Bất động sản Biz

Ngân hàng MB cho vay lĩnh vực bất động sản hơn 42.000 tỷ đồng, tỷ lệ LDR vượt trần

Thứ ba, 29/11/2022 | 11:20 Theo dõi BĐS Biz trên

Tính đến hết quý 3/2022, ngân hàng MB đang cho vay tổng cộng hơn 42.152 tỷ đồng liên quan đến lĩnh vực bất động sản. Nợ xấu và lãi dự thu đều biến động và 'sở hữu' gần 140.000 tỷ đồng nghĩa vụ nợ tiềm ẩn.

Ngân hàng MB đang cho vay hơn 42.000 tỷ đồng lĩnh vực bất động sản

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2022 của Ngân hàng TMCP Quân đội (MB - mã: MBB), tính đến hết quý 3/2022, ngoài cho vay cá nhân (hộ kinh doanh, cá nhân) hơn 205.873 tỷ đồng, chiếm tới 48% dư nợ cho vay thì ngân hàng MB còn đang cho vay nhiều ở lĩnh vực xây dựng, kinh doanh bất động sản…

Cụ thể, tính đến hết quý 3/2022, MB cho vay hơn 23.157 tỷ đồng ngành xây dựng (chiếm 5,43% tổng dư nợ); cho vay kinh doanh bất động sản hơn 18.995 tỷ đồng (chiếm 4,5% tổng dư nợ). Như vậy, nhà băng này đang cho vay tổng cộng hơn 42.152 tỷ đồng liên quan đến lĩnh vực bất động sản.

Ngoài ra, MB còn cho vay nhiều ở ngành bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy và xe có động cơ khác gần 100.909 tỷ đồng (chiếm 24% tổng dư nợ). Đặc biệt, MB đang cho vay hơn 141.711 tỷ đồng (chiếm 33,25% tổng dư nợ) ở hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tư tiêu dùng của hộ gia đình.

Bên cạnh đó, tính đến hết quý 3/2022, trái phiếu doanh nghiệp tại ngân hàng MB chiếm tới gần 11% tổng dư nợ tín dụng, ghi nhận gần 45.717 tỷ đồng, tăng 17% so với đầu năm. Trái phiếu tại MB có kỳ hạn từ 9 tháng đến 15 năm và có lãi suất từ 3,79% đến 10,05%/năm.

Ngân hàng MB cho vay lĩnh vực bất động sản hơn 42.000 tỷ đồng, tỷ lệ LDR vượt trần
Nguồn: BCTC hợp nhất quý 3/2022 tại ngân hàng MB
 

Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) từng nhận định, bên cạnh cho vay xây dựng và bất động sản chiếm 5,6% và 4,5% tổng dư nợ, trái phiếu doanh nghiệp tại MB chiếm 11% tổng tín dụng với 33% là trái phiếu bất động sản và 43% là trái phiếu năng lượng tái tạo.

53% trái phiếu bất động sản sẽ đáo hạn trong 3 năm tới trong khi con số này ở mảng năng lượng tái tạo chỉ là 2,3%, cho thấy áp lực đáng kể ở mảng bất động sản.

Mặc dù ngân hàng MB lạc quan về dòng tiền trả nợ khi tỷ lệ bán hàng của các dự án của các nhà phát hành trái phiếu trong danh mục của mình hiện đạt trên 80%, VDSC nhận thấy rủi ro về tiêu thụ của nhóm bất động sản (gián tiếp là xây dựng) sẽ tăng lên khi xét đến tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo (LTV) của phân khúc cho vay bất động sản khá cao tầm 70% và tỷ lệ nợ/thu nhập của khách hàng cá nhân vay mua nhà lên đến 70%, trong bối cảnh thu nhập của người mua nhà ít nhiều sẽ chịu tác động tiêu cực của bối cảnh vĩ mô.

Đặc biệt, chất lượng tài sản và chi phí rủi ro tại ngân hàng MB đang được kiểm soát tốt nhưng áp lực đang gia tăng.

Cụ thể, VDSC nhận định, tỷ lệ nợ xấu tăng trong 6 tháng 2022 do tốc độ phục hồi không đồng đều giữa các phân khúc và có thể do độ trễ ở mảng tài chính tiêu dùng. Bối cảnh kinh tế vĩ mô có chiều hướng xấu đi sẽ tạo áp lực tăng tỷ lệ nợ xấu lên tất cả các phân khúc nhưng nhiều nhất là ở nhóm SMEs (ngành nhà hàng khách sạn) và các khách hàng được cơ cấu nhưng chậm phục hồi trong các đợt dịch Covid trước đây.

