Bất động sản Biz

Loạt doanh nghiệp bất động sản nghỉ dưỡng vẫn đang 'thở oxy'

Thứ hai, 14/10/2024 | 14:48 Theo dõi BĐS Biz trên

Trong nửa đầu năm nay, tình hình kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bất động sản nghỉ dưỡng đình đám như BIM Land, Tonkin Land,... vẫn ngập trong khó khăn và kết quả kinh doanh thua lỗ.

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ trong nhiều năm, với hàng nghìn khu nghỉ dưỡng, resort... Nhưng kể từ năm 2020, với sự xuất hiện đại dịch Covid-19, ngành du lịch khó khăn khiến phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng liên tục biến động và rơi vào trạng thái ảm đạm kéo dài.

Theo số liệu từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), trong nửa đầu năm 2024, hàng loạt doanh nghiệp bất động sản chưa niêm yết có hoạt động trong mảng bất động sản du lịch nghỉ dưỡng lỗ đậm.

Mới đây nhất, 6 tháng đầu năm 2024, Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch Đầu tư Cù Lao Chàm lỗ sau thuế hơn 202 tỷ đồng, nhẹ hơn khoảng 100 tỷ đồng so với năm 2023. Tại thời điểm cuối tháng 6/2024, vốn chủ sở hữu ở mức 1.098 tỷ đồng, giảm so với kỳ cuối 2023. Đầu tư Cù Lao Chàm là chủ đầu tư dự án bất động sản tại Đà Nẵng.

"Điệp khúc” thua lỗ cũng đang ám ảnh tại BIM Land - đơn vị phân phối các dự án bất động sản của Công ty TNHH Tập đoàn BIM (Bim Group) như Hạ Long Marina (Quảng Ninh), Phú Quốc Marina (Kiên Giang) cũng bất ngờ lỗ sau thuế hơn 341 tỷ đồng trong khi cùng kỳ 2023 lãi hơn 810 tỷ đồng.

Loạt doanh nghiệp bất động sản nghỉ dưỡng vẫn đang 'thở oxy'
Hạ Long Marina là khu đô thị du lịch quy mô 250ha tại Hùng Thắng, Quảng Ninh bao gồm một quần thể các dự án nhà ở, chung cư cao cấp và các khu resort nghỉ dưỡng và biệt thự biển Hạ Long.
 

Hay như Công ty Tonkin Land - chủ đầu tư dự án nghỉ dưỡng phức hợp Le Méridien Đà Nẵng, đã lỗ liên tục kể từ khi công bố thông tin năm 2021. Trong 6 tháng đầu năm nay, công ty báo lỗ hơn 8 tỷ đồng.

Tương tự, CTCP Phát triển Địa ốc Sông Tiên - chủ đầu tư của Angel Island – một dự án khu đô thị du lịch trên cù lao Nhơn Phước (Đồng Nai) cũng lỗ sau thuế hơn 62 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm, gấp 2,8 lần so với cùng kỳ.

Công ty cổ phần bất động sản du lịch Ninh Vân Bay, chủ sở hữu của khu nghỉ dưỡng sang chảnh bậc nhất Việt Nam Six Senses Ninh Van Bay - một trong các khu nghỉ dưỡng siêu sang với những căn villa giá thuê tới hơn 100 triệu đồng/đêm cũng ghi nhận kết quả kinh doanh kém lạc quan.

Kết thúc 6 tháng đầu năm 2024, Ninh Vân Bay lãi sau thuế 9,4 tỷ đồng trong khi cùng kỳ 2023 lãi hơn 21,8 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu tính đến 30/6/2024 giảm nhẹ 2% so với đầu năm, xuống còn 533 tỷ đồng. Do đó, tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) trong 6 tháng đầu năm 2024 chỉ đạt 1,8% (cùng kỳ 2023 đạt 4%).

Trong khi nhiều doanh nghiệp bất động sản nghỉ dưỡng ghi nhận tình hình kinh doanh kém khả quan thì vẫn có doanh nghiệp lãi lớn.

