Bộ Xây dựng cho biết, từ đầu năm 2019 đến nay, Thanh tra Bộ Xây dựng và Thanh tra Sở Xây dựng các địa phương đã triển khai thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước, trong đó có hoạt động kinh doanh bất động sản (BĐS).
Cụ thể, thanh tra Bộ Xây dựng đã triển khai 15 đoàn thanh tra về hoạt động kinh doanh bất động sản. Các kết luận thanh tra đã chỉ ra các vi phạm, đã kiến nghị xử lý về hành chính đối với 28 tổ chức và ban hành 28 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền xử phạt là 5,4 tỷ đồng.
Đồng thời, định hướng cho Thanh tra Sở Xây dựng các địa phương triển khai thanh tra liên quan đến hoạt động kinh doanh BĐS.
Theo đó, giai đoạn từ đầu năm 2020 đến hết tháng 9/2022, Thanh tra Sở Xây dựng 3 thành phố lớn là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng đã triển khai 441 lượt kiểm tra về hoạt động kinh doanh BĐS, ban hành 77 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền xử phạt là 29,2 tỷ đồng.
Theo báo cáo, những vi phạm bị xử phạt, gồm: Kinh doanh không đủ điều kiện năng lực về tài chính; bán, cho thuê nhà ở hình thành trong tương lai chưa được ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư với khách hàng; tổng số tiền thu các đợt của khách hàng mua nhà trước khi bàn giao nhà vượt tỷ lệ quy định mà không có thỏa thuận với khách hàng; tính diện tích căn hộ không theo kích thước thông thủy; chậm thực hiện các thủ tục với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo thời hạn quy định; bố trí diện tích dành cho nhà ở xã hội không bảo đảm tỷ lệ 20% theo quy định; chuyển nhượng toàn bộ dự án khi chưa đủ điều kiện theo quy định của Luật Kinh doanh BĐS; không công bố thông tin về dự án theo quy định; không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ về tình hình kinh doanh bất động sản với Sở Xây dựng địa phương...
Bộ Xây dựng thanh tra, xử lý nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm về kinh doanh bất động sản. Ảnh minh họa
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cũng cho biết, song song với việc tổ chức các Đoàn thanh tra theo kế hoạch, Lãnh đạo Bộ Xây dựng đã chỉ đạo Cục Quản lý nhà và Thị trường BĐS tổ chức các Đoàn kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về nhà ở và thị trường BĐS tại địa phương theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao.
Theo định hướng này, từ năm 2018 đến tháng 10/2022, Bộ Xây dựng đã tổ chức 15 Đoàn kiểm tra tại các tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Cần Thơ, Hải Phòng, Điện Biên, Hà Giang, Thái Bình, Nghệ An, Quảng Ninh, Lâm Đồng, Kiên Giang, Thái Nguyên, Bắc Giang, Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế, Bình Định. Qua đó phát hiện tồn tại, hạn chế về quản lý thị trường BĐS và đề nghị khắc phục....
Qua kiểm tra, đã phát hiện một số tồn tại, hạn chế về quản lý thị trường BĐS để đề nghị các địa phương khắc phục.
Cụ thể, một số dự án đầu tư xây dựng nhà ở chậm triển khai nhưng chưa được đôn đốc thực hiện hoặc chưa có hướng xử lý phù hợp, gây lãng phí tài nguyên đất đai, ảnh hưởng đến diện mạo đô thị.
Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trong các dự án nhà chung cư chưa được các Chủ đầu tư thực hiện đúng thời gian theo quy định, thường kéo dài gây bức xúc cho các chủ sở hữu nhà chung cư.
Thực hiện chưa nghiêm quy định về việc công bố thông tin về nhà ở và thị trường BĐS theo quy định của Nghị định số 117/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ về xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường BĐS.
“Tồn tại trình trạng không công khai, minh bạch trong thực hiện các giao dịch BĐS qua sàn giao dịch BĐS; tình trạng các nhân viên môi giới của các sàn chưa có chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS nhưng vẫn hành nghề môi giới.
Tình trạng huy động vốn, mua bán nhà ở khi chưa đủ điều kiện còn diễn ra tại một số dự án, dẫn đến khó khăn cho công tác quản lý, tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro cho khách hàng, người mua,…” - Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đánh giá.
https://sohuutritue.net.vn/bo-xay-dung-xu-phat-nhieu-to-chuc-ca-nhan-vi-pham-kinh-doanh-bat-dong-san-d151601.html?fbclid=IwAR0E1GQQHGQAyz1JzAwGLRHH_3Rmvm0WY2gb_OxdttIjYHj4iCrVNa1_wmUCopy link
Tin doanh nghiệp nổi bật trên sàn (ngày 28/10): Golden Gate bị UBCKNN phạt 195 triệu đồng do vi phạm trong lĩnh vực; Dược phẩm TV.Pharm dự kiến phát hành cổ phiếu trong tháng 11
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa công bố liên tiếp 3 quyết định xử phạt vi phạm với Công ty chứng khoán KIS Việt Nam, Tập đoàn Danh khôi, Công ty quản lý quỹ VinaCapital.
Công ty Nam Hồ đã thực hiện hành vi xây dựng công trình sai giấy phép xây dựng được cấp và bản vẽ thiết kế được duyệt tại Khu du lịch Nam Hồ, thuộc phường 11, thành phố Đà Lạt.
Ngày 10 10, UBND thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước cho biết đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với Nguyễn Phúc Cường (36 tuổi, ngụ phường Tân Xuân, thành phố Đồng Xoài) số tiền 45 triệu đồng vì hành vi hủy hoại, làm biến dạng địa hình đất.
Nhiều ĐBQH cho rằng, để hoạt động đấu giá tài sản đạt hiệu quả tốt nhất, việc tăng số tiền đặt cọc lên con số lớn sẽ tránh tình trạng đối tượng “cò” tham gia đấu giá để trục lợi, nhất là đấu giá đất.
Long An đấu giá hơn 200 lô đất với mức giá lên đến hơn 4,6 tỷ/lô;Hải Phòng quy hoạch khu công nghiệp 687ha; Hòa Bình tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản…là những tin tức bất động sản đáng chú ý.
Ngày 28/11, Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi) được Quốc hội thông qua với hơn 94% đại biểu tán thành. Luật này có hiệu lực từ 1/1/2025. Theo quy định mới, chủ đầu tư, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản buộc phải thanh toán qua ngân hàng nhằm bảo đảm kiểm soát dòng tiền giao dịch bất động sản của chủ đầu tư dự án, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.
Mặc dù nền kinh tế chậm lại và có nhiều tài sản đang thoái vốn nhưng danh mục dự án để khối ngoại có thể “xuống tiền” lại không nhiều. Nguyên nhân từ tính pháp lý, độ chênh về kỳ vọng giá cả từ cả hai phía và quy trình bồi thường…
Sáng 28/11, tại phiên thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản, nhiều đại biểu đề nghị nâng giá trị tiền đặt cọc lên trên 20% giá trị tài sản nhằm hạn chế tình trạng cò đấu giá và bỏ cọc.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch có quyền kinh doanh bất động sản, được mua, thuê, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng như công dân Việt Nam ở trong nước; giữ chính sách hiện hành đối với người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài mà không phải là công dân Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch.
Loạt khách sạn ở Nha Trang vi phạm trật tự xây dựng;Tại sao Hà Nội đề xuất không sáp nhập quận Hoàn Kiếm; Lâm Đồng chấp thuận nhà đầu tư dự án khu dân cư 1.570 tỷ đồng…là những tin tức bất động sản đáng chú ý.