Bất động sản Biz

Trung Nam Group vay thêm 530 tỷ đồng trái phiếu khi đến hạn trả nợ trái phiếu 600 tỷ đồng

Thứ sáu, 23/09/2022 | 07:32 Theo dõi BĐS Biz trên

Trung Nam Group dồn dập phát hành 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 530 tỷ đồng trong bối cảnh doanh nghiệp phải trả 600 tỷ nợ trái phiếu đến hạn. Từ năm 2021 đến nay, Trung Nam Group đã huy động thành công 5.830 tỷ đồng qua phát hành TPDN.

Ngoài ra, các đơn vị thành viên trong hệ sinh thái Trung Nam Group cũng thường xuyên gọi vốn qua kênh này, điển hình trong đó là CTCP Điện gió Trung Nam Đắk Lắk 1 với tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp này phát hành đến nay lên đến hơn 16.000 tỷ đồng.

Dồn dập phát hành trái phiếu khi có nợ trái phiếu đến hạn

Theo thông tin công bố trên Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Nam (được biết đến là Tập đoàn Trung Nam - Trungnam Group) vừa phát hành thành công 430.000 trái phiếu mệnh giá 1 triệu đồng/trái phiếu, tương đương giá trị phát hành 430 tỷ đồng cho thị trường trong nước.

Lô trái phiếu được phát hành ngày 24/6/2022, kỳ hạn 12 tháng, đáo hạn vào ngày 24/6/2023. Trung Nam Group sẽ mua lại trái phiếu trước hạn khi có sự kiện vi phạm hoặc mua lại theo yêu cầu của trái chủ khi doanh nghiệp không bổ sung tài sản đảm bảo theo cam kết. Ngoài ra, các thông tin về lãi suất, mục đích phát hành, tài sản đảm bảo, trái chủ cũng như bên thu xếp cho thương vụ không được doanh nghiệp công bố.

1
Thông tin lô trái phiếu 430 tỷ đồng của Trung Nam Group

Trung Nam Group là một doanh nghiệp khá quen thuộc trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp khi thường xuyên huy động vốn qua kênh này. Trước đó, ngày 29/07/2022, doanh nghiệp cũng huy động thành công lô trái phiếu 100 tỷ đồng, kỳ hạn 2 năm, đáo hạn vào ngày 29/07/2024.

Đáng chú ý, Trung Nam Group dồn dập phát hành 2 lô trái phiếu nói trên trong bối cảnh doanh nghiệp phải trả nợ trái phiếu đến hạn. Cụ thể, vào ngày 16/8 là ngày đáo hạn lô trái phiếu 600 tỷ đồng của Trung Nam Group, được huy động cách đây một năm, vào ngày 16/08/2021.

Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, Trung nam Group có đến 5 đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ với tổng giá trị huy động 3.230 tỷ đồng. Cụ thể, ngoài 2 đợt phát hành nói trên thì giữa tháng 6 năm nay, doanh nghiệp huy động 300 tỷ đồng, tháng 5 huy động thành công 400 tỷ đồng và tháng 4 là 2.000 tỷ đồng.

Trong năm 2021, Trung Nam Group có hai đợt huy động vốn từ phát hành trái phiếu riêng lẻ. Trong đó lô phát hành vào ngày 18/05 có giá trị 2.000 tỷ đồng, trái chủ là một công ty chứng khoán trong nước và một tổ chức khác trong nước, mỗi bên chia nhau 50% số lượng. Đây là trái phiếu không chuyển đổi có kỳ hạn 3 năm; lãi suất năm đầu là 9,5%/năm, các năm sau áp dụng lãi thả nổi = lãi suất tham chiếu + 3,5%/năm.

Tài sản đảm bảo cho số trái phiếu trên là 100 triệu cổ phần tại Tập đoàn Trung Nam (TSBĐ số 1), quyền và lợi ích phát sinh từ số cổ phiếu này. Trong thời gian chưa hoàn thành thủ tục ký hợp đồng thế chấp TSBĐ số 2 thì tài sản đảm bảo 1 là 300 triệu cổ phiếu Trung Nam.

Ngoài ra còn có quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai của khu đất tổng diện tích 848.605 m2 tại xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng (TSBĐ số 2); quyền tài sản gắn liền với Dự án khu công nghệ thông tin Đà Nẵng (TSBĐ số 3); toàn bộ số dư tiền và chứng khoản trên tài khoản chứng khoán của tổ chức phát hành mở tại CTCP Chứng khoán VNDirect (TSBĐ số 4).

