Sau hơn 3 năm bị khởi tố điều tra, mới đây ông Lê Thanh Thản đã bị VKSND TP Hà Nội truy tố về tội Lừa dối khách hàng . Cái tên Lê Thanh Thản không hề xa lạ gì trong giới bất động sản. Vị đại gia này được biết đến với nhiều biệt danh như: Đại gia điếu cày, ông trùm nhà giá rẻ...
Ông Lê Thanh Thản thường được gọi thân mật là "đại gia điếu cày" bởi ông có rất nhiều hình ảnh gắn bó với chiếc điếu cày hút thuốc lào.
Ông Lê Thanh Thản (SN 1949 ở Diễn Châu, Nghệ An). Năm 1974, khi sắp tốt nghiệp cấp 3, ông ngưng việc học và nhập ngũ trong những năm cuối cùng của cuộc chiến chống Mỹ với vai trò là chiến sĩ thông tin.
Sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, ông Lê Thanh Thản được cấp trên điều đi học rồi phân công tăng cường cho tỉnh Lai Châu. Ông Thản về làm việc tại Văn phòng Tỉnh ủy Lai Châu và đến năm 1984 được điều động về làm Phó Chánh Văn phòng Huyện ủy Mường Lay.
Tới đầu những năm 1990, ông Thản thành lập Xí nghiệp Xây dựng tư nhân số 1 Lai Châu, (sau đổi thành Doanh nghiệp Tư nhân xây dựng số 1 Lai Châu, và nay là Doanh nghiệp Tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên), có trụ sở tại Điện Biên.
Sau ngày thành lập, doanh nghiệp tư nhân của ông Thản mở rộng thị trường xây dựng không chỉ tại tỉnh Lai Châu (tỉnh Điện Biên và tỉnh Lai Châu hiện nay) mà còn ký kết được những gói thầu lớn ở nhiều tỉnh khác trong nước và cả Lào.
Năm 1997, khách sạn đầu tiên mang thương hiệu Mường Thanh được thành lập tại thành phố Điện Biên. Từ đó đến nay, hàng loạt khách sạn mang thương hiệu Mường Thanh đã lần lượt xuất hiện trên khắp các tỉnh thành dọc theo chiều dài đất nước.
Năm 2000, ông Thản xuống Hà Nội làm ăn, khởi đầu bằng việc mua một mảnh đất nhỏ trong khu đô thị Linh Đàm để xây khách sạn Mường Thanh và khu căn hộ nhỏ.
Từ đây, hàng loạt các dự án nhà giá rẻ tại Hà Nội của ông Thản đã ra đời và được bán nhanh đến chóng mặt. Trong số đó phải kể đến các dự án như khu đô thị Xa La (Hà Đông), Linh Đàm (Hoàng Mai), Kim Văn Kim Lũ (Hoàng Mai), Đại Thanh (Thanh Trì), Thanh Hà (Thanh Oai)...
Tháng 10/2012, Công ty Cổ phần Tập đoàn Mường Thanh được đăng ký kinh doanh lần đầu với vốn điều lệ 200 tỉ đồng.
Năm 2013, Lê Thị Hoàng Yến (SN 1987) - con gái của ông Lê Thanh Thản chính thức trở thành Tổng Giám đốc chuỗi khách sạn Mường Thanh sau 7 năm tu nghiệp tại nước Anh. Lê Thị Hoàng Yến đã đảm nhận toàn bộ việc quản lý và vận hành chuỗi khách sạn Mường Thanh.
Tính đến 2015, Công ty Tập đoàn Mường Thanh đều thuộc sở hữu của gia đình ông Lê Thanh Thản. Trong đó ông Lê Thanh Thản nắm 70%, bà Lê Thị Hoàng Yến nắm giữ 20% và ông Đỗ Trung Kiên (chồng bà Yến) nắm giữ 10%.
Được biết đến là ông trùm của phân khúc nhà ở giá rẻ, nhưng ít ai biết đến phải tới năm 2000, ông Thản bắt đầu được nhiều người biết đến khi ông đặt chân vào thị trường bất động sản Hà Nội.
