Bất động sản Biz

Kênh bán bảo hiểm qua ngân hàng không còn "màu mỡ"?

Thứ năm, 24/08/2023 | 09:59 Theo dõi BĐS Biz trên

Từng kiếm về hàng trăm, nghìn tỷ đồng nhưng hiện tại thu nhập từ bán bảo hiểm tại một số ngân hàng như MB, VIB, TPBank sụt giảm mạnh sau hàng loạt lùm xùm hoạt động chào bán bảo hiểm bị biến tướng.

Kênh bán bảo hiểm qua ngân hàng không còn “màu mỡ” như trước

Trong các năm trước, hoạt động bán chéo bảo hiểm qua kênh ngân hàng (bancassurance) là một nguồn thu lớn với các nhà băng. Chẳng hạn ngân hàng MB từng kiếm về hơn 10.000 tỷ đồng doanh thu từ bảo hiểm vào năm 2022, chiếm khoảng 72% tổng thu nhập mảng dịch vụ.

Thế nhưng, sau những lùm xùm liên quan đến bancassurance từ nửa cuối năm ngoái đã kéo giảm niềm tin trên thị trường bảo hiểm nhân thọ nói riêng, ngành bảo hiểm nói chung. Hậu quả từ cuộc khủng hoảng niềm tin trong ngành bảo hiểm khiến kênh bancassurance không còn "màu mỡ" như trước. Điều này được nhìn thấy trong thu nhập từ bảo hiểm của một số ngân hàng nửa đầu năm 2023.

Theo Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS), thu nhập từ bán chéo bảo hiểm (chiếm khoảng 30% thu nhập dịch vụ) của ngành ngân hàng bị ảnh hưởng do có các vụ việc lùm xùm trong hoạt động phân phối bảo hiểm qua ngân hàng và các cơ quan quản lý đẩy mạnh hoạt động thanh kiểm tra, trong khi thu nhập của người dân giảm sút vì kinh tế khó khăn.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, thu nhập từ hoạt động bán chéo bảo hiểm của một số ngân hàng đã giảm trên 50% so với cùng kỳ năm trước.

Kênh bán bảo hiểm qua ngân hàng không còn 'màu mỡ'?

Đơn cử tại ngân hàng MB, kênh bancassurance là động lực tăng trưởng chính trong mảng dịch vụ. Việc trực tiếp sở hữu 2 công ty bảo hiểm là MIC (MB sở hữu 68,37%) và MB Ageas Life (61%) trong cả hai phân khúc nhân thọ và phi nhân thọ đã đóng góp một phần quan trọng vào lợi nhuận ngân hàng mỗi năm.

Thu nhập từ bán chéo bảo hiểm của ngân hàng MB tăng rất nhanh trong giai đoạn 2019-2022. Tuy nhiên, đến 6 tháng đầu năm 2023, ghi nhận khoản thu từ kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm tại MB giảm 17% so với cùng kỳ, mang về hơn 4.194 tỷ đồng trong khi đó chi về hoạt động kinh doanh bảo hiểm giảm 15% còn hơn 2.600 tỷ đồng.

Cùng kỳ năm ngoái, MB kiếm được gần 5.100 tỷ đồng, trong khi chi phí hơn 3.100 tỷ đồng, thu về lãi thuần từ hoạt động bảo hiểm gần 2.000 tỷ đồng.

Tương tự tại TPBank, 6 tháng đầu năm 2023, thu từ kinh doanh, dịch vụ tư vấn và bảo hiểm tại nhà băng này giảm tới 55% so với cùng kỳ 2022, xuống còn 224 tỷ đồng.

Năm 2019, TPBank và Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam (Sun Life Việt Nam) ký kết hợp đồng bảo hiểm độc quyền trị giá 30,9 USD. Sun Life Việt Nam sẽ là đối tác cung cấp các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ độc quyền cho TPBank trong 15 năm tới. Việc hợp tác bắt đầu từ đầu năm 2020. Cũng có giai đoạn TPBank hợp tác cùng Manulife. Kể từ đó, thu từ kinh doanh, dịch vụ tư vấn và bảo hiểm tại TPBank liên tục tăng.

Kênh bán bảo hiểm qua ngân hàng không còn 'màu mỡ'?
Nguồn: Báo cáo tài chính Soát xét 6 tháng đầu năm 2023 tại TPBank.
 

Tại ngân hàng VIB kênh bancassurance cũng không còn "màu mỡ" như trước.

Theo đó, năm 2015, ngân hàng VIB và Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam (Prudential) chính thức ký kết thỏa thuận đối tác chiến lược lâu dài, triển khai mô hình kinh doanh bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance) trong thời hạn 15 năm. Từ sau đó, nguồn thu từ hoa hồng bảo hiểm ngày càng gia tăng trên báo cáo tài chính của VIB.