Kế đến là lô phát hành 600 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ vào ngày 16/08/2021, kỳ hạn một năm, lãi suất 9,5%/năm. Đây cũng chính là lô trái phiếu đến hạn của Trung Nam Group vào ngày 16/8/2022 vừa qua.

2
3
Thông tin về lô trái phiếu 600 tỷ đồng đáo hạn vào tháng 8/2022 của Trung Nam Group

TSBĐ là 120 triệu cổ phần Trung Nam thuộc sở hữu của ông Nguyễn Tâm Thịnh, Chủ tịch Tập đoàn Trung Nam; quyền tài sản của Nam Trung phát sinh từ, hoặc liên quan đến hợp đồng cho vay hạn mức số 0508/02HDVHM/TCKT/TNG-TNTNSP giữa tổ chức phát hành và Công ty TNHH Điện Mặt trời Trung Nam Thuận Nam, và các hợp đồng vay đã, đang và sẽ ký kết giữa Trung Nam và công ty Trung Nam Thuận Nam.

Theo các thông tin công bố, 2.600 tỷ đồng trái phiếu phát hành của năm 2021 đều dùng để tăng vốn đầu tư các dự án năng lượng tái tạo của tập đoàn, hoặc mục đích kinh doanh khác phù hợp với quy định của pháp luật. Đáng chú ý là cả 2 đợt đều do CTCP Chứng khoán VNDirect bảo lãnh phát hành. VNDirect cũng là tổ chức quản lý TSBĐ số 1 của Trung Nam.

Như vậy, từ năm 2021 đến nay, Trung Nam Group đã huy động thành công 5.830 tỷ đồng qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Trong đó 600 tỷ đồng trái phiếu đã đáo hạn vào tháng 8 vừa qua.

Hệ sinh thái Trung Nam Group nợ hàng chục nghìn tỷ trái phiếu?

Trung Nam Group được thành lập vào năm 2004 với hệ thống gần 20 công ty thành viên, hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: Năng lượng, xây dựng, hạ tầng, bất động sản và công nghiệp thông tin điện tử. Trong đó, mảng năng lượng là trụ cột mạnh nhất của tập đoàn với loạt dự án thuỷ điện, điện gió, điện mặt trời.

Để mở rộng phát triển các mảng chủ chốt như năng lượng tái tạo, bất động sản vài năm gần đây, nhóm các đơn vị thành viên của Trungnam Group liên tục phát hành trái phiếu, huy động vốn. Điển hình như CTCP Điện gió Trung Nam Đắk Lắk 1, CTCP Điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam, CTCP Trung Nam Thuận Nam… với quy mô trên chục nghìn tỷ đồng.

Thông tin công bố trên HNX cho thấy, mới đây nhất, CTCP Năng lượng tái tạo Trung Nam – thành viên của Trung Nam Group vừa huy động thành công 1.500 tỷ đồng trái phiếu.

4
CTCP Năng lượng tái tạo Trung Nam cũng huy động 1.500 tỷ trái phiếu trong năm nay

Cụ thể, lô trái phiếu có mã TRECB2223001 kỳ hạn 1 năm. Trái phiếu được phát hành tại thị trường trong nước. Khối lượng phát hành là 15.000.000 trái phiếu có mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu. Ngày phát hành và hoàn tất chào bán trong ngày 30/6/2022.

Về vấn đề mua lại và hoán đổi, CTCP Năng lượng tái tạo Trung Nam nêu rõ, những người sở hữu trái phiếu về việc mua lại trước hạn ít nhất 10 ngày trước thời điểm thực hiện mua lại trước hạn.

Một thành viên khác trong hệ sinh thái Trungnam Group cũng đã huy động hàng chục nghìn tỷ đồng từ phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Cụ thể, theo thống kê từ HNX, trong năm 2021, Công ty cổ phần Điện gió Trung Nam Đắk Lắk 1, đã hơn 10 đợt phát hành và huy động thành công 10.220 tỷ đồng.

Trong đó, một số lô trái phiếu đáng chú ý như, lô trái phiếu 600 tỷ đồng, có kỳ hạn 1863 ngày. Ngày phát hành là 23/6/2021 và ngày đáo hạn là 29/7/2026.

Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có đảm bảo bằng tài sản và không phải là nợ thứ cấp của doanh nghiệp. Lãi suất cố định 9,5%/năm trong 4 kỳ tính lãi đầu tiên. Các kỳ tính lãi tiếp theo hình thức thả nổi

Mục đích phát hành trái phiếu để thực hiện đầu tư dự án Nhà máy điện gió Ea Nam có vị trí tại các xã Ea Nam, EA Khal, Dlie Yang thuộc huyện EA H'leo, tỉnh Đak Lak.

