Bất động sản Biz

Lợi nhuận "ông trùm xây dựng" Coteccons bị bào mòn vì chi phí tài chính

Thứ sáu, 28/04/2023 | 07:23 Theo dõi BĐS Biz trên

Biên lợi nhuận gộp quý I/2023 tại Conteccons chỉ đạt gần 1,8%

Quý 1/2023, doanh thu thuần của CTCP Xây dựng Coteccons (mã: CTD) đạt gần 3.130 tỷ đồng, tăng 64% so với cùng kỳ. Trong đó doanh thu từ hợp đồng xây dựng đạt hơn 3.124 tỷ đồng, chiếm gần 99% tổng doanh thu; tiếp đến là doanh thu hoạt động cho thuê văn phòng hơn 2,4 tỷ đồng và doanh thu cho thuê thiết bị hơn 2,7 tỷ đồng.

Tuy nhiên, giá vốn lại tăng mạnh hơn doanh thu khiến lợi nhuận gộp giảm 17% chỉ còn gần 56 tỷ đồng.

Đáng nói, chi phí tài chính bào mòn hết lợi nhuận của Conteccons. Cụ thể, trong quý I/2023, chi phí tài chính tăng vọt 168% so với cùng kỳ, lên gần 32 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là chi phí lãi vay tăng vọt 127% lên hơn 24,8 tỷ đồng. Song nhờ khoản doanh thu tài chính tăng 12%, đạt 84,5 tỷ đồng (chủ yếu đến từ lãi tiền gửi và lãi cho vay/chậm trả) đã giúp Coteccons thoát lỗ.

Lợi nhuận
Nguồn: BCTC hợp nhất quý 1/2023
 

Do đó, Coteccons chỉ lãi sau thuế hơn 22 tỷ đồng, giảm 25% so với cùng kỳ 2022. Biên lợi nhuận gộp chỉ đạt gần 1,8% còn biên lãi thuần đạt 0,7% trong quý I.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 vừa diễn ra ngày 25/4 vừa qua, lý giải nguyên nhân biên lãi gộp quý 1/2023 thấp, lãnh đạo Coteccons cho biết, không riêng gì biên lãi gộp, doanh thu quý đầu năm cũng thấp. Thông thường, doanh thu sẽ có nhiều vào quý III, IV. Doanh thu thực hiện được trong quý I đang đúng với kế hoạch đã dự báo.

Thực tế, Coteccons đã trải qua hai, ba năm rất khó khăn và điều này vẫn đang tiếp tục tiếp diễn. Những dự báo về thị trường chúng tôi đã đưa ra từ rât sớm. Hi vọng những quý sau số liệu tài chính sẽ khả quan hơn.

Lợi nhuận

Về tình hình tài chính,tại thời điểm 31/03, tổng tài sản của Coteccons tăng 6% so với đầu năm, vượt mức 20.000 tỷ đồng. Trong đó, lượng tiền mặt đang nắm giữ tăng 52%, lên hơn 4.000 tỷ đồng.

Khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản là các khoản phải thu ngắn hạn đi ngang ở mức trên 11 ngàn tỷ đồng.

Tại ngày 31/3, công ty phải trích lập dự phòng 1.062 tỷ đồng phải thu ngắn hạn khó đòi, tăng nhẹ so với cuối năm ngoái.

Nợ phải trả tại Coteccons tăng 10%, lên hơn 11.805 tỷ đồng. Nguyên nhân tăng chủ yếu do phát sinh khoản phải trả bao thanh toán gần 1.200 tỷ đồng, trong khi đầu năm không ghi nhận khoản này. Trong khi đó, tổng nợ vay tính đến ngày 31/3 là 1.163 tỷ đồng, tăng nhẹ so với đầu năm, trong đó 498 tỷ vay dài hạn bao gồm 471 tỷ dư nợ trái phiếu. Còn lại là dư nợ vay từ ngân hàng.

Trong quý 1/2023, Coteccons đã đi vay tổng cộng 395 tỷ đồng thời trả nợ gốc vay 310 tỷ. Chi phí lãi vay ba tháng gần 25 tỷ đồng.

Về dòng tiền của Coteccons, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh đã tăng mạnh lên 1.239 tỷ, cùng kỳ năm ngoái âm 325 tỷ đồng nhờ tăng mạnh các khoản phải trả. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư âm 405 tỷ, dòng tiền từ hoạt động tài chính dương 85 tỷ giúp lưu chuyển tiền thuần trong kỳ dương 929 tỷ, cùng kỳ âm 356 tỷ đồng.

Mục tiêu lợi nhuận năm 2023 tăng gấp 11 lần

Lợi nhuận

Sang năm 2023, Coteccons xác định đây là năm chuyển mình sau giai đoạn tái cơ cấu với kế hoạch doanh thu cả năm 16.249 tỷ đồng, tăng trưởng 12% so với 2022. Lợi nhuận sau thuế kỳ vọng 233 tỷ đồng, gấp hơn 11 lần cùng kỳ.

Coteccons đặt mục tiêu đến năm 2025 doanh thu sẽ đạt 3 tỷ USD và vốn hóa 1 tỷ USD nên ngay tại thời điểm này, công ty xác định việc có được một chiến lược để mở rộng quy mô doanh thu là rất cần thiết.

Tại phần thảo luận trong đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023, khi được cổ đông đặt câu hỏi cơ sở nào để Coteccons thực hiện được kế hoạch năm 2023? Phía Chủ tịch Bolat đã chia sẻ, hiện tại công ty đã nhìn ra được một số cơ hội phía trước. Hiện tại Coteccons đã thấy được những tín hiệu lạc quan và tự tin đạt được kế hoạch.

