Bất động sản Biz

Doanh nghiệp xây dựng đang dần lấn sân vào lĩnh vực bất động sản

Thứ sáu, 07/10/2022 | 10:49 Theo dõi BĐS Biz trên

Thị trường gần đây chứng kiến nhiều doanh nghiệp xây dựng định hướng sẽ đầu tư vào bất động sản như Ricons, Newtecons và mới đây Coteccons lần đầu làm dự án bất động sản.

Coteccons lần đầu làm dự án bất động sản

Ngày 4/10, ông Bolat Duisenov, Chủ tịch HĐQT Coteccons, công bố đơn vị sẽ là nhà phát triển dự án The Emerald 68 do Tập đoàn Lê Phong làm chủ đầu tư. Đây là lần đầu tiên doanh nghiệp xây dựng này lấn sân sang lĩnh vực phát triển bất động sản. Trước đó, Coteccons là tổng thầu trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp.

Kể từ khi ông Bolat Duisenov làm Chủ tịch HĐQT, Coteccons có nhiều sự thay đổi về định hướng. Từ năm 2021, ông Bolat đã vạch ra chiến lược trong 5 năm tiếp theo, với mục tiêu chuyển đổi mô hình hoạt động, mở rộng mảng hạ tầng, tổng thầu (EPC), thiết kế thi công. Trong đó, Coteccons muốn đa dạng hóa mảng kinh doanh, mở rộng ngành nghề xây dựng, có hỗ trợ vốn ít nhất cho 2 dự án bất động sản.

Doanh nghiệp xây dựng đang dần lấn sân vào lĩnh vực bất động sản
Doanh nghiệp xây dựng đang dần lấn sân vào lĩnh vực bất động sản

Theo tìm hiểu, The Emerald 68 nằm trong chuỗi căn hộ cao cấp của Tập đoàn Lê Phong tại TP Thuận An, Bình Dương, vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng. Diện tích dự án gần 8.000 m2, gồm 1 khối với 2 block, cao 39 tầng nổi với gần 800 căn hộ từ 1 đến 3 phòng ngủ. Dự án tọa lạc tại mặt tiền đại lộ Bình Dương và đường Vĩnh Phú 16, cách TP HCM 1 km, sát địa phận TP Thủ Đức.

Đáng chú ý, trước Coteccons, thị trường cũng từng chứng kiến một số doanh nghiệp xây dựng khác có định hướng sẽ đầu tư vào lĩnh vực bất động sản.

Đầu tiên phải kể tới CTCP Đầu tư Xây dựng Ricons (tên cũ CTCP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Ricons) định hướng đầu tư vào bất động sản.

Cụ thể, tại ĐHĐCĐ hồi tháng 4/2022, ban lãnh đạo Ricons đề xuất đầu tư bất động sản bên cạnh ngành xây dựng cốt lõi của doanh nghiệp với tiêu chí đầu tư có chọn lọc, đầu tư bất động sản cơ hội, đầu tư chung với các chủ đầu tư tại các dự án có pháp lý rõ ràng, các dự án thứ cấp có khả năng mang lại lợi nhuận cao.

Ghi nhận trước đó, khi lùm xùm giữa Coteccons và đối tác ngoại, Ricons đã tuyên bố hoạt động độc lập, không còn trong hệ sinh thái Coteccons Group và đưa ra chiến lược phát triển riêng biệt.

Doanh nghiệp xây dựng đang dần lấn sân vào lĩnh vực bất động sản
Doanh nghiệp xây dựng đang dần lấn sân vào lĩnh vực bất động sản

Ngoài ra, CTCP Đầu tư Xây dựng Newtecons - một công ty do ông Nguyễn Bá Dương sáng lập và từng là thành viên trong hệ sinh thái Coteccons Group đã định hướng sẽ tham gia vào lĩnh vực bất động sản.

Được biết, đầu năm 2021, sau khi từ nhiệm Chủ tịch Coteccons và thành viên HĐQT Ricons, ông Nguyễn Bá Dương xuất hiện trở lại tại CTCP Đầu tư Xây dựng Newtecons (tiền thân là Xây dựng FDC). Trong bản tin của Newtecons về lễ công bố kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2021, ông Dương không được nhắc đến với chức danh cụ thể. Tuy nhiên, ông đứng ở vị trí trang trọng, bên cạnh Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Newtecons Trần Kim Long.