Về tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu gồm toàn bộ cổ phần của cổ đông Công ty cổ phần Điện gió Trung Nam Đắk Lắk 1. Toàn bộ tài sản gắn liền với đất (bao gồm cả tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai) thuộc dự án nhà máy điện gió Ea Nam. Đồng thời thế chấp động sản là toàn bộ máy móc, thiết bị và các động sản khác thuộc dự án.

Lô trái phiếu phiếu 2.000 tỷ đồng, phát hành ngày 1/11/2021, đáo hạn ngày 29/7/2035. Nhiều thông tin chi tiết khác không được doanh nghiệp công bố…

Trước đó, trong năm 2020, Điện gió Trung Nam Đắk Lắk 1 cũng phát hành khối lượng lớn trái phiếu doanh nghiệp, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp này phát hành đến nay lên đến hơn 16.000 tỷ đồng.

Tháng 2/2022, Công ty cổ phần Điện Mặt Trời Trung Nam Trà Vinh – thành viên của Trungnam Group cũng đã huy động thành công 400 tỷ đồng trái phiếu…

5
Tổng giái trị trái phiếu Điện gió Trung Nam Đắk Lắk 1 phát hành đến nay lên đến hơn 16.000 tỷ đồng.

Muốn vay thêm 500 triệu USD trái phiếu trong 3 năm tới

Theo thông tin từ Bloomberg, Trungnam Group đang có kế hoạch chào bán 500 triệu USD trái phiếu trong vòng ba năm tới.

Đồng thời, tập đoàn này cũng đang xem xét niêm yết cổ phiếu lên chứng khoán nhằm huy động vốn cho cho các dự án năng lượng cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng.

Ông Nguyễn Tâm Tiến, Tổng giám đốc Trungnam Group nói với Bloomberg này rằng tập đoàn cần nguồn vốn khổng lồ để thực hiện các dự án trên đến năm 2030. Còn theo Phó Tổng Giám đốc Đỗ Tú Anh, các dự án hiện tại của tập đoàn hầu hết là năng lượng gió và năng lượng mặt trời với tổng công suất 1,6 GW, dự kiến sẽ tăng gần gấp ba lần đến năm 2026, tập trung vào dự án điện gió gần bờ và ngoài khơi.

Cũng theo chia sẻ của phía lãnh đạo, năm sau, Trungnam Group có thể hợp tác với một nhà đầu tư nước ngoài để tham gia đấu thầu dự án điện khí LNG với công suất 1.500 MW tại tỉnh Ninh Thuận. Công ty hiện đang đàm phán với nhiều nhà cung cấp khí LNG ở nước ngoài.

bi-dung-phat-172mw-dien-trung-nam-goup-len-tieng-20220912100228
Một dự án năng lượng tái tạo cuả Trung Nam Group.

Ngoài ra, tập đoàn cũng đang nghiên cứu thử nghiệm một nhà máy hydro xanh có công suất từ ​​120 đến 200 MW, dự kiến sẽ đưa vào hoạt động vào năm 2025. Đại diện Trungnam Group thông tin, tập đoàn có kế hoạch sản xuất hydro xanh theo quy mô lớn vào năm 2030 và phần lớn sẽ dành cho việc xuất khẩu.

Đáng chú ý, ngày 31/8/2022, Công ty Mua bán điện (thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN) bất ngờ thông báo tới Công ty TNHH Điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam (thành viên Trungnam Group) về việc dừng khai thác đối với phần công suất chưa có cơ chế giá điện của nhà máy điện mặt trời Trung Nam – Thuận Nam (công suất 450MW) kể từ 0h00 ngày 1/9/2022.

Được biết, nhà máy điện mặt trời Trung Nam – Thuận Nam (tại xã Phước Minh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận) đã đi vào hoạt động hơn 22 tháng. Trong thời gian chờ bàn giao trạm biến áp 500kV Thuận Nam cho EVN, dự án này còn phải chịu chi phí truyền tải cho các dự án năng lượng tái tạo khác trên địa bàn tỉnh Bình Thuận và chi phí quản lý vận hành trạm khiến nhà đầu tư gặp rất nhiều khó khăn và chịu áp lực rất lớn trong việc trả nợ vay ngân hàng.