Ban lãnh đạo dự kiến NPL toàn hàng của ngân hàng mẹ trong 6 tháng tới xấp xỉ 1% (Q2/22: 0,95%). Nợ cơ cấu giảm 23% từ 0,8% tổng dư nợ cuối Q2 về 0,6% tổng dư nợ cuối tháng 8, hay giảm ròng 772 tỷ đồng.

Tỷ lệ bao phủ nợ xấu cuối tháng 8 gần 200%, tiếp tục xu hướng đi xuống của hai quý đầu năm và dường như phản ánh kỳ vọng của MBB về khả năng phục hồi của nợ cơ cấu.

Nợ xấu ở mảng cho vay tiêu dùng Mcredit là yếu tố cần lưu ý. Đến cuối tháng 8, NPL vẫn duy trì tương đương mức thông thường là 6,5%, trong khi tăng trưởng tín dụng đạt 35% Ytd (cuối Q2: +29% Ytd).

Xem xét tỷ lệ nợ xấu hình thành ròng (nợ xấu tăng ròng trong quý trước khi xóa nợ) của Mcredit đã tăng liên tục trong hai quý gần nhất, định hướng giữ ổn định tỷ lệ NPL của ban lãnh đạo cùng với lãi suất và lạm phát đều có xu hướng đi lên tác động tiêu cực đến khả năng trả nợ của nhóm khách hàng thu nhập thấp, VDSC cho rằng biên chi phí tín dụng của Mcredit sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Tuy nhiên, tác động lên chi phí tín dụng hợp nhất là không đáng kể do quy mô nhỏ của Mcredit (6% dư nợ hợp nhất). Trên cơ sở hợp nhất, VDSC giữ nguyên kỳ vọng về khả năng trích lập dự phòng giảm sẽ giúp chi phí tín dụng cải thiện trên nền cao của 2H2021.

Lãi dự thu và nợ xấu biến động

Mặc dù ngân hàng MB lãi khủng trong 9 tháng đầu năm 2022, đứng vị trí thứ 4 toàn ngành với hơn 18.192 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Song chất lượng tín dụng tại MB cũng không mấy khả quan khi lãi dự thu và nợ xấu đồng loạt tăng. Con số này thể hiện khá rõ nét trong báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2022 vừa được ngân hàng công bố.

Cụ thể, tính đến hết quý 3/2022, lãi dự thu tại MB tăng tới 31% so với đầu năm, lên mức 6.033 tỷ đồng. Đồng thời, tổng nợ xấu tại MB tăng 35% so với đầu năm, lên mức 4.415 tỷ đồng. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn tăng mạnh nhất. Kết quả, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ mức 0,9% đầu năm lên 1,04% (tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp trong hệ thống).

Chưa kể, tính đến hết quý 3/2022, nợ nhóm 2 tại MB (nợ cần chú ý) lại tăng khá mạnh so với đầu năm. Cụ thể, tăng từ 3.913 tỷ đồng hồi đầu năm lên gần 6.955 tỷ đồng, tương đương tăng thêm 3.000 tỷ đồng, tăng tới 78% so với đầu năm. Đây là nhóm nợ có xu hướng sẽ trở thành nợ xấu trong điều kiện không thanh toán được đúng hạn các khoản vay.

chi tiết nợ xấu
Chi tiết các nhóm nợ xấu (Nguồn: BCTC hợp nhất quý 3/2022 tại ngân hàng MB)

Lãi dự thu được hiểu là dòng tiền không có thật nhưng vẫn được ghi nhận vào thu nhập của ngân hàng. Khi đó, lợi nhuận từ các khoản này ngân hàng chưa được thu về nhưng vẫn phải thực hiện nộp thuế cho phần thu nhập đó và được sử dụng để chia cổ tức. Điều này dẫn đến việc khi rủi ro xảy ra, các khoản lãi dự thu không thể thu hồi, toàn bộ những kế hoạch đã thực hiện trước có thể phải thay đổi.

Đây là một việc được đánh giá là nhạy cảm và khá khó khăn trong quá trình xử lý. Không những thế, nó còn ảnh hưởng đến hoạt động cho nhiều năm về sau. Do đó, lãi dự thu cũng là một "khối u" nhức nhối không kém gì nợ xấu.

