Bất động sản Biz

Vừa trúng gói thầu nghìn tỷ, Phục Hưng Holdings hé lộ bức tranh tài chính kém sáng

Thứ ba, 07/11/2023 | 10:09 Theo dõi BĐS Biz trên

Không lâu sau khi trúng gói thầu trị giá nghìn tỷ đồng, Phục Hưng Holdings hé lộ bức tranh tài chính không mấy sáng sủa khi khối nợ ngày càng phình to, cơ cấu vốn mất cân đối. Đặc biệt lợi nhuận tăng trưởng âm, dòng tiền thâm hụt và các khoản phải thu ngày càng tăng.

Khối nợ tại Phục Hưng Holding phình to, cơ cấu vốn mất cân đối

CTCP Xây dựng Phục Hưng Holdings (mã: PHC) là doanh nghiệp trong liên danh VIETUR - liên danh đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật của gói thầu 5.10, gói thầu có giá trị lớn nhất của dự án sân bay quốc tế Long Thành giai đoạn 1, với tổng vốn đầu tư hơn 35.200 tỷ đồng.

Không lâu sau khi trúng gói thầu trị giá ngàn tỷ đồng, Phục Hưng Holdings hé lộ bức tranh tài chính không mấy sáng sủa khi khối nợ phình to, cơ cấu vốn mất cân đối. Đặc biệt lợi nhuận tăng trưởng âm, dòng tiền kinh

phuc-hung-holdings-VNF

doanh thâm hụt và các khoản phải thu ngày càng tăng.

Theo báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất quý III/2023, tổng tài sản của Công ty cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings (mã: PHC) đạt hơn 2.878 tỷ đồng, tăng nhẹ 6% so với hồi đầu năm. Trong đó, tài sản ngắn hạn chiếm tới 77% với mức 2.228 tỷ đồng, tăng 11%; Tài sản dài hạn chỉ chiếm 23% đạt hơn 650 tỷ đồng, giảm 7%.

Tuy có tăng nhẹ về quy mô tài sản nhưng nguồn vốn tại Phục Hưng Holdings lại mất cân đối khi chủ yếu hình thành từ nợ phải trả chiếm gần 77%, trong khi đó vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 23%.

Cụ thể, tính đến 30/9/2023, nợ phải trả của PHC đạt hơn 2.211 tỷ đồng, tăng 8% so với đầu năm. Trong khi đó vốn chủ sở hữu chỉ tăng nhẹ 0,03% đạt hơn 667 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 9 tháng đầu năm 2023, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của PHC là 3,31 lần.

Đáng chú ý, tổng nợ vay tại PHC ghi nhận hơn 1.320 tỷ đồng tăng 23% so với đầu năm. Trong đó, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn ghi nhận gần 1.181 tỷ đồng, tăng 28% so với đầu năm; vay và nợ thuê tài chính dài hạn giảm nhẹ 8% còn hơn 139 tỷ đồng.

Vừa trúng gói thầu nghìn tỷ, Phục Hưng Holdings hé lộ bức tranh tài chính kém sáng
Nguồn: BCTC hợp nhất quý III/2023 tại PHC
 

Tình trạng lệ thuộc vào vốn vay của Phục Hưng Holdings còn thể hiện rất rõ qua dòng tiền tài chính của doanh nghiệp này. Cụ thể, tính đến 30/9/2023, tiền thu từ đi vay tăng 17% so với đầu năm, từ 992 tỷ đồng tăng lên gần 1.159 tỷ đồng; tiền chi trả nợ gốc vay cũng tăng nhẹ 5% lên gần 912 tỷ đồng.

Chủ nợ lớn nhất tại Phục Hưng Holdings là ngân hàng BIDV với hơn 1.165 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn tính đến thời điểm 30/9/2023.

Tăng khoản phải thu

Khi thi công, các nhà thầu xây dựng thường đối mặt với rủi ro thâm hụt dòng tiền do các khoản phải thu chuyển thành nợ xấu. Do đó, việc kiểm soát các khoản phải thu đối với doanh nghiệp xây dựng là hết sức quan trọng.

Vừa trúng gói thầu nghìn tỷ, Phục Hưng Holdings hé lộ bức tranh tài chính kém sáng
Chi tiết khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng (nguồn: BCTC hợp nhất quý III/2023)
 

Tại Phục Hưng Holdings, tính đến 30/9/2023, khoản phải thu ghi nhận hơn 1.583 tỷ đồng, tăng 22% so với đầu năm. Phần lớn là khoản phải thu ngắn hạn với hơn 1.582 tỷ đồng, chủ yếu do phải thu ngắn hạn của khách hàng ghi nhận gần 1.211 tỷ đồng, tăng 32% so với đầu năm. Doanh nghiệp xây dựng này dự phòng hơn 6,5 tỷ đồng khoản phải thu ngắn hạn khó đòi.

