Bất động sản Biz

Xuất hiện cổ phiếu ngân hàng dưới mệnh giá

Thứ sáu, 30/09/2022 | 07:40 Theo dõi BĐS Biz trên

Nhóm cổ phiếu ngân hàng - vốn được coi là cổ phiếu 'vua' hiện tại đã sụt giảm thê thảm, có cổ phiếu thấp hơn mệnh giá (10.000 đồng).

Sau kết quả kinh doanh 2021 tăng trưởng mạnh, ngành ngân hàng tiếp tục đặt mục tiêu lãi lớn trong 2022, và thực tế bức tranh 6 tháng đầu năm 2022 vẫn đang là gam màu sáng. Tuy nhiên, nhóm cổ phiếu ngân hàng lại không có diễn biến thuận lợi trong thời gian qua.

Gần 2 năm qua, cổ phiếu ngân hàng có lượng vốn hóa được xem là đứng đầu thị trường chứng khoán. Vì vậy, nhóm ngân hàng luôn dẫn dắt thị trường nhờ vào giá trị cổ phiếu ở mức cao. Tuy nhiên, sau những phiên giao dịch vừa qua, giá trị cổ phiếu ngân hàng đã bị sụt giảm mạnh mẽ.

Cụ thể, sau nhịp hồi phục ngắn vào tháng 7 và tháng 8, cổ phiếu ngân hàng đã quay đầu giảm sâu trong tháng 9 và là nhân tố chính kéo Vn-Index xuống sát vùng giá 1.100 điểm. Với mức giảm 30 – 60% kể từ đầu năm, một loạt cổ phiếu ngân hàng đã rơi về vùng giá thấp nhất kể từ đầu năm 2021.

Tính đến hết phiên giao dịch ngày 29/9/2022, có 17 trong 27 mã ngân hàng niêm yết và giao dịch trên UpcoM đã có thị giá dưới 20.000 đồng/cp. Thậm chí, trong đó có cả mã ‘ngân hàng quốc dân’ một thời như cổ phiếu MBB (19.800 đồng/cp); cổ phiếu SHB (12.400 đồng/cp); cổ phiếu LPB (12.900 đồng/cp); cổ phiếu VPB 18.000 đồng/cp).

Trong khi đó, một số cổ phiếu cũng đang tiệm cận vùng này như cổ phiếu CTG của Vietinbank (22.600 đồng/cp); cổ phiếu VIB (22.150 đồng/cp); cổ phiếu ACB (22.000 đồng/cp).

Đáng chú ý, xuất hiện 3 cổ phiếu ngân hàng thấp hơn mệnh giá (10.000 đồng/cp) là cồ phiếu VAB của VietABank (9.300 đồng/cp); cổ phiếu VBB của VietBank (8.800 đồng/cp) và cổ phiếu ABB của ABBank đang ở mức giá tiệm cận là 10.000 đồng/cp.

Vào cuối tháng 5/2021, mặt bằng giá của nhóm cổ phiếu ngân hàng ghi nhận mức cao nhất. Thời điểm đó không có bất kỳ cổ phiếu giá dưới 20.000 đồng, những mã có thị giá thấp nhất trong nhóm cũng dao động trong khoảng 24.000-25.000 đồng/cp. Hàng loạt mã trên 50.000 đồng/cp như VIB, VPB, TCB, CTG, BID, ACB,…cổ phiếu VCB vẫn giữ được giá trên 100.000 đồng/cp.

389811bc6309a757fe18
6b68464f34faf0a4a9eb

 

5ed029f55b409f1ec651
Biến động giá cổ phiếu ngân hàng tính đến hết phiên giao dịch ngày 29/9/2022.

Có nhiều nguyên nhân khiến thị giá của nhóm cổ phiếu ngân hàng điều chỉnh mạnh trong thời gian qua. Trong đó, việc phát hành hàng tỷ cổ phiếu để chia cổ tức, thưởng cho cổ đông là yếu tố chính khiến thị giá cổ phiếu vua bị điều chỉnh.

Hơn nữa, nhà đầu tư cũng lo lắng về triển vọng ngành ngân hàng khi nợ xấu gia tăng do ảnh hưởng của dịch bệnh, xu hướng siết chặt quản lý thị trường trái phiếu, chứng khoán và mới nhất là mặt bằng lãi suất huy động tăng mạnh.

Theo Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), giá cổ phiếu ngành ngân hàng đã có sự hồi phục tốt trong tháng 7 và 8 với mức tăng từ 15-20% tùy từng ngân hàng để phản ánh kỳ vọng trong nửa cuối năm cùng mức room tín dụng mới. Tuy nhiên, từ giữa tháng 8 đến đầu tháng 9 tốc độ tăng đã chậm lại và có dấu hiệu điều chỉnh dưới tác động của tình hình kinh tế vĩ mô kém khả quan, tốc độ giải ngân tín dụng bị ảnh hưởng bởi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước và những áp lực từ việc tăng lãi suất quay trở lại. Dù vậy, KBSV vẫn đánh giá nhóm ngân hàng đang ở vùng giá hấp dẫn và phù hợp cho mục tiêu đầu tư dài hạn.

Trong Talkshow “Cơ hội dòng tiền đến sau”, Kinh tế trưởng Chứng khoán MB (MBS), ông Hoàng Công Tuấn cho rằng phản ứng của cổ phiếu ngân hàng trong một tháng vừa rồi khá mạnh trước thông tin room tín dụng có thể được nới lên tới 16%. Tuy nhiên, con số này hơi quá kỳ vọng.

Thực tế, mặt bằng lãi suất của kinh tế thế giới sẽ còn tiếp tục tăng, dù kinh tế vĩ mô của Việt Nam là khá ổn, nhưng chúng ta cũng không thể tránh khỏi bị ảnh hưởng. Yếu tố này sẽ tác động đến tiền đồng. Và nếu NHNN cho phép bung tín dụng ra quá nhiều sẽ gây áp lực cho cuộc đua lãi suất, rất không tốt cho hệ thống ngân hàng và nền kinh tế

Do đó, NHNN chọn giải pháp là kiềm chế mức tăng trưởng tín dụng chung của toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại, song cũng giảm bớt triển vọng lợi nhuận của khối ngân hàng.

Ông Tuấn cho rằng nhà đầu tư không nên bi quan về cổ phiếu ngân hàng, nhưng cũng không nên quá lạc quan. Trong 9 tháng đầu năm, các ngân hàng đã bung tín dụng quá nhiều. Một ngân hàng được kỳ vọng được cấp tín dụng nhiều như Vietcombank cũng chỉ được cấp 2,7%.

Hà Phương

Theo sohuutritue.net.vn Copy
Loạt cổ phiếu ngân hàng đã hết room ngoại

Loạt cổ phiếu ngân hàng đã hết room ngoại

Nhiều cổ phiếu ngân hàng chỉ vừa "hở" room liền có nhà đầu tư nước ngoài săn đón. Ở chiều ngược lại cũng có nhiều cổ phiếu bị khối ngoại "xả" liên tục thời gian gần đây.
Một cổ phiếu ngân hàng tăng hơn 200% trong năm 2021

Một cổ phiếu ngân hàng tăng hơn 200% trong năm 2021

Năm 2021, sàn chứng khoán đón chào thêm 3 cổ phiếu ngân hàng mới là OCB (HOSE), SSB (HOSE) và VAB (UPCoM). Ngoài ra, 2 cổ phiếu ngân hàng chuyển nhà là cổ phiếu SHB chuyển sàn từ HNX sang HOSE và cổ phiếu BAB chuyển từ UPCoM lên HNX.
Tin nhanh chứng khoán ngày 8/12: Thị trường tiếp tục hồi phục, cổ phiếu Ngân hàng Tiên Phong (TPB) chuyển sắc tím

Tin nhanh chứng khoán ngày 8/12: Thị trường tiếp tục hồi phục, cổ phiếu Ngân hàng Tiên Phong (TPB) chuyển sắc tím