Ông Thản quyết định dồn tiền để mua 1 mảnh đất ở khu đô thị Linh Đàm, xây khách sạn Mường Thanh và khu căn hộ nhỏ.
Cái tên Lê Thanh Thản chỉ thực sự được biết đến khi ông thâu tóm 21ha đất ở Xa La, Hà Đông, Hà Nội để xây dựng khu đô thị Xa La.
Tiếp đó, ông Thản nổi đình đám khi đưa ra thị trường những căn hộ giá siêu rẻ, chỉ 10 triệu đồng/m2.
Tại thời điểm năm 2012, khi thị trường bất động sản đóng băng, việc ông Thản đưa ra chiến lược nhà giá rẻ 10 triệu đồng/m2, nhiều người đã không tin và cho rằng, đây chỉ là chiêu trò của ông Thản.
Lĩnh vực bất động sản của tập đoàn Mường Thanh chủ yếu tập trung ở Hà Nội với tiêu chí là xây nhà giá rẻ, từ khi thành công với khu đô thị Xa La (Hà Đông), đại gia này tiếp tục đầu tư xây dựng một số chung cư, điển hình, trong đó có, khu đô thị Đại Thanh, tổ hợp 12 tòa nhà HH Linh Đàm, Kim Văn Kim Lũ, VP Linh Đàm và mới nhất là Thanh Hà Cienco 5.
Các dự án này ít nhiều cũng đã giải quyết được nhu cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp, phải kể đến khu đô thị đại Thanh, Kim Văn - Kim Lũ và khu HH Linh Đàm, giá nhà được bán thấp bằng với nhà ở xã hội còn được vay ưu đãi gói vay 30.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc thi công quá nhanh nên chất lượng thấp, cộng thêm đó là việc chủ đầu tư xây dựng vượt tầng dẫn đến hạ tầng không đáp ứng được bởi mật độ dân số quá đông.
Theo thông tin trên website, hiện này, hệ thống Mường Thanh Hospitality có gần 60 khách sạn với 6 thương hiệu khác nhau, bao gồm Mường Thanh, Mường Thanh Luxury, Mường Thanh Grand, Mường Thanh Holiday, Mường Thanh Green Land, Mường Thanh Golf Club.
Hệ thống khách sạn Mường Thanh được công nhận là Tập đoàn khách sạn tư nhân lớn nhất ở châu Á với trên 10.000 phòng, chiếm khoảng 1/10 tổng số phòng tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên ở Việt Nam.
Một số thành viên nổi bật trong ‘hệ sinh thái’ của gia đình ông Lê Thanh Thản có thể kể tới như: Doanh nghiệp Tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên (thành lập tháng 1/1993); CTCP Tập đoàn Mường Thanh (Mường Thanh Group; thành lập tháng 10/2012); và CTCP Sản xuất – xuất nhập khẩu Bemes (Bemes; thành lập tháng 6/1992).
Các dịch vụ giáo dục, sức khỏe và vui chơi giải trí của Mường Thanh phải kể đến các thương hiệu như thương hiệu như Mường Thanh Safari Diễn Lâm (Vườn thú lớn nhất miền Bắc), VRC (Trung tâm giải trí đa chức năng), Fitness Plus (Trung tâm Finess & Yoga 5 sao), DreamKid (Khu vui chơi học tập dành cho trẻ em), Hoa Ban Gift Shop (Chuỗi cửa hàng Lưu niệm cao cấp)...
Công viên nước lớn nhất Hà Nội của Mường Thanh mang tên Công viên nước Thanh Hà được Công ty CP phát triển địa ốc Cienco5 xây dựng trên lô đất A2.2 CCĐT01 thuộc khu đô thị Thanh Hà - Cienco5, phường Phú Lương, quận Hà Đông, TP Hà Nội được kỳ vọng sẽ là một trong những điểm vui chơi hàng đầu Hà Nội.
