Bất động sản Biz

Tổng thầu Coteccons gia nhập lĩnh vực bất động sản với dự án đầu tay 2.000 tỷ đồng

Thứ tư, 11/10/2023 | 14:58 Theo dõi BĐS Biz trên

Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (CTD) lấn sân phát triển dự án bất động sản với khu căn hộ hơn 2.000 tỷ đồng với Tập đoàn Lê Phong. Thế nhưng sức khỏe tại hai doanh nghiệp lại có nhiều điểm đáng chú ý.

Theo chân Ricons, Phục Hưng Holdings,… “tổng thầu" Coteccons làm dự án bất động sản

CTCP Xây dựng Coteccons (CTD) vừa xác nhận hợp tác đầu tư và phát triển dự án The Emerald 68 - Dự ăn căn hộ tọa lạc tại mặt tiền Đại lộ Bình Dương, phường Vĩnh Phú, TP. Thuận An (Bình Dương) với CTCP Tập đoàn Lê Phong (Tập đoàn Lê Phong).

Đây là dự án đầu tiên của Coteccons trong vai trò nhà phát triển, có tổng mức đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng, thuộc phân khúc trung cao cấp, nằm trên khu đất có diện tích gần 8.000 m2, cách TP HCM khoảng 1 km, sát địa phận TP Thủ Đức.

coteccons
Phối cảnh dự án The Emerald 68.

Tòa căn hộ gồm một khối với hai block, cao 39 tầng nổi với gần 800 căn hộ 1-3 phòng ngủ. Theo chủ đầu tư, The Emerald 68 đã hoàn thiện giấy chấp thuận chủ trương đầu tư, quy hoạch 1/500 và giấy phép xây dựng. Coteccons và Lê Phong cam kết sẽ hoàn thành dự án Emerald 68 và bàn giao đúng tiến độ trong năm 2026.

Nhà phát triển dự án hay đơn vị phát triển dự án là một doanh nghiệp ký kết hợp đồng hợp tác với chủ đầu tư để cùng nhau triển khai một dự án nào đó. Nhà phát triển dự án có trách nhiệm thay mặt chủ đầu tư giải quyết nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, huy động vốn, quản lý tài chính, thi công, giám sát xây dựng, phân phối bán hàng cũng như triển khai các hoạt động truyền thông cho dự án.

Nhà phát triển dự án có trách nhiệm, vai trò như chủ đầu tư nhưng họ lại không phải chủ đầu tư. Khi có các vấn đề, tranh chấp xảy ra thì chủ đầu tư vẫn phải chịu trách nhiệm giải quyết với khách hàng.

coteccons-1

Trước Coteccons, một số doanh nghiệp trong ngành cũng định hướng sẽ đầu tư vào lĩnh vực bất động sản như Ricons, Newtecons.

Gần đây nhất, vào tháng 2/2023 FECON (HoSE: FCN) cũng thông báo chính thức trở thành chủ đầu tư của Dự án Khu đô thị Nam Thái (phần diện tích 24,68ha) tại Thái Nguyên. Dự án có tổng mức đầu tư là 2.250 tỷ đồng. Trước đó, tháng 12/2022, Công ty cổ phần FECON Hiệp Hòa (thuộc Tập đoàn FECON) trở thành chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật của Dự án Cụm Khu công nghiệp Danh Thắng – Đoan Bái tại Bắc Giang với tổng mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng.

Phục Hưng Holdings cũng là một trong những tổng thầu xây dựng lấn sân sang "sân chơi" bất động sản từ vài năm trước đây. Đơn cử như dự án Florence (28 Trần Hữu Dực, Mỹ Đình) do Phục Hưng làm chủ đầu tư và tổng thầu thi công; Dự án tòa nhà hỗn hợp The Light (Hà Nội) hay dự án Khu TMDV Nhà ở Hoàn Cầu,...

Hay Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) cũng là một ông lớn xây dựng lấn sân sang lĩnh vực bất động sản từ nhiều năm nay. Có thời điểm Hòa Bình phải thoái toàn bộ vốn ở 5 dự án bất động sản để thu lại lợi nhuận, bổ sung vốn cho chiến lược mở rộng hoạt động xây dựng ra thị trường nước ngoài.

Có thể thấy, việc lấn sân sang bất động sản đang là xu hướng của nhiều nhà thầu xây dựng. Nguyên nhân, một phần được cho là thị phần ngành xây dựng đang dần bị co lại.

Ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HBC từng thừa nhận ngành xây dựng đang trong giai đoạn rất khó khăn, cạnh tranh khốc liệt về giá, thậm chí tình trạng làm dưới giá vốn đang trở nên phổ biến. Vì vậy, Hòa Bình ưu tiên chiến lược phát triển thị trường nước ngoài.

Khó khăn buộc các nhà thầu phải chuyển hướng sang nước ngoài hoặc tìm cách mở rộng sang lĩnh vực khác, trong đó có bất động sản. Tuy nhiên, những diễn biến từ thực tế cho thấy cạnh tranh là rất khốc liệt. Ngay cả những nhà thầu hàng đầu cũng thừa nhận khó khăn này.

“Sức khỏe” của Coteccons và Lê Phong hiện ra sao?

Tập đoàn Lê Phong thành lập tháng 10/2020, có trụ sở chính tại thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương là thành viên thuộc hệ sinh thái Lê Phong Group của doanh nhân Bùi Ngươn Phong (SN 1972).

Tập đoàn Lê Phong dù khá kín tiếng nhưng đã triển khai nhiều dự án nhà phố thương mại, khu đô thị và căn hộ cao cấp, có thể kể như dự án The Emerald Golf View, dự án Thiên An Origin Thuận An, dự án nhà phố Rich Town An Phú. Ngoài ra, trong phân khúc nhà ở xã hội, hệ sinh thái Lê Phong Group cũng là đơn vị phát triển Dự án nhà ở xã hội Tân Đông Hiệp, Bình Dương.

Lê Phong được biết đến với câu chuyện bán nhà ở xã hội giá cao bằng nhà ở thương mại tại tỉnh Bình Dương. Kết thúc năm 2022, tập đoàn này đang đối diện với nhiều khó khăn như doanh thu sụt giảm, hàng tồn kho tăng mạnh và nợ vay tài chính leo thang.

tap-doan-le-phong
Dự án nhà ở xã hội ở Bình Dương được bán với giá thương mại do Tập đoàn Lê Phong là đơn vị phát triển.

Theo báo Lao Động đưa tin, thời điểm cuối năm 2022, tổng tài sản Tập đoàn Lê Phong khoảng 561 tỷ đồng, tăng thêm 120 tỷ đồng so với hồi đầu năm. Đáng nói, doanh nghiệp ghi nhận khoảng 546 tỷ đồng các khoản phải thu ngắn hạn, chiếm tới khoảng 97% tổng tài sản.  Điều này đồng nghĩa với khoảng 97% tài sản Tập đoàn Lê Phong đang nằm ngoài công ty.

Tính đến cuối năm 2022, nợ phải trả Tập đoàn Lê Phong còn 192 tỷ đồng, tăng thêm 122 tỷ đồng so với đầu năm. Hai năm gần nhất, doanh nghiệp này đều không ghi nhận doanh thu, đồng thời báo lỗ sau thuế mỗi năm vài chục triệu đồng.

Về phía CTCP Xây dựng Coteccons (Mã: CTD) được biết là tổng thầu trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp. Tình hình kinh doanh của Coteccons liên tục trượt dài trong vài năm trở lại đây. Từ mức lợi nhuận nghìn tỷ giai đoạn 2016 -2018 bỗng sụt giảm còn vài trăm tỷ đồng giai đoạn 2019 -2020 và đến năm 2021-2022 lợi nhuận chỉ còn vỏn vẹn vài chục tỷ đồng.

Đến 6 tháng đầu năm 2023, Coteccons lãi sau thuế hơn 52 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ 2022 chỉ lãi vỏn vẹn hơn 5 tỷ đồng.

loi-nhuan-tai-ctd-vnf

Đáng chú ý, từ một doanh nghiệp nói không với vay nợ tài chính thì thời gian gần đây Coteccons bắt đầu vay nợ từ ngân hàng và qua kênh trái phiếu.

Tính đến 30/6/2023, nợ phải trả hơn 13.103 tỷ đồng, tăng 22% so đầu năm. Trong đó, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn hơn 697 tỷ đồng; khoản vay tài chính dài hạn gần 498 tỷ đồng. Đáng chú ý, khoản nợ đối với CTCP Đầu tư Xây dựng Ricons (Ricons) trong kỳ báo cáo này không được Coteccons nhắc tới.