Ngoài ra, chỉ tiêu ngoại bảng cũng cho thấy, ngân hàng MB đang có hơn 139.769 tỷ đồng nghĩa vụ nợ tiềm ẩn. Trong đó, ‘bảo lãnh vay vốn’ hơn 159 tỷ đồng; ‘cam kết trong nghiệp vụ L/C’ ghi nhận hơn 31.311 tỷ đồng, cao gấp 197 lần bảo lãnh vay vốn; còn ‘bảo lãnh khác’ ghi nhận hơn 108.299 tỷ đồng, cao gấp 3,4 lần cam kết nghiệp vụ L/C

Chỉ tiêu ngoại bảng trong báo cáo tài chính của ngân hàng là các cam kết giao dịch hối đoái và nghĩa vụ nợ tiềm ẩn. Các cam kết giao dịch hối đoái chủ yếu là các hợp đồng phái sinh nên rủi ro thấp. Còn nghĩa vụ nợ tiềm ẩn bao gồm cam kết bảo lãnh vay vốn, cam kết trong nghiệp vụ L/C (bảo lãnh qua thư tín dụng) và cam kết trong bảo lãnh khác. Cam kết bảo lãnh vay vốn thì nhiều rủi ro hơn các nghiệp vụ L/C, nhưng lại thường chiếm tỷ trọng nhỏ, trong khi đó, cam kết trong nghiệp vụ L/C lại có rủi ro thấp nhất và cam kết trong bảo lãnh khác nhiều rủi ro hơn L/C.

Nghĩa vụ nợ tiềm ẩn không được phản ánh trực tiếp trong bảng cân đối kế toán mà chỉ được ghi nhận ngoại bảng. Các khoản nợ này được phát sinh khi ngân hàng và khách hàng ký các cam kết tín dụng, hạn mức thấu chi chưa sử dụng hoặc thư tín dụng. Vì vậy, nó như một ‘quả bom’ nổ chậm trong tương lai.

Đáng chú ý, khả năng gặp rủi ro tại ngân hàng MB cũng khá cao khi ‘nghĩa vụ nợ tiềm ẩn/cho vay khách hàng’ tính đến hết quý 3/2022 chiếm đến 33%, đồng thời tỷ trọng ‘bảo lãnh khác’ chiếm 77,5% tổng nghĩa vụ nợ tiềm ẩn.

Ngân hàng MB cho vay lĩnh vực bất động sản hơn 42.000 tỷ đồng, tỷ lệ LDR vượt trần
Nghĩa vụ nợ tiềm ẩn tại MB (Nguồn: BCTC hợp nhất quý 3/2022 tại ngân hàng MB)
 
Ngân hàng MB cho vay lĩnh vực bất động sản hơn 42.000 tỷ đồng, tỷ lệ LDR vượt trần
Ngân hàng MB cho vay lĩnh vực bất động sản hơn 42.000 tỷ đồng, tỷ lệ LDR vượt trần

Tỷ lệ LDR tại ngân hàng MB cao

Theo Thông tư 22/2019/TT-NHNN, từ ngày 01/01/2020, tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (LDR) tối đa ở mức 85% đối với ngân hàng quốc doanh và thương mại cổ phần.

Tỷ lệ LDR theo Thông tư 22 bao gồm: Thị trường 1 (giao dịch giữa các định chế tài chính với doanh nghiệp và dân cư) và thị trường 2 (liên ngân hàng, giao dịch giữa các định chế tài chính, giữa NHTW với các định chế tài chính). Do đó, một số ngân hàng có thế mạnh trên thị trường liên ngân hàng (đặc biệt là có các nguồn vốn từ các ngân hàng nước ngoài) sẽ giúp tỷ lệ LDR theo Thông tư 22 thấp hơn tỷ lệ LDR chỉ tính riêng thị trường 1.

Thông thường, tỷ lệ LDR dao động từ 80-85% là mức tốt nhất để ngân hàng tạo ra lợi nhuận mà vẫn có thể kiểm soát được rủi ro. Tỷ lệ LDR càng cao cho thấy khả năng sinh lời càng cao nhưng đồng thời rủi ro thanh khoản cũng tăng theo. Tỷ lệ này vượt mức 100% cũng đồng nghĩa với việc các ngân hàng đang cho vay nhiều hơn nguồn vốn huy động về.

Ngân hàng MB cho vay lĩnh vực bất động sản hơn 42.000 tỷ đồng, tỷ lệ LDR vượt trần
Ngân hàng MB cho vay lĩnh vực bất động sản hơn 42.000 tỷ đồng, tỷ lệ LDR vượt trần

Tại ngân hàng MB, tính đến hết quý 3/2022, cho vay khách hàng tăng 17% so với đầu năm, lên mức 426.233 tỷ đồng trong khi đó tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động ở mức thấp (bao gồm tiền gửi khách hàng giảm 2% xuống còn 377.145 tỷ đồng và phát hành giấy tờ có giá tăng 52% lên mức 101.773 tỷ đồng).