Các doanh nghiệp xây dựng đang kinh doanh ra sao?

Chỉ trong 4 năm từ 2015 đến 2018, Ricons có những bước phát triển thần tốc. Cụ thể, doanh thu giai đoạn 2011-2014 chỉ trong khoảng 1.200-1.600 tỷ đồng, nhưng đến năm 2018 đã lên tới trên 9.300 tỷ đồng, tăng tới gần 6 lần. Năm 2019, doanh thu Ricons giảm nhẹ, xuống dưới 9.000 tỷ đồng.

Về lợi nhuận, Ricons còn gây ấn tượng hơn khi lợi nhuận từ năm 2014 trở về trước chưa tới 60 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, đến năm 2018 con số lợi nhuận trước thuế lên tới 431 tỷ đồng, cao gấp hơn 10 lần chỉ sau 4 năm.

Sang năm 2019, doanh thu và lợi nhuận của Ricons giảm nhẹ so với 2018, nhưng vẫn ở mức rất cao, lần lượt là 8.752 tỷ đồng và 360 tỷ đồng.

Doanh nghiệp xây dựng đang dần lấn sân vào lĩnh vực bất động sản
Doanh nghiệp xây dựng đang dần lấn sân vào lĩnh vực bất động sản

Còn tại Newtecons, giai đoạn 2012 - 2017, Newtecons từng công bố đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân 62%/năm. Năm 2017, doanh thu công ty đạt 3 con số, vượt 3.300 tỷ đồng.

Đối với Coteccons (mã: CTD), là công ty xây dựng hàng đầu trên thị trường với hàng loạt các dự án lớn với vai trò tổng thiết kế và thi công (Design & Build). Đây là hình thức "bao thầu trọn gói" mà chỉ những công ty có quy mô lớn mới đủ khả năng thực hiện và Coteccons là công ty mở đầu cho xu hướng này. Nhờ năng lực của mình, Coteccons thường được các nhà đầu tư lớn lựa chọn để xây dựng các công trình.

Thế nhưng, từ năm 2018 đến nay, Coteccon bắt đầu gặp nhiều khó khăn khi thị trường xây dựng cạnh tranh gay gắt. Biên lợi nhuận gộp của Coteccons ngày cảng mỏng trong bối cảnh cơ cấu doanh thu đang trở nên kém hiệu quả hơn và chi phí nguyên liệu tăng.

Doanh nghiệp xây dựng đang dần lấn sân vào lĩnh vực bất động sản
Doanh nghiệp xây dựng đang dần lấn sân vào lĩnh vực bất động sản

Kể từ năm 2020 khi dịch Covid -19 bắt đầu diễn ra, hoạt động kinh doanh của loạt doanh nghiệp xây dựng thực sự khó khăn, từ đó kết quả lợi nhuận tại Newtecons, Ricons và Coteccons càng lao dốc mạnh.

Tại Newtecons, tới năm 2021, khi thị trường chung bị ảnh hưởng bởi Covid-19, doanh thu có tăng thêm 14% nhưng lợi nhuận giảm 58%. Nguyên nhân do giá vốn và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng cao hơn mức độ tăng của doanh thu.

Tại lễ ký kết kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2022 của Newtecons hồi tháng 7/2022, ban lãnh đạo cho biết, 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu tăng 82% so với cùng kỳ năm 2021, trong khi đó mức chỉ tiêu năm cả năm 2022 đã đề ra là 10.000 tỷ đồng doanh thu. Chi tiết số liệu 6 tháng đầu năm nay không được công bố do đây chưa phải là công ty đại chúng.

Doanh nghiệp xây dựng đang dần lấn sân vào lĩnh vực bất động sản
Doanh nghiệp xây dựng đang dần lấn sân vào lĩnh vực bất động sản

Đối với Ricons, năm 2020 ghi nhận 7.955 tỷ doanh thu, lợi nhuận ròng 251 tỷ đồng, lần lượt giảm 9% và 30% so với năm 2019. Tới năm 2021 ghi nhận doanh thu 8.093 tỷ đồng, tăng so với năm 2020. Dù vậy, khấu trừ chi phí, Công ty chỉ lãi ròng 80 tỷ đồng, giảm hơn 68% so với 2020, đây là mức lợi nhuận thấp nhất 5 năm của Công ty do ảnh hưởng lớn từ đại dịch.

