Bất động sản Biz

Doanh nghiệp xây dựng đối mặt rủi ro nợ xấu từ các "khoản phải thu"

Thứ năm, 09/11/2023 | 22:12 Theo dõi BĐS Biz trên

Trong bối cảnh thị trường bất động sản đang nguội lạnh, các doanh nghiệp xây dựng thường đối mặt với rủi ro thâm hụt dòng tiền do các "khoản phải thu" chuyển thành nợ xấu, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.

Trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn nguội lạnh, các chủ đầu tư vẫn chưa xử lý được vấn đề pháp lý cũng như dòng tiền gặp khó đã ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng, rủi ro nợ xấu từ khách hàng luôn hiện hữu.

Thực tế, phía các nhà thầu xây dựng đã từng lên tiếng. Chẳng hạn hồi cuối tháng 9/2023, ông Bolat Duisenov - Chủ tịch HĐQT CTCP Xây dựng Coteccons (Mã: CTD) cho biết hiện doanh nghiệp xây dựng đang phải đối diện với khó khăn chủ yếu đến từ thiếu nguồn việc và nợ đọng kéo dài.

Hay tại ĐHĐCĐ bất thường 2023 lần 2 vào ngày 17/10, Phó Chủ tịch Lê Viết Hiếu - CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (Mã: HBC) nhận định khả năng để Xây dựng Hòa Bình đạt được kế hoạch kinh doanh 2023 thật sự khó khăn khi các chủ đầu tư vẫn chưa xử lý được vấn đề pháp lý cũng như bán hàng.

Thực trạng khoản phải thu của doanh nghiệp xây dựng

Báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2023 tại nhiều doanh nghiệp xây dựng đều ghi nhận các khoản phải thu ngắn hạn hiện chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu tài sản.

Khi thi công, các nhà thầu xây dựng thường đối mặt với rủi ro thâm hụt dòng tiền do các khoản phải thu chuyển thành nợ xấu. Do đó, việc kiểm soát các khoản phải thu đối với doanh nghiệp xây dựng là hết sức quan trọng.

Tính đến cuối quý III/2023, khoản phải thu ngắn hạn của Xây dựng Hoà Bình ghi nhận gần 8.857 tỷ đồng gồm 5.293 tỷ phải thu từ khách hàng và 3.659 tỷ phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng. Tập đoàn đã phải trích lập dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi tổng 2.505 tỷ đồng tăng 22% so với số đầu năm.

Theo tìm hiểu, phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng được ghi nhận cùng lúc với doanh thu. Khoản mục này dùng để ghi nhận phần trăm công việc mà Hòa Bình đã hoàn thành và được xác minh bởi bên tư vấn thứ ba, nhưng chưa lập hóa đơn cho khách hàng.

Còn phải thu khách hàng được chuyển từ phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng đã lập hóa đơn và chuyển đến khách hàng. Theo đó, khách hàng có nghĩa vụ phải thanh toán cho Hòa Bình và bất kỳ khoản thanh toán chậm nào sẽ bị phạt.

Doanh nghiệp xây dựng đối mặt rủi ro nợ xấu từ các

Còn với Phục Hưng Holdings (mã chứng khoán: PHC) là doanh nghiệp trong liên danh VIETUR - liên danh đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật của gói thầu 5.10, gói thầu có giá trị lớn nhất của dự án sân bay quốc tế Long Thành giai đoạn 1, với tổng vốn đầu tư hơn 35.200 tỷ đồng cũng ghi nhận tăng khoản phải thu.

Tính đến cuối quý III/2023, khoản phải thu ngắn hạn 1.582 tỷ đồng, tăng khoảng 20% so với đầu năm chủ yếu do phải thu của khách hàng tăng 32% ghi nhận gần 1.211 tỷ đồng. Doanh nghiệp xây dựng này đã phải dự phòng hơn 6,5 tỷ đồng khoản phải thu ngắn hạn khó đòi.

Theo thuyết minh báo cáo tài chính, PHC có khoản phải thu với 1 tập đoàn địa ốc lên tới 110 tỷ đồng, cao gấp 4 lần so với đầu năm; CTCP HBI có khoản phải thu gần 88 tỷ đồng trong khi đầu năm chỉ có hơn 36 tỷ đồng; CTCP Xây dựng và Thương mại Pros hơn 91 tỷ đồng;...

Doanh nghiệp xây dựng đối mặt rủi ro nợ xấu từ các
Chi tiết khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng (nguồn: BCTC hợp nhất quý III/2023 tại Phục Hưng Holdings.
 

Đối với Coteccons, cuối quý III/2023, hơn một nửa tổng tài sản là khoản phải thu ngắn hạn với 11.279 tỷ đồng, chủ yếu là phải thu ngắn hạn từ khách hàng với hơn 10.688 tỷ đồng. Trong đó, doanh nghiệp đã phải trích lập dự phòng nợ xấu 1.195 tỷ đồng, tăng nhẹ so với đầu năm.

Tại thuyết minh báo cáo tài chính, Công ty TNHH Phát triển Nam Hội An có khoản phải thu hơn 490 tỷ đồng; Vinhomes có hơn 328 tỷ đồng, giảm mạnh so với đầu năm. Còn lại 9.870 tỷ đồng khoản phải thu của các khách hàng khác không được Coteccons công khai.