"Bên cạnh đó, nguyên tắc chính của một công ty vĩ đại là cần những người xuất chúng. Đội ngũ của chúng tôi hiện không thua kém gì đội ngũ quốc tế. Nếu may mắn chúng tôi sẽ đạt được kế hoạch. Nhưng lỡ như không may, chúng tôi vẫn sẽ đạt được nhưng có thể mất nhiều thời gian hơn bình thường", ông Bolat Duisenov, Chủ tịch HĐQT của Coteccons chia sẻ.

Năm 2023, ban lãnh đạo Coteccons chỉ ra nhiều thách thức cho ngành xây dựng. Đầu tiên, nguồn vốn phát triển dự án của các chủ đầu tư bị thu hẹp do môi trường tín dụng thắt chặt, khó khăn trong việc phát hành trái phiếu và huy động vốn của khách hàng dẫn đến doanh nghiệp thiếu vốn phải giãn tiến độ, dừng thực hiện triển khai dự án.

Lãi suất cho vay, tỷ giá ngoại tệ, giá xăng dầu, giá vật liệu xây dựng tăng dẫn đến chi phí của doanh nghiệp tăng cao ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Đồng thời, công ty không bán được sản phẩm để thu hồi vốn và tái đầu tư do khách hàng bất động sản khó tiếp cận vốn vay của các tổ chức tín dụng gián tiếp ảnh hưởng đến thanh khoản của sản phẩm, dự án bất động sản, từ đó làm giảm số lượng dự án mới, tăng tỷ lệ nợ xấu đối với các công ty xây dựng.

Hà Phương - Huy Tùng

Theo kinhtexaydung.petrotimes.vn Copy
Viglacera (VGC) rót 350 tỷ đồng lập công ty con tại Hưng Yên

Viglacera (VGC) rót 350 tỷ đồng lập công ty con tại Hưng Yên

Tổng công ty Viglacera tiếp tục mở rộng hiện diện tại Hưng Yên với kế hoạch thành lập công ty con vốn điều lệ 350 tỷ đồng, trong đó nắm giữ 51% cổ phần.
Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy (HHS) nâng tỷ lệ sở hữu tại bất động sản CRV lên 51%

Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy (HHS) nâng tỷ lệ sở hữu tại bất động sản CRV lên 51%

Thành công trong thương vụ thâu tóm HHS Capital giúp CTCP Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy (HHS) chính thức nâng tỷ lệ sở hữu tại CRV lên 51,03%, nắm quyền chi phối một trong những tên tuổi bất động sản nổi bật tại Hải Phòng.
Vingroup thăng 8 bậc, thuộc top 40 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á 2025

Vingroup thăng 8 bậc, thuộc top 40 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á 2025

Tập đoàn Vingroup xếp thứ 37 trong bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á (Southest Asia 500) của tạp chí Fortune, tăng 8 bậc so với hạng 45 của danh sách năm 2024, và tiếp tục dẫn đầu khối doanh nghiệp tư nhân Việt Nam.
Lilama chuẩn bị đấu giá toàn bộ cổ phần tại Thủy điện Hủa Na, thu về ít nhất 300 tỷ đồng

Lilama chuẩn bị đấu giá toàn bộ cổ phần tại Thủy điện Hủa Na, thu về ít nhất 300 tỷ đồng

Trong lộ trình thu gọn đầu tư ngoài ngành, Lilama sẽ thoái toàn bộ 3,71% cổ phần tại Thủy điện Hủa Na. Ngoài ra, Lilama cũng lên kế hoạch thoái vốn tại loạt công ty...
Bamboo Capital báo lãi khủng trước khi cổ phiếu bị hạn chế giao dịch trên sàn chứng khoán

Bamboo Capital báo lãi khủng trước khi cổ phiếu bị hạn chế giao dịch trên sàn chứng khoán

Bamboo Capital từng có nửa đầu 2024 đáng kỳ vọng với doanh thu tăng, cơ cấu tài chính cải thiện. Tuy nhiên, đây là thời gian doanh nghiệp có nhiều biến động về cổ đông và nhân sự.
Con trai chủ tịch Phát Đạt bán hết cổ phiếu trước thềm đại hội cổ đông

Con trai chủ tịch Phát Đạt bán hết cổ phiếu trước thềm đại hội cổ đông

Ông Nguyễn Tấn Danh – Phó Chủ tịch HĐQT, đồng thời là con trai Chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Đạt – vừa đăng ký bán ra toàn bộ 3.397.652 (gần 3,4 triệu) cổ phiếu PDR đang nắm giữ.
Bán cổ phần tại 2 dự án lớn giữa trung tâm TP.HCM, “đại gia” Singapore thu về hơn 4.800 tỷ đồng

Bán cổ phần tại 2 dự án lớn giữa trung tâm TP.HCM, “đại gia” Singapore thu về hơn 4.800 tỷ đồng

Tập đoàn Keppel đang đẩy mạnh chiến lược tái cơ cấu danh mục tại Việt Nam với loạt thương vụ thoái vốn trị giá hàng nghìn tỷ đồng.
Dự án Thịnh Liệt chiếm hơn 30% tổng tài sản, Licogi nỗ lực tháo gỡ khó khăn

Dự án Thịnh Liệt chiếm hơn 30% tổng tài sản, Licogi nỗ lực tháo gỡ khó khăn

Đặt kế hoạch kinh doanh đi lùi, Tổng công ty Licogi (mã LIC - UPCoM) kỳ vọng “đòn bẩy” từ dự án Thịnh Liệt để xoay chuyển tình thế trong năm 2025.
Bất động sản Biz