Bất động sản Biz

DNP Holding là công ty gì? DNP Holding làm ăn ra sao?

Chủ nhật, 16/07/2023 | 21:53 Theo dõi BĐS Biz trên

Công ty cổ phần DNP Holding hiện đứng thứ 104 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2022. DNP Holding là công ty gì? DNP Holding làm ăn ra sao?

DNP Holding là công ty gì?
 

DNP Holding là công ty gì?

DNP Holding là cách gọi tắt của Công ty Cổ phần DNP Holding (HNX: DNP, tên Tiếng Anh: DNP Holding Joint Stock Company). DNP Holding là doanh nghiệp đang kinh doanh ngành hàng sản xuất các sản phẩm nhựa và cao su; Sản xuất các sản phẩm nhựa.

Công ty Cổ phần DNP Holding có trụ sở chính tại Đường 9 KCN Nhơn Trạch 1-Phường An Bình-TP. Biên Hòa-Tỉnh Đồng Nai và đang đứng thứ 104 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2022.

Được biết DNP Holding thành lập từ năm 1976, DNP (Dong Nai Plastic JSC) được tổ chức theo mô hình công ty đầu tư (Investment Holding). DNP gồm nhiều đơn vị thành viên, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh cốt lõi là nước sạch & môi trường, vật liệu xây dựng cho giai đoạn hoàn thiện công trình, đồ gia dụng cao cấp và bao bì.

Hiện DNP đang sở hữu nhiều công ty lớn đầu ngành như DNP Water, Nhựa Đồng Nai, DNP Hawaco, Tân Phú Việt Nam, CTCP CMC… với tổng tài sản lên tới 14.4217 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 3.744 tỷ đồng, vốn điều lệ 1.091 tỷ đồng, và tổng doanh thu 3.402 tỷ đồng/năm (theo báo cáo tài chính tại ngày 30/09/2021).

Trong tương lai, DNP nỗ lực phát triển, trở thành công ty đầu ngành trong các lĩnh vực mình theo đuổi. Khát vọng mà DNP hướng tới là tạo ra các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp chất lượng cao và nâng tầm vị thế của thương hiệu Việt.

Hiện, DNP Holding đang sở hữu 15 nhà máy tại các tỉnh thành khác nhau trên cả nước, tổng công suất các sản phẩm nhựa là 8.500 tấn/tháng và 700.000m3 nước

Lãnh đạo DNP Holding là ai?

Theo tìm hiểu ông Vũ Đình Độ đang là đương kim Chủ tịch HĐQT DNP Holding. Theo giới thiệu của DNP Holding, ông Vũ Đình Độ có kiến thức và kinh nghiệm sâu rộng trong các lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, kế toán-kiểm toán, quản trị doanh nghiệp và quản trị đầu tư. Trước khi gia nhập DNP, Ông có gần 3 năm làm kiểm toán viên tại KPMG Việt Nam và 1 năm làm việc tại KPMG Singapore.

Từ năm 2007 đến năm 2011, Ông trải qua các vị trí cấp cao về phân tích đầu tư, đầu tư, thị trường vốn, M&A và công cụ phái sinh tại CTCP Chứng khoán Sài Gòn, CTCP Chứng khoán VNDirect và Maritime Bank. Bên cạnh công việc chính tại DNP, Ông đang giữ các trọng trách khác như là chủ tịch HĐQT của CTCP Thủy Điện Nậm La, Chủ tịch HĐQT CTCP Nhựa Đồng Nai Miền Trung và là thành viên HĐQT CTCP Bình Hiệp.

Ông Vũ Đình Độ đang là đương kim Chủ tịch HĐQT DNP Holding
 

Trong khi đó Tổng giám đốc DNP Holding hiện nay là Hoàng Anh Tuấn. Theo giới thiệu của DNP holding, ông Hoàng Anh Tuấn sinh năm 1989, đã có thời gian dài làm việc và có nhiều công hiến to lớn cho công ty. Gia nhập DNP từ tháng 12/2021, ông từng đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng tại DNP Holding như: Kế toán trưởng kiêm Giám đốc vận hành công ty Cổ phần Nhựa Đồng Nai, Phó Tổng giám đến Tổng giám đốc và gần đây nhất là Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phẩn Tân Phú Việt Nam kiêm Phó TGĐ công ty cổ phần DNP Holding.

DNP Holding làm ăn ra sao?

Dù năm 2021 hoạt động sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của COVID-19, nhưng doanh thu thuần công ty vẫn đạt 6.237 tỷ, tăng 90% so với năm 2020; lợi nhuận trước thuế 43 tỷ, tăng 30% so với năm 2020 với sự tăng trưởng của hầu hết các ngành kinh doanh.

Tại thời điểm 31/12/2021, tổng tài sản của công ty đạt 14.040 tỷ tăng 44% so với cùng kỳ, vốn chủ sở hữu đạt 3.916 tỷ tăng 42% so với cùng kỳ chủ yếu đến từ việc mua để sở hữu chi phối CTCP CMC trong kỳ, đóng góp lớn vào hệ sinh thái của công ty.

Trong năm 2022, DNP sẽ chuyển sang mô hình hoạt động holding, điều này phần này thể hiện qua tờ trình đổi tên công ty từ CTCP Nhựa Đồng Nai thành CTCP DNP Holding. DNP giải thích việc đổi tên này nhằm tạo thuận lợi cho quá trình kết nối với các đối tác chiến lược để tạo điều kiện giao dịch và kinh doanh theo định hướng phát triển của công ty.