Tuy nhiên, ngay khi mở cửa, tại công viên này đã xảy ra vụ chết đuối của bé trai đến vui chơi, cho thấy những dấu hiệu mất an toàn.
Và dù đã được đi vào hoạt động 6 tháng nhưng đến tháng 12/2019, UBND quận Hà Đông đã ban hành quyết định 5079 cưỡng chế buộc khắc phục hậu quả đối với Công ty CP phát triển địa ốc Cienco5 (công ty con do Tập đoàn Mường Thanh sở hữu hơn 95% cổ phần), chủ đầu tư công viên nước Thanh Hà, vì xây dựng công trình không phép.
Lực lượng liên ngành quận Hà Đông, Hà Nội gồm công an, tư pháp, quản lý đô thị, và đội quản lý trật tự xây dựng đang tiến hành cưỡng chế, phá dỡ công viên nước Thanh Hà. Hiện tại, khu công viên nước lớn nhất Hà Nội này chỉ là bãi đất ngổn ngang, hoang tàn sau khi bị phá dỡ.
Loạt dự án bất động sản từng bị thanh tra điểm tên
Trong quá trình phát triển, Mường Thanh Group cũng vướng nhiều lùm xùm trong quá trình xây dựng của nhiều dự án.
Đơn cử như dự án Mường Thanh Khánh Hòa đã xây dựng vượt số tầng cho phép (được phép xây 40 tầng nhưng đã xây hơn 43 tầng), dự án Mường Thanh Cần Thơ đã đưa vào hoạt động khi chưa có văn bản thẩm duyệt hệ thống phòng cháy chữa cháy.
Hay dự án tổ hợp khách sạn Mường Thanh và căn hộ chung cư cao cấp Sơn Trà, chủ đầu tư đã tự ý chuyển đổi công năng các tầng từ xây dựng làm bãi đỗ xe, nhà trẻ, hồ bơi thành các căn hộ.
Mới đây, VKSND TP Hà Nội vừa ban hành cáo trạng truy tố ông Lê Thanh Thản về tội lừa dối khách hàng.
Tại vụ án này, ông Thản bị truy tố trong vai trò Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Bemes, thuộc tập đoàn Mường Thanh.
Theo hồ sơ vụ án, dự án CT6 Kiến Hưng đã được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 trên diện tích đất do Công ty Bemes quản lý sử dụng khi sát nhập vào Hà Nội. Ông Thản đã chỉ đạo thi công vi phạm nghiêm trọng quy hoạch xây dựng.
Ông bị cáo buộc tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xây dựng sai phạm nghiêm trọng quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và bán toàn bộ căn hộ được tạo lập trái pháp luật, thu lời bất chính.
VKSND Hà Nội xác định, ông Thản đã bán 488 căn hộ khi không được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất và thu lời bất chính hơn 480 tỉ đồng.
Khối tài sản "khủng" của ông Lê Thanh Thản
Ông chủ tập đoàn Mường Thanh vốn kín tiếng, kiệm lời trước truyền thông và công chúng nên không ít người bất ngờ khi biết đại gia điếu cày sở hữu khối tài sản siêu "khủng".
Ông Lê Thanh Thản là đại gia tiên phong trong kinh doanh bất động sản, khi thành công đánh trúng vào phân khúc nhà thương mại trung bình – giá rẻ và nhu cầu thực cao, kết hợp với hệ thống khách sạn Mường Thanh vô cùng đồ sộ.
CTCP Tập đoàn Mường Thanh đều thuộc sở hữu của gia đình ông Lê Thanh Thản, trong đó ông Lê Thanh Thản nắm 68,507%, bà Lê Thị Hoàng Yến nắm giữ 19,014%, ông Đỗ Trung Kiên (chồng bà Yến) nắm giữ 8,419% và ông Lê Hải An nắm giữ 4,06%.