Ngày 17/10 tới đây, công ty sẽ tổ chức ĐHĐCĐ để thông qua kế hoạch kinh doanh năm tài chính 2023-2024 (bắt đầu từ ngày 1/1/2023 và kết thúc vào 30/06/2024) với 17.793 tỷ đồng và 274 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế hợp nhất, gấp 5,2 lần so với cùng kỳ năm 2022.

Huy Tùng - Hồng Anh

Theo kinhtexaydung.petrotimes.vn Copy
Lãnh đạo Tập đoàn Thành Nam bị tạm hoãn xuất cảnh

Lãnh đạo Tập đoàn Thành Nam bị tạm hoãn xuất cảnh

Mới đây, Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành văn bản về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Nguyễn Hùng Cường (SN 1977), đại diện pháp luật Công ty Cổ phần Tập đoàn Thành Nam. Nguyên nhân là do công ty này chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Dựa theo tình hình tài chính của các doanh nghiệp bất động sản (DN BĐS), Bộ Tài chính dự kiến có khoảng 35,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,9% khối lượng trái phiếu đáo hạn của các DN BĐS có khó khăn trong thanh toán nợ trái phiếu doanh nghiệp.
Quý I/2024: Phát Đạt lãi đậm, nợ vay còn hơn 3.500 tỷ đồng

Quý I/2024: Phát Đạt lãi đậm, nợ vay còn hơn 3.500 tỷ đồng

Quý I/2024, Phát Đạt lãi đậm nhưng dòng tiền kinh doanh âm nặng. Doanh nghiệp còn hơn 3.500 tỷ đồng nợ vay được thế chấp bởi cổ phiếu, bất động sản và hơn 7.600 tỷ đồng khoản phải trả ngắn hạn khác, chiếm 65% tổng nợ phải trả...
CEO Group đưa khu nghỉ dưỡng 5 sao đi vào hoạt động, còn hơn 800 tỷ nợ vay

CEO Group đưa khu nghỉ dưỡng 5 sao đi vào hoạt động, còn hơn 800 tỷ nợ vay

CEO Group vừa khai trương Khu nghỉ dưỡng Wyndham Garden Sonasea Van Don trong bối cảnh ĐHĐCĐ thường niên 2024 bất thành. Năm 2024, CEO đặt kế hoạch kinh doanh lạc quan với lãi sau thuế 150 tỷ đồng, tăng 24% so với năm trước.
Tạm hoãn xuất cảnh đối với đại diện Công ty Đô thị sinh thái Dầu khí Hòa Bình

Tạm hoãn xuất cảnh đối với đại diện Công ty Đô thị sinh thái Dầu khí Hòa Bình

Bà Lương Hoàng Lan, đại diện pháp luật của Công ty Đô thị sinh thái Dầu khí Hòa Bình bị tạm hoãn xuất cảnh do công ty nợ thuế 1.045 tỷ đồng.
Bông Sen Corp thua lỗ triền miên, gánh hơn 1.000 tỷ tiền lãi và phạt trái phiếu

Bông Sen Corp thua lỗ triền miên, gánh hơn 1.000 tỷ tiền lãi và phạt trái phiếu

Dù sở hữu loạt khu đất "vàng" nhưng CTCP Bông Sen (Bông Sen Corp) lại kinh doanh yếu kém, thua lỗ hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Đặc biệt, số liệu công bố trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội không đồng nhất.
Capitaland Tower thua lỗ triền miên, nợ phải trả hơn 16.700 tỷ đồng

Capitaland Tower thua lỗ triền miên, nợ phải trả hơn 16.700 tỷ đồng

Năm 2023, Capitaland Tower không chỉ làm ăn thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng mà vốn chủ sở hữu còn âm nặng, nợ phải trả tính đến cuối năm hơn 16.000 tỷ đồng, trong đó nợ trái phiếu chiếm hơn 12.000 tỷ đồng.
Eurowindow Holding kinh doanh ra sao trong năm 2023?

Eurowindow Holding kinh doanh ra sao trong năm 2023?

Năm 2023, Công ty cổ phần Eurowindow Holding mang về hơn 100 tỷ đồng lợi nhuận, ROE đạt 1,352% và nợ phải trả gần 9.000 tỷ đồng...
Bất động sản Biz