Điển hình Công ty CP Flamingo Holding Group - chủ đầu tư các dự án nghỉ dưỡng như Flamingo Đại Lải (Vĩnh Phúc), Flamingo Cát Bà (Hải Phòng), Flamingo Hải Tiến (Thanh Hóa), Flamingo Linh Trường Khu B (Hoằng Hóa, Thanh Hóa)… lãi sau thuế 6 tháng đầu năm 2024 hơn 176 tỷ đồng, cao gấp 7 lần cùng kỳ.

Tương tự, Công ty TNHH KN Cam Ranh cũng lãi sau thuế hơn 80 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ.

KN Cam Ranh là công ty con của CTCP Đầu tư Kinh doanh Golf Long Thành và thuộc hệ sinh thái KN Investment Group của ông Lê Văn Kiểm. Doanh nghiệp là chủ đầu tư Khu đô thị phức hợp du lịch nghỉ dưỡng KN Paradise (Cam Ranh, Khánh Hòa) với tổng vốn đầu tư hơn 46.300 tỷ đồng. Đây là dự án được phép kinh doanh casino.

Loạt doanh nghiệp bất động sản nghỉ dưỡng vẫn đang 'thở oxy'
Khu du lịch sinh thái biển và nghỉ dưỡng Flamingo Linh Trường.
 

Theo báo cáo mới nhất của DKRA vào tháng 7, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc. Nhiều dự án mới phải hoãn thời gian triển khai bán hàng, dẫn đến nguồn cung mới trở nên khan hiếm và chỉ xuất hiện rải rác ở khu vực phía Bắc.

DKRA cho rằng các vướng mắc pháp lý là nguyên nhân chính khiến nhiều dự án không thể mở bán, trong khi lượng hàng tồn kho giá trị cao và niềm tin của nhà đầu tư chưa hồi phục tiếp tục là những rào cản lớn đối với thanh khoản. Trong bối cảnh này, các chủ đầu tư buộc phải duy trì các chính sách như cam kết chia sẻ lợi nhuận, hỗ trợ lãi suất, và ân hạn nợ gốc để thu hút người mua.

Báo cáo từ Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cũng ghi nhận sự ảm đạm của thị trường với gần 1.800 giao dịch thành công trong nửa đầu năm, chỉ đạt khoảng 20% so với cùng kỳ năm 2022. Giá bán sơ cấp tiếp tục giữ ở mức ổn định, trong khi giá bán thứ cấp giảm từ 15-20% so với hợp đồng. Nhiều dự án có giá bán giảm sâu tới 40-50% nhưng vẫn gặp khó khăn trong việc tiêu thụ.​

Hoàng Trang

Theo tudonghoangaynay.vn Copy
Nhóm doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu lãi suất hấp dẫn

Nhóm doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu lãi suất hấp dẫn

Sau thời gian "bất động", gần đây nhiều doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu với lãi suất lên đến 11 - 12,5%/năm, cao gấp đôi lãi suất trái phiếu nhóm ngân hàng và lãi suất gửi tiết kiệm.
Loạt doanh nghiệp bất động sản chưa niêm yết dù thua lỗ vẫn huy động nghìn tỷ trái phiếu

Loạt doanh nghiệp bất động sản chưa niêm yết dù thua lỗ vẫn huy động nghìn tỷ trái phiếu

Hiện tại, loạt doanh nghiệp bất động sản chưa niêm yết công bố một số chỉ tiêu tài chính bán niên năm 2024 trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) với kết quả kinh doanh kém khởi sắc, thậm chí thua lỗ đậm.
Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Dựa theo tình hình tài chính của các doanh nghiệp bất động sản (DN BĐS), Bộ Tài chính dự kiến có khoảng 35,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,9% khối lượng trái phiếu đáo hạn của các DN BĐS có khó khăn trong thanh toán nợ trái phiếu doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp bất động sản tiếp tục chậm trả lãi trái phiếu