Lĩnh vực bất động sản của tập đoàn Mường Thanh chủ yếu tập trung ở Hà Nội với tiêu chí là xây nhà giá rẻ, từ khi thành công với khu đô thị Xa La (Hà Đông), đại gia này tiếp tục đầu tư xây dựng một số chung cư, điển hình, trong đó có, khu đô thị Đại Thanh, tổ hợp 12 tòa nhà HH Linh Đàm, Kim Văn Kim Lũ, VP Linh Đàm và mới nhất là Thanh Hà Cienco 5.
Các dự án này ít nhiều cũng đã giải quyết được nhu cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp, phải kể đến khu đô thị đại Thanh, Kim Văn - Kim Lũ và khu HH Linh Đàm, giá nhà được bán thấp bằng với nhà ở xã hội còn được vay ưu đãi gói vay 30.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc thi công quá nhanh nên chất lượng thấp, cộng thêm đó là việc chủ đầu tư xây dựng vượt tầng dẫn đến hạ tầng không đáp ứng được bởi mật độ dân số quá đông.
Tính đến nay, hệ thống khách sạn Mường Thanh sở hữu 60 khách sạn, 25.000 nhân công, hàng chục dự án bất động sản lớn nhỏ trên toàn quốc.
Dưới sự điều hành của ông Lê Thanh Thản, những năm qua, Mường Thanh tiếp tục vươn ra nhiều tỉnh thành trên cả nước với việc khai trương nhiều khách sạn từ 3 – 5 sao trên cả nước. Từ đó đến nay, hệ thống khách sạn Mường Thanh đã lên đến con số 45.
Năm 2017, Tập đoàn Mường Thanh được chứng nhận kỷ lục sở hữu "Chuỗi khách sạn lớn nhất Đông Dương".
Ngoài sở hữu tập đoàn Mường Thanh, đại gia Lê Thanh Thản còn sở hữu nhiều tài sản có giá trị khác, trong đó có căn biệt thự ở khu bán đảo Linh Đàm tại vị trí đắc địa hai mặt tiền.
Biệt thự này ở phố Nguyễn Duy Trinh phường Hoàng Liệt (Hoàng Mai, Hà Nôi), theo đánh giá của các nhà môi giới bất động sản thì giá trị của căn biệt thự này ở thời điểm hiện tại khoảng trên dưới 2 triệu USD.
Ngoài căn biệt thự này, đại gia Lê Thanh Thản còn có căn biệt thự bằng gỗ với tất cả các chi tiết đều được làm từ gỗ hương được cho là "có giá trị lên đến hơn 30 tỷ đồng".
Căn nhà bằng gỗ của đại gia Lê Thanh Thản nằm ở Diễn Lâm, Diễn Châu, Nghệ An, với tất cả các chi tiết đều được làm từ gỗ hương nguyên khối, từ tường, cột, kèo, xà ngang/dọc, nội thất… được thiết kế với các chi tiết đơn giản, không cầu kỳ nhưng khá tinh xảo với các họa tiết “Tùng Cúc Trúc Mai”.
Theo ông Vũ Đức Luận, chủ đơn vị thi công căn nhà gỗ của ông Lê Thanh Thản, Giám đốc công ty TNHH Gỗ Đạt cho hay, “Gỗ hương là loại gỗ quý hiếm bậc nhất bởi tính bền, không bao giờ bị mối mọt hay giãn nở. Hàng trăm thợ lành nghề làm việc hết công suất trong vòng 4 tháng để hoàn thiện ngôi nhà bằng gỗ của ông Lê Thanh Thản trước Tết 2015.”
Căn nhà gỗ của đại gia Lê Thanh Thản được xây dựng trên diện tích gần 200m2 với riêng tiền nguyên vật liệu bằng gỗ lên tới gần 20 tỷ đồng. Công trình dự toán trên 30 tỷ đồng. Căn nhà gỗ của đại gia Lê Thanh Thản nằm trong hệ thống nhà gỗ gồm nhà thờ chi, nhà thờ họ Lê có diện tích lên đến 2000m2.
Đặc biệt, bên trong căn nhà gỗ cổ của đại gia Lê Thanh Thản có hai tấm phản rộng 2,5m, dài 5m, dày 20cm hoàn toàn bằng gỗ hương khối trị giá 3 tỷ đồng và 2 bộ minh triện gỗ hương.