Trong 4 năm 2019-2022, doanh thu từ dịch vụ hoa hồng bảo hiểm của VIB đều đạt trên 1.000 tỷ đồng. Năm 2018, thu phí hoạt động bảo hiểm mới chỉ đạt gần 240 tỷ đồng. Tuy nhiên, con số này đã tăng lên 1.112 tỷ đồng vào năm 2019 và hơn 1.217 tỷ đồng vào năm 2020. Đến năm 2022, thu nhập từ dịch vụ hoa hồng bảo hiểm của VIB đạt 1.302 tỷ đồng, tăng nhẹ 9% so với năm 2021.

Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm 2023, hoa hồng bảo hiểm tại ngân hàng VIB giảm tới 46% so với cùng kỳ, ghi nhận hơn 315 tỷ đồng, chi phí cho dịch vụ hoa hồng bảo hiểm gần 24 tỷ đồng. trong khi cùng kỳ 2022 hơn 76 tỷ đồng.

Kênh bán bảo hiểm qua ngân hàng không còn 'màu mỡ'?

Thậm chí tại SeABank thu nhập từ bảo hiểm trong 6 tháng đầu năm 2023 giảm tới 81% so với cùng kỳ, còn vỏn vẹn 46 tỷ đồng, KienLongBank giảm tới 93% xuống còn 2 tỷ đồng;…

Theo số liệu thống kê từ Chứng khoán SSI (SSI Reserch), doanh thu phí bảo hiểm mới qua kênh bancassurance đã sụt giảm mạnh trong nửa đầu năm 2023, đặc biệt trong quý 2/2023. Trong 13 ngân hàng khảo sát, trừ Vietcombank, các ngân hàng còn lại đều ghi nhận doanh thu này giảm trong 6 tháng đầu năm, thậm chí có ngân hàng ghi nhận mức giảm trên 50% so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, doanh thu phí bảo hiểm mới tại VIB và TPBank cùng giảm 68%, tại Techcombank giảm 60% và tại MB giảm 54%.

Kênh bán bảo hiểm qua ngân hàng không còn 'màu mỡ'?

Vì sao bảo hiểm không còn là 'trái ngọt' của các ngân hàng?

Số liệu từ Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV), tổng doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới toàn thị trường 5 tháng đầu năm 2023 ước đạt 12.867 tỷ đồng giảm 34,2 % so với cùng kỳ năm trước. Số hợp đồng khai thác mới chỉ đạt 860.740 hợp đồng, giảm 27,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Những con số này cho thấy bức tranh xám màu của kênh bán chéo bảo hiểm qua ngân hàng. Trong khi những năm trước, đây là kênh mang lại phần lớn doanh thu của các doanh nghiệp bảo hiểm.

Trong năm 2022 có gần 1 triệu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được phân phối qua kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng, chiếm 46% doanh số khai thác mới…

Lũy kế đến hết năm 2022, có hơn 2,92 triệu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được bán theo hình thức này, với tổng phí 44.959 tỷ đồng, chiếm khoảng 25% tổng doanh số. Trong đó 36,3% tổng số hợp đồng khai thác mới trong năm 2022 là hợp đồng bảo hiểm liên kết chung, 21,9% là liên kết đơn vị.

Theo ông Ngô Trung Dũng, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, sự tăng trưởng nóng của những sản phẩm phức tạp như bảo hiểm liên kết chung, bảo hiểm liên kết đầu tư là một phần nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng bảo hiểm hiện nay.

Đáng nói, trong kết luận thanh tra 4 công ty bảo hiểm nhân thọ được Bộ Tài chính công bố, tỷ lệ hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng bị hủy chỉ sau một năm rất cao, có nơi lên tới 73%. Điều này đồng nghĩa với hàng nghìn tỷ đồng đóng bảo hiểm của khách hàng trong năm đầu tiên bị "mất trắng".

Kênh bán bảo hiểm qua ngân hàng không còn 'màu mỡ'?

Có thể thấy, nguyên nhân chính khiến “mỏ vàng” bảo hiểm của các ngân hàng bị hao hụt là thời gian qua, hoạt động chào bán bảo hiểm bị biến tướng, nhiều ngân hàng có dấu hiệu nhập nhèm bảo hiểm với tiền gửi tiết kiệm qua hình thức “tiết kiệm thông minh”, “tiết kiệm đầu tư”…, gây mất niềm tin.

Ngoài ra, sự suy giảm của ngành bảo hiểm trong nửa đầu năm nay không hoàn toàn đến từ cuộc khủng hoảng niềm tin mà còn đang "ngấm đòn" từ suy thoái kinh tế, người tiêu dùng phải đối mặt với sức ép về chi phí sinh hoạt tăng lên… Đây cũng là nguyên nhân có thể kéo dài đà suy giảm của ngành bảo hiểm trong nửa cuối năm 2023, thậm chí có thể ảnh hưởng qua những năm sau.