Sau hơn 22 tháng vận hành, sản lượng truyền tải hộ cho các dự án thông qua trạm biến áp 500kV Thuận Nam là khoảng 4,2 tỉ kWh, tương ứng 360 tỉ đồng. Do vậy, việc EVN dừng huy động 40% công suất đồng nghĩa với việc dự án chỉ vận hành đạt 60% so với thiết kế, sẽ phá vỡ cam kết của nhà đầu tư (Trung Nam Thuận Nam) về phương án tài chính được tổ chức tín dụng thống nhất.

Trung Nam Group cho rằng, việc dừng huy động công suất chưa có giá điện của dự án Trung Nam – Thuận Nam là không phù hợp theo các điều khoản thoả thuận của hợp đồng mua bán điện giữa EVN và chủ đầu tư.

Do đó, chủ đầu tư kiến nghị được xem xét tiếp tục huy động và ghi nhận sản lượng đối với phần công suất chưa có giá điện của dự án điện mặt trời Trung Nam – Thuận Nam 450MW.

Xem thêm: Thêm loạt dự án nhà ở cao tầng của Handiresco – Handico, Daewon Cantavil… sẽ được xây dựng trên đường Lê Văn Lương

Bình Nguyên

Theo sohuutritue.net.vn Copy
Thành viên Bamboo Capital huỷ kế hoạch huy động gần 1.000 tỷ đồng trái phiếu do không phù hợp nghị định mới

Thành viên Bamboo Capital huỷ kế hoạch huy động gần 1.000 tỷ đồng trái phiếu do không phù hợp nghị định mới

Phương án phát hành trái phiếu năm 2022 của công ty phù hợp với quy định tại Nghị định 153/2020/NĐ/CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ nhưng chưa phù hợp với Nghị định số 65/2022/NĐ-CP ngày 16/09/2022.
Chuỗi cầm đồ F88 nâng tổng nợ trái phiếu lên hơn 1.000 tỷ đồng

Chuỗi cầm đồ F88 nâng tổng nợ trái phiếu lên hơn 1.000 tỷ đồng

Chuỗi cầm đồ F88 vừa chào bán thành công lô trái phiếu trị giá 100 tỷ đồng, nâng tổng giá trị huy động vốn qua trái phiếu từ đầu năm lên hơn 1.000 tỷ đồng.
Thêm 2.300 tỷ đồng trái phiếu chảy về doanh nghiệp “họ” Novaland

Thêm 2.300 tỷ đồng trái phiếu chảy về doanh nghiệp “họ” Novaland

Trước đó, Hội đồng quản trị Novaland đã thông qua nghị quyết sử dụng 54 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của công ty để bảo đảm cho các khoản huy động vốn của No Va Thảo Điền.
Doanh nghiệp nháo nhào mua lại trái phiếu trước hạn

Doanh nghiệp nháo nhào mua lại trái phiếu trước hạn

Trước thời điểm Bộ Tài chính ra nghị định mới, hàng loạt doanh nghiệp và ngân hàng chi hàng tỷ đồng để mua lại trái phiếu trước hạn.
SDI: Tình hình kinh doanh ra sao khi nợ hơn 6.574 tỷ đồng trái phiếu

SDI: Tình hình kinh doanh ra sao khi nợ hơn 6.574 tỷ đồng trái phiếu

Không chỉ là 'quán quân nợ thuế’ theo danh sách doanh nghiệp nợ thuế đợt 2/2022 được TP. Hồ Chí Minh công khai, Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Sài Gòn (SDI) hiện đang nợ số tiền hơn 6.574 tỷ đồng trái phiếu phát hành để làm dự án Khu đô thị Sài Gòn Bình An.
Được “cởi trói” về chính sách, doanh nghiệp bất động sản lại sắp “đua nhau” phát hành trái phiếu?

Được “cởi trói” về chính sách, doanh nghiệp bất động sản lại sắp “đua nhau” phát hành trái phiếu?

Trong số doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu từ đầu năm đến nay, Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova (Novaland) phát hành nhiều nhất (9.857 tỷ đồng)...
Ngân hàng VIB dồn dập mua lại trái phiếu trước hạn

Ngân hàng VIB dồn dập mua lại trái phiếu trước hạn

Từ đầu năm 2022 đến nay, ngân hàng VIB đã mua lại trước hạn 8.300 tỷ đồng trái phiếu. Đồng thời phát hành thành công 6.948 tỷ đồng trái phiếu qua 7 đợt chào bán.
BIM Group đổ 3.000 tỷ xây ‘siêu dự án’ tại Hạ Long, đại gia Đoàn Quốc Việt đang toan tính điều gì?