Riêng chiếc sập gụ bằng gỗ hương nguyên khối có kích thước dài 5m, rộng 2,15m, dày 20 cm, trị giá 3 tỷ đồng.
Bên trong phòng ngủ, tất cả nội thất cũng đều được làm bằng gỗ. Đến cả kệ tivi, tủ… cũng hoàn toàn bằng gỗ hương.
Được biết, chiếc xe Rolls-Royce Phantom Oriental Sun hay Mặt Trời Phương Đông là dòng xe được thiết kế theo đơn đặt hàng riêng của từng khách hàng. Chiếc Rolls-Royce Phantom Oriental Sun màu mận chín của “đại gia điều cày” khi được đưa về nước đã làm dấy lên trào lưu tậu xe hàng thửa.
Đây là chiếc xe được phát triển dựa trên dòng siêu xe sang Rolls-Royce Phantom Series II. Ý tưởng cá nhân hóa bắt đầu từ màu sơn, thảm lót sàn hay các chi tiết như chữ M lồng vào nhau, hay biểu tượng Mặt trời Phương Đông cũng đều do chủ nhân lên ý tưởng và yêu cầu hãng Rolls-Royce chế tạo.
Theo giới thạo tin cho biết, xế sang Rolls-Royce Phantom Oriental Sun của đại gia Lê Thanh Thản ước tính khoảng 2 triệu USD (khoảng 43 tỷ đồng).Biểu tượng Mặt trời Phương Đông trên xe được ghép từ 6 chữ M với nhau trên nền màu vàng, vốn là biểu tượng của sự quyền quý của vua chúa. Bên trong nội thất, toàn bộ ghế ngồi và nhiều chi tiết được bọc da bỏ 2 năm tuổi và thảm trải sàn lông cừu.
Ngoài ra, theo nguồn tin của giới buôn xe, ông Lê Thanh Thản đã đặt mua một chiếc Rolls-Royce Cullinan chính hãng và rất có thể ông cũng là người đầu tiên tại Việt Nam sở hữu mẫu xe gầm cao siêu sang này qua con đường chính hãng. Khoảng tháng 5/2019, chiếc Rolls-Royce Phantom phiên bản Mặt trời phương Đông (Oriental Sun) đã bất ngờ xuất hiện tại thành phố Tam Kỳ cùng với chủ nhân của mình là đại gia Lê Thanh Thản.
Cũng theo nguồn tin này, chiếc Rolls-Royce Cullinan của ông Lê Thanh Thản cũng sẽ là phiên bản tiêu chuẩn với một số tuỳ chọn thêm chứ không phải một chiếc xe được cá nhân hoá Bespoke. Hiện cũng chưa rõ chiếc Rolls-Royce Cullinan của ông Lê Thanh Thản là phiên bản 4 chỗ ngồi hay 5 chỗ ngồi.
Ngoài 2 siêu xe Rolls- Royce đình đám nói trên, “đại gia điếu cày” còn sở hữu 2 chiếc xe thuộc dòng Rolls- Royce khác là Rolls-Royce Ghost và Rolls-Royce Phantom.
Ông Thản cho biết mua Rolls Royce vì hệ số an toàn cao, xe rộng rãi thoải mái. Vị đại gia này cũng tiết lộ, trong mấy chiếc xe ô tô của ông, không riêng gì Rolls Royce, lúc nào cũng có sẵn điếu cày, vì hút thuốc lào là sở thích, thói quen khó bỏ.
Năm 2015, tập đoàn Mường Thanh của đại gia Lê Thanh Thản còn đá chân qua lĩnh vực du lịch khi rót vốn 70 tỷ đồng mua cổ phần của CTCP Du lịch Dầu khí Phương Đông, doanh nghiệp chủ sở hữu hai khách sạn lớn nhất nhì tỉnh Nghệ An là khách sạn Cửa Đông và khách sạn Phương Đông.