Vừa qua, ban lãnh đạo Ricons cho biết doanh thu hai quý đầu năm 2022 tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái và vượt kế hoạch của 6 tháng. Công ty dù không công bố con số cụ thể nhưng cho biết đó là kết quả cao kỷ lục so với cùng kỳ trong vòng 4 năm trở lại đây.

Tuy nhiên, riêng báo cáo tài chính quý 1/2022 được công bố cho thấy, doanh thu của Ricons đạt hơn 2.015 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 20,7 tỷ đồng, lần lượt tăng 65,7% và giảm 12% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm mạnh từ 5,9% về chỉ còn 2,6%.

Còn tại Coteccons, năm 2020 ghi nhận 14.597 tỷ đồng doanh thu thuần, 463 tỷ đồng lãi sau thuế; giảm lần lượt 38% và 35% so với năm 2019.

Giữa bối cảnh toàn ngành xây dựng giảm sút, lợi nhuận năm 2021 của Coteccons thực sự lao dốc mạnh. Cụ thể, doanh thu giảm 37,64%, xuống còn 9.077 tỷ đồng. Dù giá vốn bán hàng và cung cấp dịch vụ có giảm so với đầu năm, nhưng cũng tiệm cận với toàn bộ doanh thu khiến doanh nghiệp chỉ lãi vỏn vẹn 24,1 tỷ đồng.

Bước sang năm 2022, kết quả kinh doanh càng thậm tệ hơn khi quý 2/2022 Coteccons lỗ ròng 24 tỷ đồng. Qua đó, lãi ròng 6 tháng đầu năm 2/2022 cũng bị kéo xuống còn hơn 5 tỷ đồng, giảm 95%.

Nhận thấy, các doanh nghiệp xây dựng định hướng lấn sân vào bất động sản với mục đích đa dạng hóa nguồn thu trong bối cảnh nguồn thu từ xây dựng, lắp ráp chững lại.

Xem thêm: Công ty con của Sơn Kim Land huy động thành công 500 tỷ trái phiếu

 

Hà Phương

Theo kinhtexaydung.petrotimes.vn Copy
DIC Corp thành lập công ty con, lấn sân sang bất động sản khu công nghiệp

DIC Corp thành lập công ty con, lấn sân sang bất động sản khu công nghiệp

Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Group, mã CK: DIG) vừa công bố nghị quyết Hội đồng quản trị về việc thành lập Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư Phát triển Đô thị & Khu công nghiệp DIC (DIC - Urbiz).
Chân dung doanh nhân Lê Viết Hải và hành trình ghi dấu CTCP Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình

Chân dung doanh nhân Lê Viết Hải và hành trình ghi dấu CTCP Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình

Ông Lê Viết Hải được biết như "ông vua" xây dựng của Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình - Top 1 nhà thầu xây dựng uy tín năm 2022.
Tin bất động sản ngày 11/8: Liên danh Công ty Dạ Hợp trúng dự án gần 500 tỉ đồng ở Hòa Bình

Tin bất động sản ngày 11/8: Liên danh Công ty Dạ Hợp trúng dự án gần 500 tỉ đồng ở Hòa Bình

Bình Định tìm nhà đầu tư xây khu nghỉ dưỡng, phục hồi chức năng gần 650 tỉ đồng; Quảng Nam cần hơn 4.100 tỉ để giải phóng mặt bằng dự án Làng ĐH Đà Nẵng "treo" 25 năm; Bình Dương dừng dự án Khu nhà ở thương mại đường sắt mở rộng… là những tin tức bất động sản đáng chú ý.
'Ông lớn' xây dựng Coteccons lỗ nặng còn Xây dựng Hòa Bình lãi nhờ thoái vốn

