Bất động sản Biz

Cổ phiếu về sát mệnh giá, ngân hàng ABBank muốn tăng vốn trên thị trường chứng khoán có dễ?

Thứ hai, 03/10/2022 | 07:21 Theo dõi BĐS Biz trên

Năm 2022, việc "chạy đua" tăng vốn điều lệ của ngành ngân hàng tiếp tục diễn ra mạnh mẽ với hàng loạt kế hoạch tăng vốn liên tục được công bố. Lãnh đạo một số ngân hàng cho biết, việc tăng vốn điều lệ là cần thiết. Qua đó sẽ giúp ngân hàng củng cố tiềm lực tài chính, gia tăng nguồn vốn trung và dài hạn để mở rộng hoạt động kinh doanh, đảm bảo hệ số an toàn vốn (CAR) theo quy định của các cơ quan chức năng, đáp ứng kế hoạch tăng trưởng liên tục hàng năm.

Trong năm ngoái khi thị trường chứng khoán sôi động, hoạt động phát hành cổ phiếu tăng vốn tại các ngân hàng được đẩy mạnh, cổ phiếu nhóm ngân hàng nhờ đó liên tiếp lập đỉnh mới. Tuy nhiên, hiện nay thị trường chứng khoán đang trải qua chuỗi ngày giảm điểm mạnh, khối VN30 liên tục phủ sắc đỏ. Chiếm số đông trong rổ này là hầu hết các cổ phiếu ngân hàng đều bị “bốc hơi” giá trị, dần mất đi vị trí là trụ cột dẫn dắt thị trường trong thời gian qua. Chính vì vậy, việc phát hành cổ phiếu để tăng vốn không còn khả năng hỗ trợ cho đà tăng giá của nhóm cổ phiếu ngân hàng.

Cụ thể, từ đầu năm 2022 đến nay, mặc cho kế hoạch tăng vốn, nhóm cổ phiếu ngân hàng đều bị giảm khoảng 40 – 50% giá trị. Kết thúc phiên giao dịch ngày 30/9, có 15 trong tổng số 27 ngân hàng niêm yết trên HOSE, HNX và sàn UpcoM có thị giá dưới 20.000 đồng/cp. Thậm chí có cả mã ‘ngân hàng quốc dân’ một thời như cổ phiếu MBB cũng đang giao dịch ở mức 20.000 đồng/cp; SHB ở mức 12.450 đồng/cp,…

Mới đây, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) vừa thông qua nghị quyết sửa đổi, bổ sung phương án tăng vốn điều lệ qua phát hành cổ phiếu.

Cụ thể, HĐQT ABBank cập nhật thông tin, số liệu về nguồn vốn phát hành cổ phiếu chia cổ tức từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối theo BCTC kiểm toán năm 2021.

Theo BCTC kiểm toán riêng lẻ, tại ngày 31/12/2021, lợi nhuận chưa phân phối của ABBank là 3,648 tỷ đồng. ABBank đã thực hiện trích lập bổ sung các quỹ theo quy định và chia cổ tức như sau:

Theo Nghị quyết ĐHĐCĐ ngày 20/04/2022, ABBank thực hiện phân phối lợi nhuận trích lập Quỹ khen thưởng, phúc lợi.

Ngày 11/02/2022, ABBank hoàn thành phát hành gần 244 triệu cp để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu (trong đó có 225.6 triệu cp từ lợi nhuận chưa phân phối). Vốn điều lệ tăng từ 6.970 tỷ đồng lên 9.409 tỷ đồng.

Như vậy, nguồn vốn còn lại có thể tiếp tục sử dụng để chia cổ tức là 1,360 tỷ đồng (BCTC riêng lẻ) và 1,378 tỷ đồng (BCTC hợp nhất). Nguồn để thực hiện tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức là từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, không vượt quá mức lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên cả BCTC hợp nhất và riêng lẻ 2021 đã được kiểm toán.

ngan-hang-abbank
Phương án tăng vốn điều lệ trong năm 2022 tại ABBank

Về phương án tăng vốn điều lệ trong năm 2022, ngân hàng ABBank dự kiến phát hành hơn 94 triệu cp để chi trả cổ tức tỷ lệ 10%. Nguồn vốn thực hiện từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, sau khi đã sử dụng một phần để phát hành cổ phiếu thưởng 35% vào ngày 11/02/2022.

