Vấn đề khả năng chi trả nhà ở của Trung Quốc đã trở nên nghiêm trọng đến mức cuộc điều chỉnh quy mô lớn đối với lĩnh vực bất động sản từng chỉ tạo ra rất ít sự khác biệt đối với những cư dân như Qian, một giáo viên ở trung tâm công nghệ cao của Thâm Quyến.
Trung Quốc: Tiết kiệm gần 1 thập kỷ cũng không thể mua được nhà ở (Ảnh minh họa)
Cô Qian là giáo viên dạy học tại Thâm Quyến, một trong những thành phố đắt đỏ nhất ở Trung Quốc. Trong chín năm, cô đã ở chung ký túc xá đồng nghiệp với hy vọng đủ tiền để mua một căn hộ tại một trong những thành phố đắt đỏ nhất Trung Quốc. Được biết, một căn hộ thường có giá gấp 40 lần mức lương trung bình hàng năm.
Mặc dù giá nhà đã giảm khoảng 10% sau đợt sụp đổ gần đây, nhưng lương của cô đã bị cắt giảm tới 9%. Điều này đồng nghĩa với việc cô Qian cần phải tiết kiệm trong vài thập kỷ nữa mới có đủ tiền để có nơi ở riêng.
Hai năm trước, các nhà hoạch định chính sách đã thắt chặt quản lý lên thị trường nhà đất với thái độ cứng rắn chưa từng thấy. Những hạn chế đối với việc vay vốn của nhà phát triển phần lớn đã đạt được mục tiêu giảm thiểu rủi ro tài chính bằng cách thanh lọc những công ty dùng đòn bẩy quá cao như China Evergrande.
Tuy nhiên, dù các công ty bất động sản đã phải chịu nhiều thiệt hại, giá nhà ở tại Trung Quốc vẫn cực kỳ đắt đỏ.
Song song đó, các Chính phủ trên khắp thế giới đang đấu tranh để hạ nhiệt giá nhà ở sao cho phải chăng. Giá cả tăng vọt và tiền lương trì trệ trong vài thập kỷ qua đã đẩy bất động sản ra khỏi tầm với của những người mua trẻ tuổi.
Đối với 19 quốc gia trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, tỷ lệ giá trên giá thuê nhà và giá trên thu nhập trung bình hiện cao hơn so với trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Ảnh minh họa
Bên cạnh đó, số liệu của chính phủ Trung Quốc cho thấy kể từ năm 2001 đến nay, giá nhà tại Bắc Kinh và Thượng Hải đã tăng lần lượt 10 và 12 lần. Tại hầu hết các thành phố, thu nhập không thể theo kịp với chi phí nhà ở.
Ở hầu hết các thành phố của Trung Quốc, thu nhập của người dân không thể theo kịp với chi phí nhà ở - một vấn đề phổ biến ở nhiều quốc gia nhưng đặc biệt nghiêm trọng ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Năm 2016, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tuyên bố rằng “nhà là để ở” chứ không phải để đầu cơ. Đến năm 2020, “thịnh vượng chung” trở thành khẩu hiệu cho nỗ lực giải quyết tình trạng bất bình đẳng trong nhiều lĩnh vực, từ thu nhập cho đến nhà ở.
Để kiểm soát lĩnh vực nhà ở, Bắc Kinh đã đưa ra cái gọi là ba lằn ranh đỏ vào năm 2020 để ngăn các nhà phát triển bất động sản vay nợ trừ khi họ đáp ứng được các yêu cầu tài chính nghiêm ngặt. Chính phủ cũng áp đặt hạn chế cho vay đối với các ngân hàng.
Ngoài ra, Bắc Kinh đã cược rằng việc thắt chặt điều kiện tài chính và hạn chế xây dựng sẽ khắc phục được tình trạng đầu cơ. Trước đó, sự bùng nổ của thị trường đã thúc đẩy một số người mua hai hoặc ba căn hộ mới để đầu tư, kéo giá ra khỏi tầm với của nhiều người khác.
Tom Orlik, nhà kinh tế trưởng của Bloomberg Economics, cho biết: “Ba lằn ranh đỏ là lựa chọn có chủ ý của các nhà hoạch định chính sách nhằm cố gắng làm xẹp bong bóng bất động sản và cải thiện cơ hội mua nhà của người dân”.
Hơn hai năm sau, nỗ lực giảm giá nhà của Bắc Kinh vẫn không đạt được mấy thành công. Giá nhà đã giảm 15 tháng liên tiếp tính đến tháng 11 năm nay. Nhưng những mức giảm này thấp đến mức không đáng kể. Giá nhà tại 70 thành phố ở Trung Quốc chỉ giảm 0,25% trong tháng 11, và chưa có tháng nào giá giảm quá 0,4%.
Tổng cộng trong 15 tháng, giá nhà ở Trung Quốc chỉ đi xuống hơn 3%.
Ở khía cạnh khác, tất nhiên, khả năng chi trả mua nhà không chỉ là về giá cả mà còn là giá nhà trong tương quan với thu nhập.
Sự suy sụp của thị trường bất động sản và các chính sách chống COVID-19 nghiêm ngặt của Bắc Kinh đã kéo tỷ lệ thất nghiệp tại 31 thành phố lớn nhất lên 6,7% vào tháng 11. Đây là con số cao nhất kể từ năm 2014, không kể giai đoạn gia tăng đột biến trong thời gian đầu của đại dịch. World Bank dự kiến GDP Trung Quốc sẽ tăng trưởng 2,8% trong năm nay, mức thấp nhất kể từ thập niên 1970.
Chủ đầu tư Vinhomes Wonder City phát triển đa dạng sản phẩm với nhiều mức diện tích và giá bán, đồng thời mở rộng tiện ích nội khu và áp dụng chính sách ưu đãi để thu hút nhà đầu tư.
Phân khu Central Bay không chỉ mang đến không gian sống, làm việc và giải trí tích hợp, mà còn góp phần tạo dựng một cộng đồng hiện đại, tiện nghi và bền vững. Vậy, giá của các sản phẩm trong phân khu Central Bay hiện nay ra sao?
Sau loạt “siêu phẩm” chiếm lĩnh thị trường BĐS miền Bắc vừa qua, Sun Group tiếp tục giới thiệu dòng căn hộ Park Residence tại Đô thị nghỉ dưỡng 1001 tiện ích Sun Urban City Hà Nam. Dự án hướng tới phong cách sống năng động, đa trải nghiệm và tràn ngập tiện nghi ngay ngưỡng cửa.
Với sự nâng cấp vượt bậc về hạ tầng giao thông, các sản phẩm du lịch độc đáo kéo dài trải nghiệm, đảo Cát Bà không chỉ khẳng định vị thế điểm đến bốn mùa mà còn tạo đà cho bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp phát triển mạnh mẽ.
Kiểm toán Nhà nước (KTNN) vừa công bố quyết định và triển khai hoạt động kiểm toán đối với ngân sách địa phương của TP Hà Nội năm 2024, đồng thời thực hiện kiểm toán chuyên đề về việc chấp hành các quy định pháp luật liên quan đến quản lý và sử dụng đất trên địa bàn thủ đô...
Với vị trí vàng tại trung tâm đảo Cát Bà, tầm view “đỉnh nóc” ôm trọn vịnh Lan Hạ tuyệt mỹ và tiềm năng khai thác dịch vụ du lịch vượt trội, dòng căn hộ Xanh Sky là lựa chọn nghỉ dưỡng lý tưởng, đồng thời đem đến cơ hội đầu tư sinh lời bền vững.