Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 564 QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Vinam (mã CVN-HNX) do có hành vi vi phạm thay đổi phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán, phát hành chứng khoán riêng lẻ khi chưa được Đại hội đồng cổ đông ủy quyền cho phép thực hiện.
Theo đó, Công ty cổ phần Vinam (địa chỉ: tầng 1, lô BT5 - ô số 36, khu đô thị mới Pháp Vân-Tứ Hiệp, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) bị xử phạt hành chính theo Quyết định số 564/QĐ-XPHC, với số tiền phạt 150 triệu đồng do có hành vi thay đổi phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán, phát hành chứng khoán riêng lẻ khi chưa được Đại hội đồng cổ đông ủy quyền cho phép thực hiện.
Trước đó, ngày 11/1/2021, Công ty cổ phần Vinam hoàn thành đợt chào bán 8.250.000 cổ phiếu riêng lẻ, tăng vốn điều lệ từ 115.499.940.000 đồng lên 197.999.940.000 đồng.
Ngày 29/3/2021, Hội đồng quản trị Công ty thông qua Nghị quyết số 2903/2021/NQHĐQT/CVN về việc thay đổi mục đích sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán nêu trên (với tỷ lệ thay đổi là 44,44% số tiền thu được từ đợt chào bán) theo uỷ quyền của Đại hội đồng cổ đông và đã báo cáo Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 về việc đã sử dụng hết 100% số tiền thu được từ đợt chào bán tại Nghị quyết số 25/2021/CVN ngày 1/7/2021.
Tuy nhiên, ngày 10/1/2022, Hội đồng quản trị Công ty tiếp tục thông qua Nghị quyết số 1001/2022/NQHĐQT/CVN về việc thay đổi mục đích sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán nêu trên (với tỷ lệ thay đổi là 20,2% số tiền thu được từ đợt chào bán) nhưng không được Đại hội đồng cổ đông ủy quyền.
Cùng việc bị phạt tiền, Công ty phải khắc phục hậu quả là không áp dụng biện pháp buộc thông qua Đại hội đồng cổ đông gần nhất về việc thay đổi mục đích hoặc phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán chứng khoán riêng lẻ, do Công ty đã thực hiện báo cáo Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 theo Nghị quyết số 2106/2022/NQ-ĐHĐCĐ ngày 21/6/2022.
Gần đây, cơ cấu cổ đông của CVN có biến động mạnh khi hai cổ đông lớn là ông Nguyễn Minh Cường và ông Nguyễn Minh Tuấn đã bán ra lượng lớn cổ phiếu và không còn là cổ đông lớn.
Cụ thể, ngày 11/5, cựu Thành viên HĐQT kiêm Giám đốc Nguyễn Minh Cường đã bán ra 980.000 cổ phiếu CVN, giảm sở hữu từ 6,06% xuống còn 2,76%, tương ứng 820.000 cổ phiếu và không còn là cổ đông lớn của CVN.
Ngày 17/5, ông Nguyễn Minh Tuấn cũng bán gần 2,2 triệu cổ phiếu, hạ sở hữu xuống 838.800 cổ phiếu (2,82%) và không còn là cổ đông lớn tại CVN.
Trên thị trường, cổ phiếu CVN đang bị cảnh báo và kiểm soát nên giao dịch rất èo uột khi đóng cửa phiên ngày 12/7 tại mức 3.800 đồng/cp, ghi nhận mức giảm gần 12% trong vòng 1 tháng qua.
Vinam tiền thân là CTCP Đầu tư Tài nguyên và Năng lượng Việt Nam, được thành lập ngày 14/2/2007. Tháng 12/2009, CVN đổi tên thành CTCP Vinam. Công ty hoạt động chuyên về lập hồ sơ, phân tích, đánh giá hồ sơ dự thầu, và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, tiền khả thi và báo cáo đầu tư các dự án...
Về tình hình sản xuất kinh doanh, năm 2023 CVN đặt mục tiêu tổng doanh thu 250 tỷ đồng và lãi sau thuế 40 tỷ đồng, tương ứng gấp 2,3 lần và 5,7 lần năm trước.
Trong khi quý 1/2023 CVN mới thực hiện được gần 15 tỷ doanh thu thuần, tăng 68% so với cùng kỳ. Nhưng lợi nhuận sau thuế giảm tới 94% so với cùng kỳ, còn vỏn vẹn 94 triệu đồng.
CVN cũng quyết định dừng thực hiện phương án chào bán 40 triệu cổ phiếu riêng lẻ đã được ĐHĐCĐ thường niên 2022 thông qua.
Áp lực nợ vay tại nhiều doanh nghiệp bất động sản như TTC Land, Phát Đạt, Nam Long... ngày càng lớn khiến doanh nghiệp chọn cách chào bán cổ phiếu, trái phiếu để có nguồn tiền trả nợ và xây dựng dự án.
HĐQT Khải Hoàn Land phê duyệt phương án mua lại trước hạn 20% số lượng trái phiếu KHGH2123001, tương đương khối lượng 60.000 trái phiếu. KHG dự kiến mua lại trước hạn 60 tỷ đồng của lô trái phiếu trên vào ngày 5/12/2024.
HĐQT Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP (HoSE: mã chứng khoán KBC) vừa thông qua quyết định chào bán 250 triệu cổ phiếu riêng lẻ, tương đương 32,57% số cổ phiếu đang lưu hành, thời gian phát hành từ quý I – quý III/2025.
Mới đây, hai ngân hàng MSB và BIDV tiếp tục ra thông báo bán đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH Xây dựng sản xuất thương mại Tài Nguyên - chủ đầu tư siêu dự án Kenton Node để thu hồi nợ vay.
Kết thúc 9 tháng năm 2024, nhiều doanh nghiệp bất động sản như Nam Long, Khang Điền... ghi nhận lượng hàng tồn kho tiếp tục tăng. Thậm chí, giá trị hàng tồn kho bất động sản chiếm hơn nửa tổng tài sản của doanh nghiệp.
Năm 2023, loạt dự án bất động sản khu đô thị của Taseco Land như Central Square, Nghi Sơn Central Park... phải thế chấp ngân hàng. Mới đây, Taseco Land là đơn vị duy nhất đáp ứng điều kiện làm dự án khu đô thị hơn 3.200 tỷ đồng ở Mê Linh, Hà Nội.
Vào dịp công bố báo cáo tài chính, bên cạnh kết quả kinh doanh thì mức thu nhập của các lãnh đạo doanh nghiệp lĩnh vực bất động sản nhận được không ít sự quan tâm của các nhà đầu tư.
Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (Công ty Đèo Cả - Mã: HHV) công bố lợi nhuận sau thuế 367 tỷ đồng, đạt 91% chỉ tiêu cả năm sau 9 tháng. Tuy nhiên, tính đến 30/9/2024, nợ phải trả tại doanh nghiệp này cũng ghi nhận hơn 28.215 tỷ đồng.