Chính vì chênh lệch giữa cho vay và huy động dẫn đến tỷ lệ LDR tại MB tính đến hết quý 3/2022 vượt trần cho phép (85%), tăng từ mức 80,51% hồi đầu năm lên mức 89% chỉ sau 9 tháng.

Thực tế, cuộc chạy đua lãi suất huy động thời gian qua cũng đã cho thấy mức độ khá căng thẳng khi ngân hàng phải tăng cường bù đắp nguồn vốn cho phần cho vay ra trong 9 tháng đầu năm 2022.

Trả lời với báo chí gần đây, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, xét về bình diện toàn hệ thống, thanh khoản của các tổ chức tín dụng hiện nay vẫn tốt và có dư thừa. Trong tháng 10 vừa qua, thị trường chủ yếu chịu tác động của yếu tố tâm lý và những diễn biến phức tạp của thị trường thế giới. Trước tình hình đó, NHNN đã nhanh chóng, kịp thời thực hiện vai trò điều tiết của mình thông qua triển khai các công cụ, giải pháp để hỗ trợ thanh khoản hệ thống.

Hà Phương - Huy Tùng

Theo kinhtexaydung.petrotimes.vn Copy
Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu

Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu

T&M Vân Phong - Chủ siêu dự án Wonder City Vân Phong Bay, là thành viên của Eurowindow Holding lãi chưa đầy chục tỷ trong năm 2023, còn khoảng 152 tỷ đồng nợ phải trả.
Cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ bị đưa vào diện cảnh báo

Cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ bị đưa vào diện cảnh báo

Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) ra quyết định về việc đưa cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ (Cenland) vào diện cảnh báo kể từ ngày 10/4/2024.
VietABank: Lợi nhuận năm 2023 giảm mạnh sau kiểm toán, lãi dự thu bất ngờ tăng thêm nghìn tỷ

VietABank: Lợi nhuận năm 2023 giảm mạnh sau kiểm toán, lãi dự thu bất ngờ tăng thêm nghìn tỷ

Sau kiểm toán, lợi nhuận tại VietABank năm 2023 "bốc hơi" hơn chục tỷ đồng, lãi dự thu gần 8.000 tỷ đồng. Trong khi nhà băng này đang sở hữu "núi" sổ đỏ thế chấp.
Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và 'người thân' đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và "người thân" đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Mới đây Luật các tổ chức tín dụng 2024 đã được thông qua, trong đó đáng chú ý nhất là việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu tại ngân hàng. Theo Luật mới, cổ đông và người có liên quan không được sở hữu quá 15%, giảm so với quy định hiện hành là 20%.
SeABank đang rót tiền nhiều nhất vào ngành nào?

SeABank đang rót tiền nhiều nhất vào ngành nào?

Năm 2023, cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã: SSB) ghi nhận thay đổi với hàng loạt sổ đỏ thế chấp.
Nợ xấu vẫn là nỗi lo đối với nhóm công ty tài chính tiêu dùng

Nợ xấu vẫn là nỗi lo đối với nhóm công ty tài chính tiêu dùng

Năm 2023, điều kiện kinh tế không thuận lợi đã tiếp tục gây ảnh hưởng tiêu cực tới lợi nhuận và nợ xấu tại nhóm công ty tài chính tiêu dùng.
2 lần hạ lãi suất gói tín dụng 120.000 tỷ vẫn “ế vốn”, doanh nghiệp đề xuất nới thêm đối tượng được vay

2 lần hạ lãi suất gói tín dụng 120.000 tỷ vẫn “ế vốn”, doanh nghiệp đề xuất nới thêm đối tượng được vay

Trước đây, chúng ta có gói 30 ngàn tỷ đồng nhưng sau đó đã dừng, nên nhiều khách hàng là người dân, công nhân, lực lượng vũ trang khi mua nhà không được hưởng ưu đãi...
MSB thông báo bán đấu giá loạt tài sản đảm bảo

MSB thông báo bán đấu giá loạt tài sản đảm bảo

Do khách hàng kinh doanh khó khăn không trả được nợ khiến nhiều khoản vay quá hạn, ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mã: MSB) đồng loạt thông báo bán đấu giá tài sản để thu hồi nợ tồn đọng.
Bất động sản Biz