Doanh nghiệp xây dựng đối mặt rủi ro nợ xấu từ các
Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất quý I niên độ 2024 tại Coteccons.(1/7 - 30/9/2023)
 

Tương tự, Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex - Mã: VCG) cũng ghi nhận khoản phải thu ngắn hạn hơn 7.852 tỷ đồng, chiếm 26% tổng tài sản. Trong đó, phải thu về ngắn hạn của khách hàng ghi nhận hơn 2.290 tỷ đồng. Phía doanh nghiệp dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi hơn 783 tỷ đồng, trong đó, khách hàng có giá trị khoản phải thu lớn, gồm: Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam hơn 127 tỷ đồng, tăng gấp gần 3 lần so với đầu năm; Công ty Liên doanh TNHH Phát triển Đô thị mới An Khánh gần 242 tỷ đồng, giảm 51% so với đầu năm. Ngoài ra, Vinaconex còn hơn 1.894 tỷ đồng phải thu của khách hàng khác không được công khai.

Khoản phải thu tại các doanh nghiệp xây dựng chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu tài sản giữa lúc thị trường bất động sản ảm đạm là tín hiệu không mấy tích cực cho "sức khỏe" của doanh nghiệp, khiến dòng tiền thu về chậm hơn, nguy cơ có thể thành nợ xấu. ​

Lê Thanh - Huy Tùng

Theo kinhtexaydung.petrotimes.vn Copy
Loạt thương vụ M&A trên thị trường bất động sản diễn ra với giá trị rất cao

Loạt thương vụ M&A trên thị trường bất động sản diễn ra với giá trị rất cao

Một số thương vụ M&A trên thị trường bất động sản đang diễn ra, ước tính giá trị giao dịch rất lớn. Bên mua gồm có doanh nghiệp trong nước và khối ngoại.
Kinh doanh bất động sản, bán ô tô Trung Quốc một doanh nghiệp có doanh thu cao gấp 5 lần cùng kỳ

Kinh doanh bất động sản, bán ô tô Trung Quốc một doanh nghiệp có doanh thu cao gấp 5 lần cùng kỳ

Theo báo cáo tổng hợp ngày 14 10 của ban Tổng giám đốc CTCP Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (HOSE: TCH), kết quả kinh doanh quý II năm tài chính 2024 (giai đoạn 1 7-30 09 2024) ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đạt trên 1.345 tỷ đồng, cao gấp 5,3 lần con số 253 tỷ đồng của quý II năm tài chính 2023.
Bất động sản An Gia: Công ty con nợ thuế trăm tỷ, cổ phiếu cận đáy vẫn muốn gọi vốn để trả nợ

Bất động sản An Gia: Công ty con nợ thuế trăm tỷ, cổ phiếu cận đáy vẫn muốn gọi vốn để trả nợ

Vừa qua, một công ty con của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia (mã: AGG) bị "bêu" tên nợ thuế hơn 100 tỷ đồng. Đặc biệt, cổ phiếu tiệm cận đáy 4 năm song An Gia vẫn muốn huy động vốn nhằm mục đích trả nợ ngân hàng.
Coteccons dự chi gần 100 tỷ đồng trả cổ tức

Coteccons dự chi gần 100 tỷ đồng trả cổ tức

Coteccons bổ sung tờ trình trả cổ tức niên độ tài chính 2023-2024 (từ ngày 1 7 2023 đến 30 6 2024) với tỷ lệ 10% bằng tiền mặt, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ nhận 1.000 đồng và ước tính sẽ trả tổng cộng 99,93 tỷ đồng.
Viglacera thành lập công ty con vốn điều lệ 600 tỷ đồng, dự chi 560 tỷ đồng trả cổ tức

Viglacera thành lập công ty con vốn điều lệ 600 tỷ đồng, dự chi 560 tỷ đồng trả cổ tức

Mới đây, Tổng Công ty Viglacera - CTCP thông qua nghị quyết thành lập Công ty Cổ phần Viglacera Phú Thọ với vốn điều lệ 600 tỷ đồng. Dự kiến sẽ chi hơn 560 tỷ đồng để thanh toán nốt cổ tức năm 2023 cho cổ đông.
Bất động sản Phát Đạt: Lợi nhuận giảm, nợ vay tăng, sắp tung ra thị trường loạt dự án 'khủng'

Bất động sản Phát Đạt: Lợi nhuận giảm, nợ vay tăng, sắp tung ra thị trường loạt dự án "khủng"

Tính đến cuối tháng 9/2024, nợ vay tại Bất động sản Phát Đạt tăng 42% so với đầu năm, chủ yếu vay tại ngân hàng Quân đội với hơn 2.000 tỷ đồng, tập trung cho dự án Bắc Hà Thanh và Thuận An 1&2.
Loạt doanh nghiệp bất động sản nghỉ dưỡng vẫn đang 'thở oxy'

Loạt doanh nghiệp bất động sản nghỉ dưỡng vẫn đang 'thở oxy'

Trong nửa đầu năm nay, tình hình kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bất động sản nghỉ dưỡng đình đám như BIM Land, Tonkin Land,... vẫn ngập trong khó khăn và kết quả kinh doanh thua lỗ.
Nam Long tiếp tục có động thái liên quan đến dự án trọng điểm Waterpoint

Nam Long tiếp tục có động thái liên quan đến dự án trọng điểm Waterpoint

Công ty CP Đầu tư Nam Long (NLG) vừa tăng cường tài sản bảo đảm cho lô trái phiếu từng phát hành để triển khai dự án Waterpoint tại Bến Lức, Long An. Dự án này hiện có giá trị hàng tồn kho hàng nghìn tỷ, đang được dùng thế chấp cho các khoản vay của nhóm Công ty.
Bất động sản Biz