Bất động sản Biz

LPBank bán "ế" hơn 50% trái phiếu dù lãi suất lên tới gần 10%

Thứ sáu, 14/07/2023 | 17:19 Theo dõi BĐS Biz trên

Tháng 7/2023, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPB - LPBank) chi 3.000 tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn, trong khi đó vừa bán "ế" hơn 17,37 triệu trái phiếu do trái chủ không mặn mà dù lãi suất lên tới gần 10%.

LPBank vẫn "ế" hơn 50% trái phiếu chào bán

Mới đây, LPBank thông báo kết quả chào bán trái phiếu ra công chúng đợt 2.

Cụ thể, Ngân hàng này chào bán tổng cộng gần 32,93 triệu trái phiếu ra công chúng với mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu, tương ứng với 3.293 tỷ đồng. Trong đó bao gồm hơn 29,4 triệu trái phiếu LPB7Y202203 kỳ hạn 7 năm và gần 3,5 triệu trái phiếu LPB10Y202204 kỳ hạn 10 năm.

trai-phieu-cua-lpbank-batdongsanBiz

Tuy nhiên, kết thúc đợt chào bán, ngân hàng này chỉ phân phối thành công gần 15,56 triệu trái phiếu, tương đương 47,24% lượng chào bán. Tổng số tiền LPBank thu được từ đợt chào bán là gần 1.556 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí, ngân hàng thu ròng hơn 1.555 tỷ đồng.

Như vậy, mặc dù áp dụng lãi suất lên tới gần 10%/năm, ngân hàng LPBank cũng chỉ phân phối được 47,24% tổng lượng trái phiếu chào bán ra công chúng đợt 2.

Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không có bảo đảm, không kèm theo chứng quyền, là nợ thứ cấp và thỏa mãn các điều kiện để được tính vào vốn cấp 2 của LPBank.

Lãi suất áp dụng cho trái phiếu là lãi suất thả nổi, được tính bằng lãi suất tham chiếu (là bình quân lãi suất tiền gửi tiết kiệm cá nhân bằng VND, kỳ hạn 12 tháng, trả lãi cuối kỳ được niêm yết của Agribank, BIDV, VietinBank, Vietcombank tại ngày xác định lãi suất) cộng biên độ.

LPBank bán
Cơ cấu vốn của LPBank sau đợt chào bán. (nguồn: LPBank)
 

Trong kỳ tính lãi đầu tiên, LPBank áp dụng lãi suất 9,6%/năm cho trái phiếu kỳ hạn 7 năm và 9,9%/năm cho kỳ hạn 10 năm. Theo biểu lãi suất của LPBank, mức lãi suất cao nhất mà nhà băng này niêm yết ở mức 7%/năm cho các kỳ hạn dài.

Như vậy, mức lãi suất cho các lô trái phiếu đang cao hơn khoảng 2,6-2,9 điểm % so với lãi suất huy động tiền gửi cao nhất mà LPBank đang niêm yết.

Số vốn tăng huy động được từ trái phiếu sẽ được LPBank bổ sung nguồn vốn huy động trung dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng đối với các dự án trung dài hạn trong quý II và quý 3/2023. Trong đó, hơn 3.106 tỷ đồng sẽ được dùng để cho vay Nông nghiệp Nông thôn và tiêu dụng; số còn lại cho vay lĩnh vực thương mại và lương thực, thực phẩm.

Tính đến cuối tháng 3, ngân hàng này đang có 21.300 tỷ trái phiếu đang lưu hành. Trong đó, trái phiếu có kỳ hạn từ 5 năm trở lên là gần 7.011 tỷ đồng; kỳ hạn 1 - 5 năm là 14.290 tỷ đồng.

LPBank tất bật mua lại trái phiếu trước hạn

Ở một diễn biến khác, LBBank lên kế hoạch mua lại trái phiếu trước hạn trong tháng 7/2023 này.

Cụ thể, ngày 14/7 mua lại trước hạn lô trái phiếu mã LPBH2124009 với giá trị gốc 1.000 tỷ đồng. Đồng thời, lãi chưa thanh toán đến ngày mua lại trước hạn là 39 triệu đồng/trái phiếu, tương ứng giá trị mua lại 1.039 tỷ đồng/trái phiếu. Tổng giá trị mà ngân hàng thanh toán cho lô trái phiếu này là 1.039 tỷ đồng.

Ngày 19/7, ngân hàng cũng sẽ chi 1.000 tỷ đồng mua lại trái phiếu mã LPBH2124011. Tiền lãi chưa thanh toán tính đến ngày mua lại trước hạn là 39 triệu đồng/trái phiếu. Tương ứng tổng giá trị ngân hàng chi ra 1.039 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, vào ngày 21/7, LPB cũng dự kiến chi 1.000 tỷ đồng mua lại trái phiếu mã LPBH2225006. Tiền lãi chưa trả đến ngày mua lại trước hạn là 47 triệu đồng/trái phiếu. Tổng giá trị thanh toán cho lô trái phiếu này là 1.047 tỷ đồng. Như vậy chỉ trong tháng 7 ngân hàng Liên Việt sẽ chi ra hơn 3.000 tỷ đồng để mua lại trước hạn các lô trái phiếu.

Nguồn mua lại đến từ nguồn thu nợ gốc/lãi của các khoản vay được tài trợ vốn từ nguồn vốn phát hành trái phiếu và thu từ các hoạt động kinh doanh khác, từ nguồn vốn tự tích lũy và các nguồn vốn hợp phát khác của LPBank.