Theo thuyết minh báo cáo tài chính, CTCP Tập đoàn Ecopark là doanh nghiệp PHC có khoản phải thu lên tới 110 tỷ đồng, cao gấp 4 lần so với đầu năm; CTCP HBI có khoản phải thu gần 88 tỷ đồng trong khi đầu năm chỉ có hơn 36 tỷ đồng; CTCP Xây dựng và Thương mại Pros hơn 91 tỷ đồng;...

Khoản phải thu tại PHC tăng trong bối cảnh thị trường bất động sản ảm đạm là tín hiệu không mấy tích cực cho "sức khỏe" của doanh nghiệp khiến dòng tiền thu về chậm hơn, nguy cơ có thể thành nợ xấu.

Lợi nhuận tăng trưởng âm, dòng tiền kinh doanh âm

Kết thúc 9 tháng đầu năm 2023, doanh thu thuần tại Phục Hưng Holdings chỉ tăng nhẹ 6% so với cùng kỳ, ghi nhận hơn 1.179 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp tăng 4% lên gần 96 tỷ đồng. Tuy nhiên, doanh thu hoạt động tài chính lại giảm tới 58% so với cùng kỳ chỉ mang về gần 4 tỷ đồng.

Đồng thời, chi phí tài chính tăng tới 40% lên hơn 52 tỷ đồng, chủ yếu do chi phí lãi vay tăng tới 39% lên hơn 51 tỷ đồng khiến lãi sau thuế tại PHC giảm đến 61%, chỉ còn hơn 6 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ hơn 6,7 tỷ đồng, tương đương giảm 57% so với cùng kỳ.

Vừa trúng gói thầu nghìn tỷ, Phục Hưng Holdings hé lộ bức tranh tài chính kém sáng

Không chỉ lợi nhuận tăng trưởng âm, dòng tiền kinh doanh tại Phục Hưng Holdings cũng âm nặng.

Tính đến ngày 30/9/2023, dòng tiền hoạt động kinh doanh âm gần 281 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ 2022 chỉ âm gần 25 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới dòng tiền hoạt động kinh doanh âm từ hồi đầu năm đến nay là do tăng tiền lãi vay đã trả, các khoản chi khác cho hoạt động kinh doanh,...

Năm 2023, Phục Hưng Holdings đưa kế hoạch đạt doanh thu dự kiến đạt 2.000 tỷ và lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 51 tỷ đồng. Như vậy, với kết quả đạt được trong 9 tháng đầu năm 2023, Phục Hưng Holdings mới hoàn thành được 59% kế hoạch về doanh thu và chỉ 12% kế hoạch về lợi nhuận.

Trong bối cảnh, ngành Xây dựng đang gặp phải nhiều thách thức mới bởi các doanh nghiệp bất động sản đang gặp khó khăn khiến việc thanh toán cho nhà thầu bị chậm trễ, nhiều dự án đầu tư đã và có thể bị trì hoãn.

Đặc biệt, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu của Phục Hưng Holdings là 3,31 lần thì những kế hoạch hàng nghìn tỷ và khả năng thực hiện bằng một sức khỏe tài chính lành mạnh vẫn là một bài toán tương đối khó đối với doanh nghiệp này.

Hoàng Trang - Huy Tùng

Theo kinhtexaydung.petrotimes.vn Copy
Lợi nhuận của doanh nghiệp xây dựng: Vui ít - buồn nhiều!

Lợi nhuận của doanh nghiệp xây dựng: Vui ít - buồn nhiều!

Năm 2022, lợi nhuận của nhóm doanh nghiệp xây dựng như Hòa Bình, Coteccons, Fecon,... khép lại với trạng thái vui ít - buồn nhiều.
'Bão giá' nguyên vật liệu và chi phí lãi vay 'bào mòn' lợi nhuận loạt doanh nghiệp xây dựng

'Bão giá' nguyên vật liệu và chi phí lãi vay 'bào mòn' lợi nhuận loạt doanh nghiệp xây dựng

'Bão' giá vật liệu xây dựng ập tới, chi phí lãi vay và sự chững lại của thị trường bất động sản khiến lợi nhuận của các doanh nghiệp xây dựng như Coteccons, Fecon,... bị bào mòn.
Doanh nghiệp xây dựng đang dần lấn sân vào lĩnh vực bất động sản

