tâm Hà Nội

"Choáng" với giá nhà tập thể cũ ở trung tâm Hà Nội

Một số căn nhà tập thể trên phố Vọng Đức (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đang được rao bán với mức giá gần 10 tỷ đồng/căn có diện tích chỉ 30m2.
Gỡ nút thắt để khách hàng “ngồi nhà vẫn mua được nhà”

Gỡ nút thắt để khách hàng “ngồi nhà vẫn mua được nhà”

Thông tin bất động sản (BĐS) rõ ràng, trực quan, giá cả minh bạch, quy trình giao dịch nhanh chóng, an toàn, giúp khách hàng tiết kiệm cả thời gian, công sức và chi phí - giải pháp Proptech như Vinhomes Market đang mở hướng đi mới cho việc thực hiện mua bán nhà trực tuyến.
Bất động sản Biz