BIM Group đổ 3.000 tỷ xây ‘siêu dự án’ tại Hạ Long, đại gia Đoàn Quốc Việt đang toan tính điều gì?

BIM Hạ Long, thành viên của Tập đoàn BIM Group, đang triển khai dự án “Tổ hợp công trình thương mại, dịch vụ và căn hộ lưu trú” tại trung tâm du lịch Hạ Long. Với tổng mức đầu tư gần 3.000 tỷ đồng, dự án hứa hẹn sẽ là điểm nhấn quan trọng trong phát triển du lịch và dịch vụ của Quảng Ninh.
MCP: Vững tăng trưởng, quyết tâm dẫn đầu ngành bao bì kim loại Việt Nam

MCP: Vững tăng trưởng, quyết tâm dẫn đầu ngành bao bì kim loại Việt Nam

Bao bì Mỹ Châu (HOSE: MCP) – doanh nghiệp bao bì kim loại duy nhất niêm yết trên sàn HOSE báo lãi sau thuế năm 2024 vượt 35% kế hoạch và tăng tới 173% so với cùng kỳ, đồng thời đặt mục tiêu duy trì đà tăng trưởng trong năm 2025, hướng tới vị thế dẫn đầu ngành bao bì kim loại Việt Nam vào năm 2030.
Doanh thu quý I/2025 của CenLand ‘bốc hơi’ gần 70%, điều gì đang xảy ra với ‘ông lớn’ môi giới bất động sản?

Doanh thu quý I/2025 của CenLand ‘bốc hơi’ gần 70%, điều gì đang xảy ra với ‘ông lớn’ môi giới bất động sản?

Mặc dù ghi nhận kết quả kinh doanh sụt giảm mạnh trong quý I/2025, CenLand vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng bứt phá trong năm 2025.
CIENCO4 bị cấm thầu 4 năm tại Hà Nam

CIENCO4 bị cấm thầu 4 năm tại Hà Nam

CIENCO4 – “ông lớn” ngành xây dựng từng tham gia nhiều dự án hạ tầng trọng điểm – vừa bị cấm thầu 4 năm tại Hà Nam vì làm giả hồ sơ dự thầu.
Lãi đột biến trong quý I/2025, Kinh Bắc của đại gia Đặng Thành Tâm bơm thêm 6.800 tỷ đồng vào siêu dự án Tràng Cát

Lãi đột biến trong quý I/2025, Kinh Bắc của đại gia Đặng Thành Tâm bơm thêm 6.800 tỷ đồng vào siêu dự án Tràng Cát

Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (mã chứng khoán: KBC, sàn HoSE) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2025 với kết quả kinh doanh tăng trưởng đột biến so với cùng kỳ năm trước.
Hà Nam cấm Tập đoàn Cienco4 tham gia đấu thầu trong 4 năm

Hà Nam cấm Tập đoàn Cienco4 tham gia đấu thầu trong 4 năm

Mới đây, UBND tỉnh Hà Nam đã ban hành Quyết định số 853/QĐ-UBND, cấm Công ty Cổ phần Tập đoàn Cienco4 (mã chứng khoán: C4G) tham gia hoạt động đấu thầu trong thời hạn 4 năm.
Novaland (NVL) mở rộng quỹ đất, rót hơn 1.400 tỷ vào một doanh nghiệp bất động sản

Novaland (NVL) mở rộng quỹ đất, rót hơn 1.400 tỷ vào một doanh nghiệp bất động sản

Giữa bối cảnh thị trường đầy biến động và áp lực nợ lớn, việc mạnh tay chi nghìn tỷ đầu tư của NVL khiến giới kinh doanh không khỏi đặt câu hỏi: Đây là sự chuẩn bị cho một bước ngoặt chiến lược đầy tham vọng, hay chỉ là phép thử mạo hiểm giữa cơn sóng lớn? 
Vinpearl chào sàn HoSE được định giá 5 tỷ USD, tỷ phú Phạm Nhật Vượng có thêm một ‘siêu ngựa chiến’ trên TTCK

Vinpearl chào sàn HoSE được định giá 5 tỷ USD, tỷ phú Phạm Nhật Vượng có thêm một ‘siêu ngựa chiến’ trên TTCK

Vinpearl – thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam – sẽ chính thức niêm yết trên HoSE với định giá gần 130.000 tỷ đồng vào ngày 13/5 tới đây. Mức vốn hóa này lớn hơn hàng loạt tên tuổi lớn trên thị trường chứng khoán.
Bất động sản Biz