Ngân hàng vẫn kỳ vọng vào mảng bảo hiểm

Thực tế vẫn nhiều ngân hàng vẫn kỳ vọng vào mảng kinh doanh bảo hiểm sẽ có đóng góp tích cực vào tổng lợi nhuận.

Đơn cử tại ngân hàng VIB, trong ĐHĐCĐ thường niên 2023, lãnh đạo VIB đang đàm phán với Prudential gia hạn hợp đồng trong 13 năm tới, tạo ra lợi ích thiết thực cho những người tham gia mua bảo hiểm, bảo hiểm khoản vay, bảo hiểm đầu tư…Năm 2023, VIB tin tưởng hoạt động bancassurance của ngân hàng sẽ tăng trưởng tốt.

Hay tại Vietinbank, năm 2023 đặt mục tiêu doanh thu phí bảo hiểm đạt 4.080 tỷ đồng, tăng 30%, thu phí bảo hiểm về ngân hàng đạt 809 tỷ đồng, trong đó mảng bảo hiểm nhân thọ qua Manulife tăng 51%.

Ông Nguyễn Hoàng Dũng - Phó tổng giám đốc VietinBank cho biết, mảng bảo hiểm chủ yếu tập trung vào khách hàng cá nhân thông qua hoạt động bancassurance, lên đến 99,8%. Ngân hàng có 15 triệu khách. 40.000 người tham gia bảo hiểm, mới chiếm 0,2%. "Con số này cho thấy nếu tập trung, có định hướng, giải pháp đúng thì mảng này có thể mang lại giá trị lớn cho ngân hàng", ông nói.

Lê Thanh

Theo suckhoeviet.org.vn Copy
Vua hầm Đèo Cả lãi trăm tỷ, đang gánh nợ hơn 33.000 tỷ đồng

Vua hầm Đèo Cả lãi trăm tỷ, đang gánh nợ hơn 33.000 tỷ đồng

Tại thời điểm ngày 30/6/2024, Tập đoàn Đèo Cả có tổng nợ phải trả hơn 33.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 76% nguồn vốn doanh nghiệp.
Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long phát hành 950 tỷ đồng trái phiếu để trả nợ

Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long phát hành 950 tỷ đồng trái phiếu để trả nợ

Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long (NLG - sàn HOSE) vừa phát hành 950 tỷ đồng trái phiếu trong tháng 8/2024 nhằm thanh toán lô trái phiếu phát hành năm 2021.
Công ty tài chính vốn ngoại kinh doanh ra sao trong nửa đầu năm 2024?

Công ty tài chính vốn ngoại kinh doanh ra sao trong nửa đầu năm 2024?

Shinhan Finance, Home Credit, Mirae Asset hiện là công ty tài chính tiêu dùng 100% vốn nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.
Tình hình kinh doanh các nhà thầu vừa giành gói thầu 6.300 tỷ đồng tại Sân bay Long Thành

Tình hình kinh doanh các nhà thầu vừa giành gói thầu 6.300 tỷ đồng tại Sân bay Long Thành

Nhóm nhà thầu vừa giành gói thầu 6.300 tỷ đồng tại Sân bay Long Thành từng liên danh và trúng gói thầu trị giá 8.100 tỷ đồng vào tháng 8/2023.
Ngân hàng Agribank rao bán khoản nợ được thế chấp bằng 29 căn hộ tại Dự án Ocean Gate

Ngân hàng Agribank rao bán khoản nợ được thế chấp bằng 29 căn hộ tại Dự án Ocean Gate

Ngân hàng Agribank đang chuẩn bị rao bán khoản nợ được thế chấp bởi các căn hộ tại Dự án Ocean Gate Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa).
Tốc độ tăng nợ nhóm 2 ngân hàng có xu hướng chậm lại

Tốc độ tăng nợ nhóm 2 ngân hàng có xu hướng chậm lại

Nửa đầu năm 2024, nợ nhóm 2 của các ngân hàng tiếp tục tăng, song tốc độ tăng của nhóm nợ này chậm hơn đáng kể so với nợ xấu.
Nhà Khang Điền (KDH) muốn phát hành hơn 100 triệu cổ phiếu

Nhà Khang Điền (KDH) muốn phát hành hơn 100 triệu cổ phiếu

CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (HoSE: Mã chứng khoán KDH) công bố nghị quyết HĐQT thông qua triển khai thực hiện phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2023 và phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP).
Vietcombank có hơn 20.000 tỷ đồng lợi nhuận, dư nợ cho vay khách hàng 1,37 triệu tỷ đồng

Vietcombank có hơn 20.000 tỷ đồng lợi nhuận, dư nợ cho vay khách hàng 1,37 triệu tỷ đồng

Sau nửa đầu năm 2024, Vietcombank đã hoàn thành gần 50% kế hoạch lợi nhuận năm. Tính đến ngày 30/6/2024, dư nợ cho vay khách hàng đạt gần 1,37 triệu tỷ đồng, tăng gần 8% so với đầu năm.
Bất động sản Biz