Tính tới năm 2019, thông qua các cá nhân và tổ chức liên quan, ông Thản đang nắm giữ khoảng 10,05 triệu cổ phần tại Phương Đông, tương đương hơn 67% vốn điều lệ công ty này.
Ngoài những tài sản nói trên, cá nhân ông Thản còn đang sở hữu trại bảo tồn động vật hoang dã Trại Bò rộng 100ha, riêng vườn thú rộng 35ha ở Diễn Lâm, Diễn Châu, Nghệ An, với nhiều loài động vật quý hiếm như tê giác, sư tử, hổ, bò tót... Chi phí vận hành hàng năm khoảng 5 tỷ đồng. Dự kiến Mường Thanh sẽ rót thêm khoảng 70 tỷ đồng nâng cấp vườn thú trong tương lai.
Năm 2008 những con thú đầu tiên được đưa về, cho đến nay vườn thú là nơi nuôi dưỡng và chăm sóc 70 loài động vật hoang dã, trong đó có nhiều loài quý hiếm đang cần được bảo tồn.
Được xây dựng theo mô hình hiện đại với sự tư vấn thiết kế của các chuyên gia Malaysia, Mường Thanh Safari Land của "đại gia điếu cày" Lê Thanh Thản được đánh giá là vườn thú hoang dã lớn nhất khu vực Bắc Trung bộ với tổng diện tích lên tới 60ha.
Vườn thú được chia thành các khu vực, có biển chỉ dẫn rõ ràng để du khách có thể dễ dàng theo dõi. Chuồng trại được chia làm 4 khu chính: Thú ăn cỏ - lớp Chim – Thú ăn thịt – Bò sát.
Tới đây, du khách có cơ hội được biết hơn 50 loài động vật quý hiếm với hơn 65 cá thể. Các chủng loại động vật được quy tụ từ nhiều vùng địa sinh học đặc trưng trên thế giới là Nam Phi, châu Âu, Australia, Mỹ... như: tê giác, hổ, báo, gấu, ...cùng các loài vật quý hiếm của Việt Nam và địa phương như gà Đông Tảo, vịt bầu Quỳ Châu…
Nghiêm cấm hành nghề công tác xã hội để trục lợi; Điểm mới của định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng; Quy định việc khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng để ở… là một số chính sách mới có hiệu lực trong tháng 10.
Ngày 02/8, tại Hà Nội, Tạp chí Trẻ em Việt Nam tổ chức tọa đàm với chủ đề “Nhận diện tiêu chí chung cư an toàn và hạnh phúc cho trẻ em” nhằm giúp cho các bậc phụ huynh nâng cao kiến thức, kỹ năng trong việc tìm kiếm, lựa chọn căn hộ phù hợp, góp phần quan
Bị cáo Trịnh Văn Quyết nói lời sau cùng, tha thiết xin HĐXX xem xét giảm nhẹ cho tất cả các bị cáo liên đới, để họ sớm được trở về đoàn tụ với gia đình, có cơ hội làl lại cuộc đời và gửi lời xin lỗi đến tất cả những người được xác định là bị hại trong vụ án.
Sáng nay 22/7, TAND TP.Hà Nội mở phiên xét xử vụ án thao túng thị trường chứng khoán và lừa đảo chiếm đoạt tài sản, liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC (gọi tắt là Tập đoàn FLC) và 49 bị cáo khác.
Nhìn từ các vụ hoả hoạn nghiêm trọng xảy ra trong thời gian vừa qua cho thấy công tác bảo đảm PCCC tại chung cư mini, nhà cao tầng cần phải được siết chặt hơn nữa....
Bộ Tư pháp vừa công bố hồ sơ thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội cho phép Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực từ ngày 1/7, sớm hơn 6 tháng so với hiện nay.
Tạp chí Forbes vừa công bố danh sách tỷ phú năm 2024. Trong danh sách những người giàu nhất thế giới 2024 này, 6 tỷ phú Việt Nam góp mặt là: Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng...