Trong tháng 9/2022, chỉ một doanh nghiệp bất động sản huy động vốn qua phát hành trái phiếu là CTCP No Va Thảo Điền với giá trị huy động 2.300 tỷ đồng. Trước đó trong tháng 8, thị trường ghi nhận 2 doanh nghiệp địa ốc huy động vốn thành công qua kênh này…
Theo dữ liệu từ Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) về thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 9/2022, tính đến ngày 30/9/2022, có tổng cộng 25 đợt phát hành riêng lẻ trái phiếu doanh nghiệp trong nước với tổng giá trị phát hành là 15.363 tỷ đồng và 1 đợt phát hành ra công chúng của Ngân hàng TMCP Bắc Á trị giá 235,4 tỷ đồng.
Ngân hàng vẫn là nhóm dẫn đầu với tổng giá trị phát hành 9.623 tỷ đồng. Trong đó, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) phát hành nhiều nhất với 3.090 tỷ đồng. Theo sau đó là Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) 2.000 tỷ đồng; Ngân hàng Phương Đông (OCB) phát hành 1.800 tỷ đồng; Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) là 750 tỷ đồng trong tháng 9.
Nhóm bất động sản đứng thứ hai về giá trị phát hành trong tháng, với 2.300 tỷ đồng trái phiếu của CTCP No Va Thảo Điền, kỳ hạn 5 năm.
Nhóm hàng tiêu dùng đứng thứ ba với CTCP Tập đoàn Masan phát hành 1.500 tỷ đồng trái phiếu có kỳ hạn 5 năm và CTCP Đầu tư Thành Thành Công phát hành 600 tỷ đồng trái phiếu có kỳ hạn 7 năm.
Lũy kế 9 tháng qua, giá trị phát hành trái phiếu ra công chúng là 10.499 tỷ đồng, giảm 9,37% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm khoảng 4,3% tổng giá trị phát hành. Giá trị phát hành trái phiếu riêng lẻ là 233.692 tỷ đồng, giảm 40%, chiếm khoảng 95,7% tổng giá trị phát hành.
Tháng 9, tổng giá trị trái phiếu đã được các doanh nghiệp mua lại trước hạn là 28.833 tỷ đồng, tăng 199% so với cùng kỳ tháng 9/2021. Từ đầu năm tới nay, tổng giá trị trái phiếu đã được các doanh nghiệp mua lại là 142.209 tỷ đồng (tăng 67% so với cùng kỳ năm 2021).
Thời gian qua, thị trường trái phiếu doanh nghiệp ghi nhận sự ảm đạm sau sự kiện hơn 10.000 tỷ đồng trái phiếu của nhóm doanh nghiệp Tân Hoàng Minh bị hủy bỏ cùng với động thái chấn chỉnh của cơ quan quản lý.
Đặc biệt với nhóm doanh nghiệp bất động sản, số lượng doanh nghiệp phát hành trái phiếu và giá trị huy động những tháng qua giảm rất mạnh. Đơn cử, trong tháng 9 này chỉ duy nhất 1 doanh nghiệp bất động sản huy động vốn qua phát hành trái phiếu là CTCP No Va Thảo Điền như đã đề cập trên.
Trước đó, trong tháng 8, thị trường ghi nhận 2 doanh nghiệp huy động vốn thành công qua kênh này. Cụ thể, CTCP Fuji Nutri Food, phát hành 1.000 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn một năm và CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (Mã CK: KDH) huy động thành công 800 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ. Trái phiếu được phát hành ngày 23/8, hoàn tất vào ngày 29/8. Trái phiếu có kỳ hạn 3 năm, đáo hạn ngày 23/8/2025.
Tương tự, trong tháng 7, thị trường chỉ ghi nhận duy nhất doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu riêng lẻ là CTCP Đầu tư Kinh doanh Bất động sản Hà An thuộc Tập đoàn Đất Xanh. Cụ thể, giá trị phát hành đạt 210 tỷ đồng (lãi suất 11%/năm) và chỉ chiếm vỏn vẹn 2% thị trường sơ cấp…
Trong báo cáo do FiinRatings vừa phát hành, đơn vị này nhận định, các chính sách mới của Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính đang tác động đến cả cầu và cung của trái phiếu doanh nghiệp.
Tuy nhiên, thị trường kỳ vọng sẽ dần sôi động trở lại vào đầu quý IV/2022 khi Nghị định 153 (sửa đổi) được ban hành và có hiệu lực chính thức như kế hoạch được thông báo bởi Bộ Tài chính. Mặc dù vậy, sẽ không thể sôi động ngay lại như nửa cuối năm 2021.
Đồng thời, các quy định mới như dự thảo hiện nay nếu đi vào áp dụng sẽ góp phần làm cho các doanh nghiệp niêm yết hoặc các doanh nghiệp chủ động minh bạch hóa thông tin và hồ sơ tín dụng để hướng đến các nhà đầu tư tổ chức cùng chia sẻ rủi ro và kỳ vọng mức lãi suất phù hợp. Tuy nhiên, việc phân phối cho nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp vẫn sẽ khó khăn hơn.
Chuyên gia FiinRatings đánh giá, nhu cầu vốn trung và dài hạn hiện nay là rất lớn, không chỉ của các doanh nghiệp bất động sản mà nhiều ngành kinh tế khác nhau trong khi hệ thống tín dụng ngân hàng khó có thể hấp thụ hết do hạn chế về quy mô vốn và các dàng buộc khác nhau về an toàn vốn.
Thực tế theo nhóm phân tích, các doanh nghiệp bất động sản niêm yết vẫn tăng trưởng dư nợ vay ở mức 25,1% trong 6 tháng đầu năm 2022, đặc biệt với bối cảnh tín dụng bất động sản được kiểm soát rủi ro và các ngân hàng vẫn mua vào trái phiếu doanh nghiệp một cách có chọn lọc.
Trên các mạng xã hội, hội nhóm gần đây đã xuất hiện hiện tượng môi giới của một số doanh nghiệp, tổ chức tài chính mời chào người dân mua trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) như 1 hình thức gửi tiết kiệm với chào mời hỗ trợ lách luật để trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Apec Group là một “tay chơi” đình đám trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp khi thường xuyên “chơi trội” trong cuộc đua lãi suất phát hành. Tuy nhiên, trái phiếu và các sản phẩm bất động sản của doanh nghiệp này cũng đang khiến nhà đầu tư phải cảnh giác với các đợt phát hành “chui”, bị xử phạt, buộc phải thu hồi trái phiếu…
CTCP Đầu tư Bất động sản Sơn Kim – công ty con của Sơn Kim Land vừa công bố huy động thành công 500 tỷ đồng trái phiếu. Trước đó, hai thành viên khác của Sơn Kim Land là Bất động sản Highgate và Địa ốc Phúc Đạt cũng huy động thành công 1.345 tỷ đồng, tất cả số vốn này đều “chảy” về dự án The Metropole Thủ Thiêm.
Công ty Núi Pháo là công ty thành viên của Tập đoàn Masan vừa công bố phát hành thành công 290 tỷ đồng trái phiếu. Tuy nhiên, thông tin về lãi suất, mục đích phát hành không được công bố.
Sau khi hoàn tất đợt phát hành trái phiếu, Công ty Cổ phần Tập đoàn CEO (CEO Group) sẽ ưu tiên sử dụng số vốn huy động trên để đầu tư dự án khu biệt thự cao cấp Sonasea Residences và rót vốn cho các công ty con.
Áp lực nợ vay tại nhiều doanh nghiệp bất động sản như TTC Land, Phát Đạt, Nam Long... ngày càng lớn khiến doanh nghiệp chọn cách chào bán cổ phiếu, trái phiếu để có nguồn tiền trả nợ và xây dựng dự án.
HĐQT Khải Hoàn Land phê duyệt phương án mua lại trước hạn 20% số lượng trái phiếu KHGH2123001, tương đương khối lượng 60.000 trái phiếu. KHG dự kiến mua lại trước hạn 60 tỷ đồng của lô trái phiếu trên vào ngày 5/12/2024.
Sau 9 tháng đầu năm 2024, ngân hàng SHB đã thực hiện 80% kế hoạch lợi nhuận năm 2024, nằm trong Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024.
Mới đây, hai ngân hàng MSB và BIDV tiếp tục ra thông báo bán đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH Xây dựng sản xuất thương mại Tài Nguyên - chủ đầu tư siêu dự án Kenton Node để thu hồi nợ vay.
Kết thúc 9 tháng năm 2024, nhiều doanh nghiệp bất động sản như Nam Long, Khang Điền... ghi nhận lượng hàng tồn kho tiếp tục tăng. Thậm chí, giá trị hàng tồn kho bất động sản chiếm hơn nửa tổng tài sản của doanh nghiệp.
Giai đoạn 2019-2022, doanh thu từ dịch vụ kinh doanh bảo hiểm của Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank - mã: MBB) tăng trưởng rất nhanh nhờ lợi thế vận hành 2 công ty bảo hiểm gồm MIC và MB Ageas Life.
Năm 2023, loạt dự án bất động sản khu đô thị của Taseco Land như Central Square, Nghi Sơn Central Park... phải thế chấp ngân hàng. Mới đây, Taseco Land là đơn vị duy nhất đáp ứng điều kiện làm dự án khu đô thị hơn 3.200 tỷ đồng ở Mê Linh, Hà Nội.
Hơn 253.000 tỷ đồng nợ xấu của các ngân hàng trên sàn chứng khoán; LPBank dự định chuyển trụ sở chính và mua 5% cổ phần FPT; Thu hơn 300 tỷ đồng từ thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước trong 10 tháng; Vietcombank phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu xanh... là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.