"Ông lớn" xây dựng Coteccons lỗ nặng còn Xây dựng Hòa Bình lãi nhờ thoái vốn

Quý 2/2022, Coteccons lỗ ròng 24 tỷ đồng do phải trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi liên quan tới khoản nợ của Tân Hoàng Minh. Trong khi đó, Xây dựng Hòa Bình dù quý 2 lãi giảm song tính chung nửa đầu năm, lợi nhuận vẫn tăng trưởng nhờ thoái vốn các khoản đầu tư. Đáng chú ý, nợ vay tại Coteccons tăng đột biến.
Quý I/2024: Phát Đạt lãi đậm, nợ vay còn hơn 3.500 tỷ đồng

Quý I/2024: Phát Đạt lãi đậm, nợ vay còn hơn 3.500 tỷ đồng

Quý I/2024, Phát Đạt lãi đậm nhưng dòng tiền kinh doanh âm nặng. Doanh nghiệp còn hơn 3.500 tỷ đồng nợ vay được thế chấp bởi cổ phiếu, bất động sản và hơn 7.600 tỷ đồng khoản phải trả ngắn hạn khác, chiếm 65% tổng nợ phải trả...
CEO Group đưa khu nghỉ dưỡng 5 sao đi vào hoạt động, còn hơn 800 tỷ nợ vay

CEO Group đưa khu nghỉ dưỡng 5 sao đi vào hoạt động, còn hơn 800 tỷ nợ vay

CEO Group vừa khai trương Khu nghỉ dưỡng Wyndham Garden Sonasea Van Don trong bối cảnh ĐHĐCĐ thường niên 2024 bất thành. Năm 2024, CEO đặt kế hoạch kinh doanh lạc quan với lãi sau thuế 150 tỷ đồng, tăng 24% so với năm trước.
Tạm hoãn xuất cảnh đối với đại diện Công ty Đô thị sinh thái Dầu khí Hòa Bình

Tạm hoãn xuất cảnh đối với đại diện Công ty Đô thị sinh thái Dầu khí Hòa Bình

Bà Lương Hoàng Lan, đại diện pháp luật của Công ty Đô thị sinh thái Dầu khí Hòa Bình bị tạm hoãn xuất cảnh do công ty nợ thuế 1.045 tỷ đồng.
Bông Sen Corp thua lỗ triền miên, gánh hơn 1.000 tỷ tiền lãi và phạt trái phiếu

Bông Sen Corp thua lỗ triền miên, gánh hơn 1.000 tỷ tiền lãi và phạt trái phiếu

Dù sở hữu loạt khu đất "vàng" nhưng CTCP Bông Sen (Bông Sen Corp) lại kinh doanh yếu kém, thua lỗ hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Đặc biệt, số liệu công bố trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội không đồng nhất.
Capitaland Tower thua lỗ triền miên, nợ phải trả hơn 16.700 tỷ đồng

Capitaland Tower thua lỗ triền miên, nợ phải trả hơn 16.700 tỷ đồng

Năm 2023, Capitaland Tower không chỉ làm ăn thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng mà vốn chủ sở hữu còn âm nặng, nợ phải trả tính đến cuối năm hơn 16.000 tỷ đồng, trong đó nợ trái phiếu chiếm hơn 12.000 tỷ đồng.
Eurowindow Holding kinh doanh ra sao trong năm 2023?

Eurowindow Holding kinh doanh ra sao trong năm 2023?

Năm 2023, Công ty cổ phần Eurowindow Holding mang về hơn 100 tỷ đồng lợi nhuận, ROE đạt 1,352% và nợ phải trả gần 9.000 tỷ đồng...
Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu

Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu

T&M Vân Phong - Chủ siêu dự án Wonder City Vân Phong Bay, là thành viên của Eurowindow Holding lãi chưa đầy chục tỷ trong năm 2023, còn khoảng 152 tỷ đồng nợ phải trả.
Năm 2023, nhóm doanh nghiệp nhà Xuân Thiện kinh doanh ra sao?

Năm 2023, nhóm doanh nghiệp nhà Xuân Thiện kinh doanh ra sao?

Tính đến ngày 8/4/2024 đã có 5 pháp nhân trong hệ sinh thái Xuân Thiện là Tập đoàn Xuân Thiện, Xuân Thiện Đắk Lắk, CTCP Ea Súp 3, CTCP Ea Súp 1 và CTCP Xuân Thiện Yên Bái công bố tình hình tài chính năm 2023 với kết quả kinh doanh ảm đạm.
Bất động sản Biz