Đồng thời, ABBank dự kiến phát hành 5 triệu cp thưởng theo chương trình lựa chọn dành cho CBNV (ESOP) trong quý 4/2022, sau khi hoàn thành phát hành cổ phiếu trả cổ tức.

Nếu tăng vốn thành công, vốn điều lệ của ABBank sẽ được nâng từ mức 9.409 tỷ đồng lên 10.400 tỷ đồng.

Số vốn tăng thêm dự kiến được ABBank bổ sung quy mô vốn hoạt động nhằm cung cấp các dịch vụ ngân hàng như cho vay, đầu tư các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá như trái phiếu Chính phủ nhằm đầu tư, phát triển công nghệ, bảo đảm nguồn lực để thực hiện mục tiêu kế hoạch trung hạn 2021-2025 và các giai đoạn tiếp theo, cũng như thực hiện chuyển đổi số và kinh doanh nền tảng số.

ngan-hang-abbank-1

Đáng nói, ngân hàng ABBank công bố kế hoạch phát hành cổ phiếu để tăng vốn trong bối cảnh thị giá cổ phiếu về sát mệnh giá (10.000 đồng).

Theo đó, cổ phiếu ABB của ngân hàng ABBank giao dịch tại hệ thống UPCoM vào ngày 28/12/2020 với giá tham chiếu là 15.000 đồng/cổ phiếu. Song, sau gần 2 năm lên sàn, giá cổ phiếu ABB không những không tăng mà còn lùi về sát mệnh giá. Kết thúc phiên giao dịch ngày 30/9/2022, thị giá cổ phiếu ABB ở mức 10.200 đồng/cp, so với thời điểm đầu năm 2022 (tức ngày 4/1/2022) đã giảm 54%, từ 22.100 đồng/cp xuống còn 10.200 đồng/cp.

co-phieu-abb
Diễn biến cổ phiếu ABB từ đầu năm đến nay.

Nhiều chuyên gia tài chính nhận định, cổ phiếu ngành ngân hàng là cổ phiếu chịu nhiều ảnh hưởng từ thông tin thị trường. Với đặc thù của ngành, những tác động từ cổ đông, lãi suất, chi phí trích lập dự phòng, và đặc biệt là nợ xấu ảnh hưởng trực tiếp tới thị giá cổ phiếu ngành này.

Do đó, việc giá cổ phiếu chìm sâu dưới mệnh giá khiến các ngân hàng niêm yết rất khó thành công trong việc phát hành cổ phiếu để tăng vốn. Bởi, một trong những mục tiêu lớn nhất của ngân hàng khi niêm yết trên chứng khoán là được tiếp cận với kênh huy động vốn dài hạn. Nói cách khác, sức hấp dẫn của thị trường chứng khoán chính là mở ra kênh huy động vốn cho doanh nghiệp và ngân hàng.

Xem thêm: Vốn hóa “bốc hơi” gần 16 tỷ USD từ đầu năm, nhiều khó khăn vẫn bủa vây cổ phiếu ngân hàng 

Hà Phương

Theo sohuutritue.net.vn Copy
ROS tăng vốn khống trước khi niêm yết là hành vi cấm theo Luật Doanh nghiệp

ROS tăng vốn khống trước khi niêm yết là hành vi cấm theo Luật Doanh nghiệp

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho biết, việc tăng khống vốn điều lệ từ 1,5 tỷ lên 4.300 tỷ đồng xảy ra tại Công ty CP Xây dựng FLC Faros (mã ck: ROS) trước khi niêm yết trên thị trường chứng khoán vừa được Cơ quan cảnh sát điều tra ra quyết định khởi tố là hành vi bị cấm được quy định tại khoản 5 Điều 16 Luật Doanh nghiệp. Đây là hoạt động  không thuộc sự điều chỉnh của Luật Chứng khoán và không chịu quản lý, giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), Bộ Tài chính.
Loạt nhà băng sắm sửa tăng vốn điều lệ trả cổ tức 'khủng' cho cổ đông

Loạt nhà băng sắm sửa tăng vốn điều lệ trả cổ tức 'khủng' cho cổ đông

Từ nay đến cuối năm, các phương án tăng vốn điều lệ của hầu hết ngân hàng đều thông qua việc phát hành cổ phiếu trả cổ tức cho cổ đông.
BaoVietBank, Saigonbank,… phải tăng vốn điều lệ lên tối thiểu 5.000 tỷ đồng

