Sáng 29 3, đoàn giám sát thuộc Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã làm việc với UBND TP HCM về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, vận hành, cải tạo và xây dựng lại nhà chung cư. Theo đó, tại TP HCM hiện có 227 chung cư chủ đầu tư chưa bàn giao kinh phí bảo trì, trong đó có 43 chung cư đang tranh chấp khoản kinh phí này.
Mới đây, Sở Xây dựng TP HCM có báo cáo về công tác quản lý, vận hành nhà chung cư trên địa bàn. Theo đó, hiện TP có 1.635 chung cư, trong đó 774 chung cư xây dựng từ trước năm 1994 và 891 nhà chung cư hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 1994 đến nay.
Trong giai đoạn từ ngày 1/7/2015 (thời điểm Luật Nhà ở năm 2014 có hiệu lực) đến ngày 30/11/2022, TP HCM có 337 nhà chung cư hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Trong các chung cư được thống kê, 1.059 chung cư phải thành lập ban quản trị nhưng chỉ 862 chung cư đã thành lập ban quản trị (trong đó 41 nhà chung cư đã tổ chức hội nghị nhà chung cư nhưng chưa thành lập được ban quản trị).
Còn lại 197 nhà chung cư chưa thành lập được ban quản trị vì đa số là chung cư cũ thấp tầng, số lượng căn hộ ít và không có thang máy nên được quản lý theo mô hình tự quản.
Bên cạnh đó, nhiều chủ đầu tư chậm tổ chức hoặc tổ chức hội nghị nhà chung cư không thành công nhưng không đề nghị chính quyền địa phương tổ chức. Thậm chí một số chủ đầu tư không tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu để bầu ban quản trị.
Về kinh phí bảo trì, TP HCM có 401 chung cư đã được chủ đầu tư bàn giao phí bảo trì cho ban quản trị. 227 nhà chung cư chưa được chủ đầu tư bàn giao phí bảo trì.
Bên cạnh đó, hiện trên địa bàn TP HCM có 43 chung cư có tranh chấp phí bảo trì do chủ đầu tư cố tình không bàn giao, chậm bàn giao, bàn giao không đầy đủ hoặc cố tình né tránh, chiếm dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung, không bàn giao theo quy định. Còn lý do nữa là chủ đầu tư và ban quản trị chưa thống nhất với nhau về số liệu kinh phí bảo trì.
Điển hình tại chung cư 4S Linh Đông (TP Thủ Đức), cư dân phản ánh hành vi chiếm dụng hơn 25 tỷ đồng tiền quỹ bảo trì chung cư của công ty TNHH xây dựng Thành Trường Lộc (chủ đầu tư dự án), khiến cơ sở hạ tầng dự án đã xuống cấp nhưng không được duy tu, sửa chữa.
Đáng chú ý, tại chung cư này, cư dân mua nhà vào ở đã nhiều năm nay nhưng chưa được cấp sổ hồng.
Để xử lí sự việc trên, lãnh đạo UBND TP HCM đã ban hành các quyết định xử phạt hành chính và quyết định cưỡng chế, yêu cầu các đơn vị liên quan tiến hành cưỡng chế đối với Công ty TNHH xây dựng Thành Trường Lộc, về hành vi chậm bàn giao, bàn giao không đầy đủ quỹ bảo trì cho Ban quản trị chung cư 4S Linh Đông.
Điều đáng nói là ngay sau đó, Công ty TNHH xây dựng Thành Trường Lộc đã làm đơn khởi kiện UBND TP HCM đối với các quyết định hành chính nêu trên.
Một chung cư khác cũng diễn ra vấn đề tranh chấp phí bảo trì giữa người dân và chủ đầu tư, là dự án Khang Gia Tân Hương (quận Tân Phú). Người mua nhà ở dự án này vẫn đang đấu tranh, để chủ đầu tư là Công ty CP Đầu tư và Phát triển Địa ốc Khang Gia (Công ty Khang Gia) bàn giao số tiền hơn 5,8 tỷ đồng phí bảo trì.
Theo người dân, nhiều hạng mục thuộc sở hữu chung của chung cư xuống cấp, nhưng Ban quản trị (BQT) không có kinh phí sửa chữa, bảo trì, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Tháng 5/2019, UBND TP HCM đã ra quyết định xử phạt hành chính 125 triệu đồng đối với Công ty Khang Gia, về hành vi không bàn giao phí bảo trì cho BQT chung cư.Thế nhưng, Công ty Khang Gia vẫn chưa hoàn thành việc chuyển giao tiền bảo trì.
Trước sự việc trên, UBND quận Tân Phú đã có kiến nghị lên UBND TP HCM giao Sở Xây dựng tiến hành cưỡng chế chủ đầu tư, để bàn giao phí bảo trì theo đúng quy định.
TP HCM triển khai kế hoạch xử lý các dự án tồn đọng, chậm tiến độ; Thanh Hóa có thêm khu công nghiệp hơn 1.000 tỷ đồng; Hà Tĩnh cung cấp thông tin vi phạm pháp luật đất đai và công khai dự án; Viglacera được chấp thuận đầu tư khu công nghiệp rộng hơn 254 ha ở Yên Bái… là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý.
Cần Thơ phê duyệt đầu tư dự án Aeon Mall trị giá 5.400 tỷ đồng; Tập đoàn QuickPack đầu tư 30 triệu EUR vào KCN của Đồng Tâm Group ở Long An; Nhu cầu tìm mua bất động sản tại Việt Nam tăng mạnh... là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý.
Thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới - tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì) tăng 75% so với quý I/2022.
Lạng Sơn chấp thuận T&T Group nghiên cứu triển khai 2 dự án khu đô thị sinh thái; Bắc Giang quy định về điều kiện tách khu đất công thành dự án độc lập; Lào Cai tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong triển khai nhà ở xã hội… là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý.
Cổng TTĐT huyện Quốc Oai (TP Hà Nội) vừa cập nhật kết quả phiên đấu giá20 thửa đất (Khu LK3, LK4) tại khu đất đấu giá ĐG31/2019 thôn Yên Quán, xã Tân Phú diễn ra vào ngày 16/11.
Dự án chung cư cũ tái khởi động, giá dự kiến tăng gấp 2-3 lần; Phú Quốc chuyển hơn 57 ha đất rừng thực hiện dự án khu du lịch sinh thái; Cưỡng chế bàn giao phí bảo trì chung cư Saigon Gateway; Doanh nghiệp Nhật Bản muốn đầu tư...
Đây là thông tin được Batdongsan.com.vn đưa ra tại sự kiện "Toàn cảnh thị trường bất động sản Việt Nam 2024 và tiêu điểm Đà Nẵng" ngày 13/11, tại Hà Nội, nhằm phân tích các xu hướng và cơ hội tiềm năng.
Kiểm kê việc quản lý, sử dụng đất sân golf, sân bay ở Cần Thơ; Người dân trung tâm TP HCM hiến hàng nghìn m2 đất vàng; “Năm 2025, giá bất động sản sẽ bắt đầu nhảy theo Luật”… là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.