Một doanh nghiệp bất động sản tiếp tục chậm trả lãi trái phiếu

Mới đây, Công ty TNHH Phát triển Bất động sản Cát Liên Hoa công bố về việc chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu các mã CLHCH2126001, CLHCH2124002, CLHCH2125003 do chưa thu xếp kịp nguồn thanh toán.
Ông Phạm Nhật Vượng tiếp tục nhận thù lao 0 đồng, mạnh tay rót hơn 27.000 tỷ đồng cho công ty con

Ông Phạm Nhật Vượng tiếp tục nhận thù lao 0 đồng, mạnh tay rót hơn 27.000 tỷ đồng cho công ty con

Trong năm 2024, Tập đoàn Vingroup (VIC) đã thu về 189.068 tỉ đồng doanh thu, tăng 17% so với năm 2023. Đặc biệt, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT tiếp tục nhận thù lao 0 đồng
Phó Chủ tịch HĐQT T&T Group Đỗ Vinh Quang làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines

Phó Chủ tịch HĐQT T&T Group Đỗ Vinh Quang làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines

Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn T&T Group Đỗ Vinh Quang được bầu làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines, chính thức đánh dấu sự tham gia trực tiếp của T&T Group vào bộ máy quản trị điều hành của Hãng hàng không du lịch này.
Đại gia bất động sản Dubai muốn đầu tư siêu dự án 2,6 tỷ USD tại Bình Thuận

Đại gia bất động sản Dubai muốn đầu tư siêu dự án 2,6 tỷ USD tại Bình Thuận

Được biết, vị trí dự kiến triển khai dự án sẽ đặt tại khu vực phía Nam thành phố Phan Thiết kéo dài đến giáp ranh xã Thuận Quý - huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận (trong đó giai đoạn 1 có diện tích hơn 180ha). 
BSR chủ động xây dựng kịch bản ứng phó với giá dầu thô giảm

BSR chủ động xây dựng kịch bản ứng phó với giá dầu thô giảm

Trong bối cảnh thị trường biến động mạnh, Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã chủ động xây dựng nhiều kịch bản ứng phó với nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu các ảnh hưởng của giá dầu thô đang giảm nhanh và đột ngột.
Phú Mỹ Hưng có vai trò gì trong 'siêu dự án’' 27.000 tỷ ở Bắc Ninh?

Phú Mỹ Hưng có vai trò gì trong "siêu dự án’" 27.000 tỷ ở Bắc Ninh?

Theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết, quy mô dân số tại dự án gần 28.000 người với tổng diện tích gần 200ha. Dự kiến giá bán sẽ cao hơn so với các dự án khác trong khu vực.
Lãnh đạo cấp cao T&T Group làm Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam

Lãnh đạo cấp cao T&T Group làm Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam

Phó Tổng giám đốc Tập đoàn T&T Group - bà Nguyễn Thị Thanh Bình chính thức được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam.
Tham vọng trở thành “ông lớn” BĐS, Kosy Group kinh doanh thế nào?

Tham vọng trở thành “ông lớn” BĐS, Kosy Group kinh doanh thế nào?

Chủ tịch Tập đoàn Kosy từng đặt mục tiêu giai đoạn 2025 – 2029, trong lĩnh vực BĐS, doanh nghiệp cố gắng phải triển khai, hoàn thành cơ bản ít nhất 6 dự án BĐS lớn.
Ngày hội Văn hóa SHB – T&T 2025: Ba thập kỷ “Nhất Tâm”, vững bước cùng đất nước vươn Tầm

Ngày hội Văn hóa SHB – T&T 2025: Ba thập kỷ “Nhất Tâm”, vững bước cùng đất nước vươn Tầm

Với tinh thần “Nhất Tâm” và khát vọng cất cánh, SHB và T&T Group đã sẵn sàng đồng hành cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới. Tại đây, mỗi bước tiến là lời khẳng định đầy tự hào về sức mạnh, sự sáng tạo và tinh thần dân tộc.
Bất động sản Biz