Trong tháng 6/2023, ngân hàng này cũng đã thực hiện mua lại 2 lô trái phiếu trước hạn. Cụ thể, vào ngày 29/6/2023, LPBank đã chi 1.000 tỷ đồng mua lại lô trái phiếu mã LPBH2224004. Ngân hàng này cũng sẽ thanh toán 44 triệu đồng tiền lãi trái phiếu đến ngày mua lại trước hạn.

Hay tại ngày 21/6/2023, ngân hàng này cũng chốt chi 1.000 tỷ đồng mua lại lô trái phiếu mã LPBH2224002. Lô trái phiếu này có kỳ hạn 2 năm, được phát hành vào ngày 21/6/2022 tại thị trường trong nước với lãi suất 4,4%/năm.

Thống kê từ HNX cho thấy riêng trong quý 2/2023 vừa qua đã có đến 17 ngân hàng xuống tiền mua lại trái phiếu trước hạn, tăng mạnh so với cùng kỳ và cả quý 1/2023. Tổng khối lượng trái phiếu mua lại trước hạn của nhóm ngân hàng đạt trên 57.000 tỷ đồng.

Trong quý 2/2023 Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, HoSE: TPB) đã tổ chức 10 đợt mua lại trái phiếu trước hạn với tổng giá trị 7.500 tỷ đồng, trở thành ngân hàng mua lại nhiều trái phiếu trước hạn nhất trong quý 2.

Theo thống kê của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), trong phần còn lại của năm 2023, tổng giá trị trái phiếu sẽ đến hạn là 158.500 tỷ đồng. Phần lớn giá trị trái phiếu sắp đáo hạn thuộc nhóm bất động sản với 80.952 tỷ đồng, chiếm 51%; theo sau là nhóm ngân hàng với 27.261 tỷ đồng, chiếm 17,2%.

Hà Phương

Theo kinhtexaydung.petrotimes.vn Copy
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024

Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024

Sau 9 tháng đầu năm 2024, ngân hàng SHB đã thực hiện 80% kế hoạch lợi nhuận năm 2024, nằm trong Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024.
Ngân hàng tiếp tục hạ giá hàng trăm tỷ đồng để rao bán dự án Kenton Node

Ngân hàng tiếp tục hạ giá hàng trăm tỷ đồng để rao bán dự án Kenton Node

Mới đây, hai ngân hàng MSB và BIDV tiếp tục ra thông báo bán đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH Xây dựng sản xuất thương mại Tài Nguyên - chủ đầu tư siêu dự án Kenton Node để thu hồi nợ vay.
Loạt doanh nghiệp bất động sản ôm lượng hàng tồn kho “cao như núi”

Loạt doanh nghiệp bất động sản ôm lượng hàng tồn kho “cao như núi”

Kết thúc 9 tháng năm 2024, nhiều doanh nghiệp bất động sản như Nam Long, Khang Điền... ghi nhận lượng hàng tồn kho tiếp tục tăng. Thậm chí, giá trị hàng tồn kho bất động sản chiếm hơn nửa tổng tài sản của doanh nghiệp.
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại MBBank biến động ra sao?

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại MBBank biến động ra sao?

Giai đoạn 2019-2022, doanh thu từ dịch vụ kinh doanh bảo hiểm của Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank - mã: MBB) tăng trưởng rất nhanh nhờ lợi thế vận hành 2 công ty bảo hiểm gồm MIC và MB Ageas Life.
Taseco Land: 'Rộng cửa' làm dự án hơn 3.000 tỷ đồng tại Mê Linh

Taseco Land: "Rộng cửa" làm dự án hơn 3.000 tỷ đồng tại Mê Linh

Năm 2023, loạt dự án bất động sản khu đô thị của Taseco Land như Central Square, Nghi Sơn Central Park... phải thế chấp ngân hàng. Mới đây, Taseco Land là đơn vị duy nhất đáp ứng điều kiện làm dự án khu đô thị hơn 3.200 tỷ đồng ở Mê Linh, Hà Nội.
Điểm tin ngân hàng ngày 18/11: Người dân ít vay vốn mua nhà dù lãi suất thấp

Điểm tin ngân hàng ngày 18/11: Người dân ít vay vốn mua nhà dù lãi suất thấp

Hơn 253.000 tỷ đồng nợ xấu của các ngân hàng trên sàn chứng khoán; LPBank dự định chuyển trụ sở chính và mua 5% cổ phần FPT; Thu hơn 300 tỷ đồng từ thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước trong 10 tháng; Vietcombank phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu xanh... là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.
Tài sản và dư nợ cho vay tại loạt ngân hàng biến động ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?

Tài sản và dư nợ cho vay tại loạt ngân hàng biến động ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?

Tính đến 30/9/2024, giá trị tổng tài sản tại BIDV cao nhất hệ thống nhưng không phải là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Đặc biệt, dư nợ cho vay khách hàng tại loạt ngân hàng ghi nhận mức tăng trưởng cao.
Nam A Bank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm?

Nam A Bank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm?

9 tháng đầu năm 2024, lợi nhuận sau thuế tại Nam A Bank tăng 62% so với cùng kỳ, đạt hơn 2.640 tỷ đồng. Đồng thời, lãi dự thu cũng tăng tới 69% so với đầu năm, lên hơn 3.516 tỷ đồng.
Bất động sản Biz