Phiên sáng diễn ra với nhiều rung lắc, tuy nhiên không có hiện tượng bán tháo và thị trường nhanh chóng giữ được trạng thái cân bằng. Phiên giao dịch chiều diễn ra tích cực hơn với tâm điểm là nhóm ngân hàng giúp chỉ số duy trì đà tăng. Trong đó TPB chuyển sắc tím, EIB tăng 8,4%, PGB tăng 8 % và BID tăng trên 3%...
SeABank đang rót tiền nhiều nhất vào ngành nào?

SeABank đang rót tiền nhiều nhất vào ngành nào?

Năm 2023, cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã: SSB) ghi nhận thay đổi với hàng loạt sổ đỏ thế chấp.
Nợ xấu vẫn là nỗi lo đối với nhóm công ty tài chính tiêu dùng

Nợ xấu vẫn là nỗi lo đối với nhóm công ty tài chính tiêu dùng

Năm 2023, điều kiện kinh tế không thuận lợi đã tiếp tục gây ảnh hưởng tiêu cực tới lợi nhuận và nợ xấu tại nhóm công ty tài chính tiêu dùng.
2 lần hạ lãi suất gói tín dụng 120.000 tỷ vẫn “ế vốn”, doanh nghiệp đề xuất nới thêm đối tượng được vay

2 lần hạ lãi suất gói tín dụng 120.000 tỷ vẫn “ế vốn”, doanh nghiệp đề xuất nới thêm đối tượng được vay

Trước đây, chúng ta có gói 30 ngàn tỷ đồng nhưng sau đó đã dừng, nên nhiều khách hàng là người dân, công nhân, lực lượng vũ trang khi mua nhà không được hưởng ưu đãi...
MSB thông báo bán đấu giá loạt tài sản đảm bảo

MSB thông báo bán đấu giá loạt tài sản đảm bảo

Do khách hàng kinh doanh khó khăn không trả được nợ khiến nhiều khoản vay quá hạn, ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mã: MSB) đồng loạt thông báo bán đấu giá tài sản để thu hồi nợ tồn đọng.
Bất động sản là nhóm ngành dẫn đầu về mua lại trái phiếu trước hạn

Bất động sản là nhóm ngành dẫn đầu về mua lại trái phiếu trước hạn

Tính từ đầu năm đến nay, tổng giá trị trái phiếu được mua lại trước hạn đạt 9.882 tỷ đồng, giảm 42% so với cùng kỳ năm 2023. Bất động sản là nhóm ngành dẫn đầu, chiếm 55.7% tổng giá trị mua lại trước hạn (tương ứng khoảng 4.516 tỷ đồng).
Tập đoàn FLC đứng đầu danh sách 42 doanh nghiệp nợ thuế hơn 769 tỷ đồng tại Quảng Bình

Tập đoàn FLC đứng đầu danh sách 42 doanh nghiệp nợ thuế hơn 769 tỷ đồng tại Quảng Bình

Cục Thuế tỉnh Quảng Bình vừa công khai danh sách 42 đơn vị nộp thuế còn nợ tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước, với số tiền 769 tỷ đồng. Đứng đầu trong danh sách này là Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC với số tiền nợ là gần 278 tỷ đồng.
VIB 'ồ ạt' chào bán nhà đất thế chấp

VIB "ồ ạt" chào bán nhà đất thế chấp

Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) đang ồ ạt rao bán hàng loạt bất động sản để thu hồi nợ trong bối cảnh nợ xấu có xu hướng tăng mạnh, thị trường bất động sản ảm đạm.
Ngân hàng đang 'cầm chừng' cho vay cá nhân?

Ngân hàng đang "cầm chừng" cho vay cá nhân?

Năm 2023, tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng tập trung vào nhóm khách hàng doanh nghiệp, còn nhóm cho vay cá nhân ghi nhận tăng trưởng chậm, thậm chí có xu hướng giảm.
Bất động sản Biz