Với mô hình holding, DNP định hướng phát triển 4 lĩnh vực gồm: Nước (DNP Water) với chiến lược thoái vốn các công ty liên kết không còn cơ hội gia tăng sở hữu lớn hơn 51%, đầu tư nhà máy nước quy mô lớn tại các địa bàn chiến lược; vật liệu xây dựng với DongNai Water Pipes, DNP Hawaco, CMC. Với CMC, công ty dự kiến đẩy mạnh công suất nhà máy CMC lên 50 triệu m3/ngày đêm; đồ gia dụng - thương hiệu Inochi; và bao bì với TanPhu Packaging (Bao bì cứng), Dong Nai Packaging (Bao bì mềm).

Về mặt doanh thu, DNP đặt mục tiêu dự kiến đạt 7.709 tỷ đồng, tăng hơn 20% so với thực hiện năm 2021. Lợi nhuận trước thuế, nếu không bị ảnh hưởng bởi các bút toán phân bổ lợi thế thương mại và khấu hao sau M&A được đặt mục tiêu là 295 tỷ, tăng 29,4%. Lợi nhuận trước thuế kế hoạch năm 2022 là 100 tỷ, tăng 132,5% so với năm 2021.

Về cơ cấu doanh thu, DNP đặt mục tiêu 1.031 tỷ đồng mảng nước sạch, tăng 1,9%; tổng doanh thu vật liệu xây dựng 4.360 tỷ đồng, tăng 20%....

SHTT

Theo sohuutritue.net.vn Copy
Novaland muốn xin ý kiến cổ đông về việc phát hành cổ phiếu để hoán đổi nợ

Novaland muốn xin ý kiến cổ đông về việc phát hành cổ phiếu để hoán đổi nợ

Tính đến ngày 30/9, tổng nợ phải trả của doanh nghiệp này đang ở mức hơn 205.462 tỷ đồng, giảm 3,5% so với thời điểm đầu năm; trong đó, tổng dư nợ vay tài chính là 58.944 tỷ đồng, cao gấp 1,34 lần vốn chủ sở hữu...
Thành viên Ban kiểm soát của FLC xin từ nhiệm

Thành viên Ban kiểm soát của FLC xin từ nhiệm

CTCP Tập đoàn FLC (Mã chứng khoán FLC) cho biết đã nhận được đơn xin từ nhiệm thành viên Ban kiểm soát của ông Nguyễn Tri Thống nhưng lý do vị lãnh đạo này rời ghế chưa được công bố.
Novaland “hối thúc” Lâm Đồng triển khai khu đô thị phức hợp 10 tỷ USD

Novaland “hối thúc” Lâm Đồng triển khai khu đô thị phức hợp 10 tỷ USD

Theo đề xuất ban đầu của Novaland, khu đô thị phức hợp được xây dựng trên diện tích 30.000 ha, bao gồm nhà ở, biệt thự du lịch, trung tâm thương mại, trường học, công viên cây xanh,... Tổng mức đầu tư cho dự án theo đề xuất khoảng 10 tỷ USD.  
Hàng chục doanh nghiệp bất động sản bị “bêu tên” vì nợ thuế

Hàng chục doanh nghiệp bất động sản bị “bêu tên” vì nợ thuế

Đứng đầu trong danh sách này là Công ty CP Thị Nại Eco Bay (địa chỉ tại Khu đô thị mới Bắc sông Hà Thanh, phường Đống Đa, TP. Quy Nhơn) khi nợ hơn 219 tỷ đồng.
Lợi nhuận năm 2024 của Nhà Khang Điền “trông chờ” cả vào 2 dự án The Privia và The Clarita

Lợi nhuận năm 2024 của Nhà Khang Điền “trông chờ” cả vào 2 dự án The Privia và The Clarita

Nhà Khang Điền hiện có 3 dự án trọng điểm đã có được giấy phép xây dựng, bao gồm The Privia, The Clarita và The Solina giai đoạn 1 (500 căn thấp tầng, đã hoàn tất thủ tục đền bù).
Không công bố thông tin, Tập đoàn Nam Cường bị phạt 85 triệu đồng

Không công bố thông tin, Tập đoàn Nam Cường bị phạt 85 triệu đồng

Công ty cổ phần Tập Đoàn Nam Cường Hà Nội đã không gửi nội dung công bố thông tin cho Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đối với Báo cáo tài chính bán niên năm 2022, năm 2021, bán niên năm 2021; Tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu bán niên năm 2022, năm 2021, bán niên năm 2021…
10 kỳ liên tiếp, công ty con của Đất Xanh không thể thanh toán lãi trái phiếu

10 kỳ liên tiếp, công ty con của Đất Xanh không thể thanh toán lãi trái phiếu

Theo Đất Xanh Miền Nam, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do công ty chưa sắp xếp được dòng tiền.
Phát Đạt thế chấp dự án và nhiều cổ phần vay MBBank 3.200 tỷ đồng xây khu phức hợp ở Bình Dương

Phát Đạt thế chấp dự án và nhiều cổ phần vay MBBank 3.200 tỷ đồng xây khu phức hợp ở Bình Dương

Dự án Thuận An 1 và 2 có tổng diện tích đất 4,47 ha, tổng mức đầu tư khoảng 10.800 tỷ đồng. Dự kiến khoảng 6.500 căn hộ căn hộ, nhà phố thương mại và nhà phố liên kế sẽ cung ứng ra thị trường.
Bất động sản Biz