Doanh nghiệp xây dựng đang dần lấn sân vào lĩnh vực bất động sản

Thị trường gần đây chứng kiến nhiều doanh nghiệp xây dựng định hướng sẽ đầu tư vào bất động sản như Ricons, Newtecons và mới đây Coteccons lần đầu làm dự án bất động sản.
Gánh nặng vay nợ tại doanh nghiệp xây dựng

Gánh nặng vay nợ tại doanh nghiệp xây dựng

Chỉ ba tháng đầu năm, Xây dựng Hòa Bình vay nợ gần 6.000 tỷ, 'ngốn' 90 tỷ đồng lãi vay, trong khi nợ vay tại Vinaconex cũng 'ngốn' hàng trăm tỷ lãi vay. Rủi ro lớn nhất với các doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn nói chung và các doanh nghiệp xây dựng chính là gánh nặng vay nợ trong khi dòng tiền kinh doanh âm.
Lãnh đạo Tập đoàn Thành Nam bị tạm hoãn xuất cảnh

Lãnh đạo Tập đoàn Thành Nam bị tạm hoãn xuất cảnh

Mới đây, Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành văn bản về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Nguyễn Hùng Cường (SN 1977), đại diện pháp luật Công ty Cổ phần Tập đoàn Thành Nam. Nguyên nhân là do công ty này chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Dựa theo tình hình tài chính của các doanh nghiệp bất động sản (DN BĐS), Bộ Tài chính dự kiến có khoảng 35,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,9% khối lượng trái phiếu đáo hạn của các DN BĐS có khó khăn trong thanh toán nợ trái phiếu doanh nghiệp.
Quý I/2024: Phát Đạt lãi đậm, nợ vay còn hơn 3.500 tỷ đồng

Quý I/2024: Phát Đạt lãi đậm, nợ vay còn hơn 3.500 tỷ đồng

Quý I/2024, Phát Đạt lãi đậm nhưng dòng tiền kinh doanh âm nặng. Doanh nghiệp còn hơn 3.500 tỷ đồng nợ vay được thế chấp bởi cổ phiếu, bất động sản và hơn 7.600 tỷ đồng khoản phải trả ngắn hạn khác, chiếm 65% tổng nợ phải trả...
CEO Group đưa khu nghỉ dưỡng 5 sao đi vào hoạt động, còn hơn 800 tỷ nợ vay

CEO Group đưa khu nghỉ dưỡng 5 sao đi vào hoạt động, còn hơn 800 tỷ nợ vay

CEO Group vừa khai trương Khu nghỉ dưỡng Wyndham Garden Sonasea Van Don trong bối cảnh ĐHĐCĐ thường niên 2024 bất thành. Năm 2024, CEO đặt kế hoạch kinh doanh lạc quan với lãi sau thuế 150 tỷ đồng, tăng 24% so với năm trước.
Tạm hoãn xuất cảnh đối với đại diện Công ty Đô thị sinh thái Dầu khí Hòa Bình

Tạm hoãn xuất cảnh đối với đại diện Công ty Đô thị sinh thái Dầu khí Hòa Bình

Bà Lương Hoàng Lan, đại diện pháp luật của Công ty Đô thị sinh thái Dầu khí Hòa Bình bị tạm hoãn xuất cảnh do công ty nợ thuế 1.045 tỷ đồng.
Bông Sen Corp thua lỗ triền miên, gánh hơn 1.000 tỷ tiền lãi và phạt trái phiếu

Bông Sen Corp thua lỗ triền miên, gánh hơn 1.000 tỷ tiền lãi và phạt trái phiếu

Dù sở hữu loạt khu đất "vàng" nhưng CTCP Bông Sen (Bông Sen Corp) lại kinh doanh yếu kém, thua lỗ hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Đặc biệt, số liệu công bố trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội không đồng nhất.
Capitaland Tower thua lỗ triền miên, nợ phải trả hơn 16.700 tỷ đồng

Capitaland Tower thua lỗ triền miên, nợ phải trả hơn 16.700 tỷ đồng

Năm 2023, Capitaland Tower không chỉ làm ăn thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng mà vốn chủ sở hữu còn âm nặng, nợ phải trả tính đến cuối năm hơn 16.000 tỷ đồng, trong đó nợ trái phiếu chiếm hơn 12.000 tỷ đồng.
Eurowindow Holding kinh doanh ra sao trong năm 2023?

Eurowindow Holding kinh doanh ra sao trong năm 2023?

Năm 2023, Công ty cổ phần Eurowindow Holding mang về hơn 100 tỷ đồng lợi nhuận, ROE đạt 1,352% và nợ phải trả gần 9.000 tỷ đồng...
Bất động sản Biz