Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) vừa gửi công văn tới Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Hội đồng thẩm định Nhà nước để tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thành phần 3 – đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức PPP thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 – vùng Thủ đô Hà Nội.
Tại công văn số 661/BKHDDT – GSTĐĐT, theo đề xuất của Bộ KH-ĐT, Hội đồng thẩm định Nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thành phần 3 - đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức PPP do Bộ trưởng Bộ KH-ĐT là Chủ tịch; Phó Chủ tịch Hội đồng là Thứ trưởng Bộ KH-ĐT.
Các ủy viên Hội đồng gồm lãnh đạo Văn phòng Chính phủ; lãnh đạo các bộ: GTVT, Tài chính; Tài nguyên và Môi trường; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Quốc phòng; Công an; Xây dựng; Tư pháp; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Khoa học và Công nghệ; lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; lãnh đạo các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh.
Phối cảnh Dự án đường vành đai 4 - vùng Thủ đô.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thành phần 3 - đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức PPP.
Do Dự án có tổng mức đầu tư lớn (56.520 tỷ đồng); phạm vi rộng (gồm 3 tỉnh/ thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh); được đầu tư theo phương thức PPP và sử dụng vốn nhà nước chiếm 47,3% tổng mức đầu tư Dự án nên cần phải đánh giá kỹ lưỡng về quy mô, hướng tuyến, phương án thiết kế, sơ bộ tổng mức đầu tư... trên cơ sở đó đánh giá về phương án tài chính, hiệu quả đầu tư và các nội dung khác của Dự án.
Trong khi đó, các thành viên của Hội đồng là đại diện lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước, thực hiện nhiệm vụ thẩm định theo hình thức kiêm nhiệm, không có đủ thời gian và điều kiện để nghiên cứu chuyên sâu về kỹ thuật, công nghệ của Dự án phục vụ cho công tác thẩm định.
Vì vậy, Bộ KH-ĐT cho rằng cần thiết phải thuê tư vấn có chuyên môn, kinh nghiệm thẩm tra Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án nhằm đảm bảo tính khả thi, hiệu quả đầu tư.
Theo Bộ KH-ĐT, Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia trong thời gian 90 ngày. Đồng thời, Bộ kiến nghị Thủ tướng cho phép lựa chọn nhà thầu tư vấn thẩm tra trong nước theo trường hợp đặc biệt. Giao cho UBND Hà Nội có trách nhiệm cung cấp đầy đủ hồ sơ liên quan quá trình thẩm định dự án, bố trí vốn chuẩn bị đầu tư phục vụ việc thẩm định, thuê tư vấn thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đảm bảo tiến độ yêu cầu.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hội đồng được thuê tư vấn trong nước bảo đảm độc lập, khách quan với tư vấn lập Dự án để thẩm tra Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án theo quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu tư vấn thẩm tra trong trường hợp đặc biệt. Hội đồng được sử dụng con dấu và tài khoản (nếu cần) của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để phục vụ cho hoạt động của Hội đồng.
Văn bản nêu rõ, UBND thành phố Hà Nội có trách nhiệm cung cấp đầy đủ hồ sơ, bố trí vốn chuẩn bị đầu tư phục vụ việc thẩm định, thuê tư vấn thẩm tra Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đảm bảo tiến độ yêu cầu.
Hội đồng tự giải thể sau khi kết thúc nhiệm vụ.
Quy mô dự kiến đầu tư khoảng 112,8km, quy mô 4 làn xe với bề rộng mặt cắt ngang là 17m (bề rộng cầu 17,5m) bao gồm 8 nút giao liên thông hoàn chỉnh giao cắt với đường hiện trạng cùng với các lối ra vào đường cao tốc bảo đảm khai thác an toàn, hiệu quả.
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 252 QĐ-TTg (ngày 17 3 2023) phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đến năm 2045.
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh Quảng Ninh tổ chức đầu tháng 7 vừa qua đã thông qua Nghị quyết Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, Quảng Ninh đặt mục tiêu phấn đầu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương có 7 đơn vị hành chính cấp quận vào năm 2030.
Mới đây, Trung tâm Quản lý hạ tầng giao thông đường bộ (Sở Giao thông Vận tải TP HCM) đề nghị chủ đầu tư là Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Đại Quang Minh sớm sửa chữa và hoàn thiện thủ tục để bàn giao ba tuyến đường Tố Hữu, Nguyễn Thiện Thành, Bùi Thiện Ngộ (ký hiệu R2, R3, R4) trong Khu đô thị Thủ Thiêm cho cơ quan quản lý.
Sáng 11 3, tại thành phố Hạ Long, UBND tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức công bố quy hoạch chung thành phố Hạ Long đến năm 2040, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 72 QĐ-TTg ngày 10 2 2023.
TP Hà Nội dự kiến hoàn thiện hồ sơ, trình Chính phủ đề án đưa huyện Đông Anh, Gia Lâm lên quận vào cuối năm 2023; các huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Trì trong năm 2025.
Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký quyết định phê duyệt điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2045. Theo đó, huyện đảo Lý Sơn sẽ là thành phố biển, có sân bay hơn 150 ha và cảng biển, để phát triển du lịch và dịch vụ, theo quy hoạch đến năm 2045.
Ngày 27/2/2023, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 153/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Loạt hạ tầng trọng điểm như đường Vành đai 3, tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đang được đẩy nhanh tiến độ để đi vào vận hành trong thời gian tới. Đây tiếp tục là động lực lớn để khu Đông tăng trưởng bền vững.