BaoVietBank, Saigonbank,… phải tăng vốn điều lệ lên tối thiểu 5.000 tỷ đồng

Tính đến 31/3/2022 có tới 8 ngân hàng thương mại cổ phần trong nước vốn điều lệ dưới 5.000 tỷ đồng, thậm chí còn "dậm chân tại chỗ" ở mức 3.000 tỷ đồng trong nhiều năm như ngân hàng Bảo Việt, SaigonBank.
Ngành ngân hàng bắt đầu ‘nóng’cuộc đua tăng vốn điều lệ

Ngành ngân hàng bắt đầu ‘nóng’cuộc đua tăng vốn điều lệ

Năm 2022 có khoảng 20 nhà băng lên kế hoạch tăng vốn điều lệ, nhưng hiện chỉ có ngân hàng ACB và VIB thực hiện kế hoạch tăng vốn sớm nhất. Do đó, cuộc đua tăng vốn sẽ diễn ra dồn dập trong thời gian tới.
Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và 'người thân' đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và "người thân" đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Mới đây Luật các tổ chức tín dụng 2024 đã được thông qua, trong đó đáng chú ý nhất là việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu tại ngân hàng. Theo Luật mới, cổ đông và người có liên quan không được sở hữu quá 15%, giảm so với quy định hiện hành là 20%.
SeABank đang rót tiền nhiều nhất vào ngành nào?

SeABank đang rót tiền nhiều nhất vào ngành nào?

Năm 2023, cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã: SSB) ghi nhận thay đổi với hàng loạt sổ đỏ thế chấp.
Nợ xấu vẫn là nỗi lo đối với nhóm công ty tài chính tiêu dùng

Nợ xấu vẫn là nỗi lo đối với nhóm công ty tài chính tiêu dùng

Năm 2023, điều kiện kinh tế không thuận lợi đã tiếp tục gây ảnh hưởng tiêu cực tới lợi nhuận và nợ xấu tại nhóm công ty tài chính tiêu dùng.
2 lần hạ lãi suất gói tín dụng 120.000 tỷ vẫn “ế vốn”, doanh nghiệp đề xuất nới thêm đối tượng được vay

2 lần hạ lãi suất gói tín dụng 120.000 tỷ vẫn “ế vốn”, doanh nghiệp đề xuất nới thêm đối tượng được vay

Trước đây, chúng ta có gói 30 ngàn tỷ đồng nhưng sau đó đã dừng, nên nhiều khách hàng là người dân, công nhân, lực lượng vũ trang khi mua nhà không được hưởng ưu đãi...
MSB thông báo bán đấu giá loạt tài sản đảm bảo

MSB thông báo bán đấu giá loạt tài sản đảm bảo

Do khách hàng kinh doanh khó khăn không trả được nợ khiến nhiều khoản vay quá hạn, ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mã: MSB) đồng loạt thông báo bán đấu giá tài sản để thu hồi nợ tồn đọng.
Bất động sản là nhóm ngành dẫn đầu về mua lại trái phiếu trước hạn

Bất động sản là nhóm ngành dẫn đầu về mua lại trái phiếu trước hạn

Tính từ đầu năm đến nay, tổng giá trị trái phiếu được mua lại trước hạn đạt 9.882 tỷ đồng, giảm 42% so với cùng kỳ năm 2023. Bất động sản là nhóm ngành dẫn đầu, chiếm 55.7% tổng giá trị mua lại trước hạn (tương ứng khoảng 4.516 tỷ đồng).
Tập đoàn FLC đứng đầu danh sách 42 doanh nghiệp nợ thuế hơn 769 tỷ đồng tại Quảng Bình

Tập đoàn FLC đứng đầu danh sách 42 doanh nghiệp nợ thuế hơn 769 tỷ đồng tại Quảng Bình

Cục Thuế tỉnh Quảng Bình vừa công khai danh sách 42 đơn vị nộp thuế còn nợ tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước, với số tiền 769 tỷ đồng. Đứng đầu trong danh sách này là Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC với số tiền nợ là gần 278 tỷ đồng.
VIB 'ồ ạt' chào bán nhà đất thế chấp

VIB "ồ ạt" chào bán nhà đất thế chấp

Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) đang ồ ạt rao bán hàng loạt bất động sản để thu hồi nợ trong bối cảnh nợ xấu có xu hướng tăng mạnh, thị trường bất động sản ảm đạm.
Bất động sản Biz