Bất động sản Biz

Pháp lý rõ ràng, bất động sản nghỉ dưỡng sẽ trở lại đỉnh cao?

Thứ ba, 02/08/2022 | 15:57 Theo dõi BĐS Biz trên

Bất động sản nghỉ dưỡng đang cho thấy những dấu hiệu tích cực nhờ vào sự phục hồi của nền kinh tế, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng du lịch. Tuy nhiên, để tìm lại thời hoàng kim, loại hình này cần được “cởi trói” pháp lý rõ ràng hơn.

Theo báo cáo thị trường do DKRA Việt Nam vừa công bố, nhiều tín hiệu tích cực đã được ghi nhận tại các phân khúc biệt thự, nhà phố, shophouse. Đáng chú ý, mặt bằng giá tất cả các phân khúc đều tăng trưởng tốt trong thời gian vừa qua và được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng trong tương lai.

Pháp lý rõ ràng, bất động sản nghỉ dưỡng sẽ trở lại đỉnh cao/Ảnh minh họa

Trong đó, giá bán sơ cấp, giá trung bình biệt thự nghỉ dưỡng tại khu vực miền Nam là 37,1 tỷ đồng/căn, tại miền Trung là 30,2 tỷ đồng/căn và tại miền Bắc là 17,8 tỷ đồng/căn. Đáng chú ý, giá bán sơ cấp đã tăng 11 - 28% so với cùng kỳ năm 2021.

Ông Võ Hồng Thắng, Phó giám đốc Nghiên cứu và Phát triển DKRA Việt Nam, cho hay trong 2 quý đầu năm 2022 có gần 60 dự án bất động sản nghỉ dưỡng triển khai. Trong đó, phân khúc tập trung vào biệt thự nghỉ dưỡng với 26 dự án (2.776 căn), nhà phố và shophouse là 23 dự án (5.145 căn), condotel là 8 dự án (1.591 căn).

“Dù vẫn chịu dư chấn của dịch bệnh nhưng giá các loại hình bất động sản nghỉ dưỡng vẫn tăng so với cùng kỳ năm trước, ở mức từ 9-40%. Đây rõ ràng là tín hiệu tích cực cho loại hình này”, ông Thắng nhận định.

Những chỉ dấu tích cực từ thị trường đang khiến nhiều nhà đầu tư kỳ vọng vào một chu kỳ tăng trưởng mới cho phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng, thậm chí không ít người lạc quan đang kỳ vọng loại hình này sẽ trở lại “thời hoàng kim”.

Trước đó, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) cho biết, khoảng 80-90% thị trường bất động sản nghỉ dưỡng nằm ở khu vực ven biển, hải đảo. Do đó các tỉnh, thành ven biển có lợi thế lớn để phát triển loại hình này.

Đặc biệt, định hướng phát triển du lịch của Nhà nước hướng đến mục tiêu đón ít nhất 35 triệu lượt khách quốc tế năm 2025 và ít nhất 50 triệu lượt khách quốc tế đến năm 2030. Đây là cơ sở để các doanh nghiệp, nhà đầu tư mong đợi một chu kỳ tăng trưởng mới.

“Chúng tôi rất kỳ vọng bất động sản và ngành du lịch Việt Nam sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Bất động sản Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển một cách lành mạnh, bền vững. Điều này sẽ có lợi cho cả chủ đầu tư, khách hàng”, ông Châu nói.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để trở lại thời đỉnh cao, bất động sản nghỉ dưỡng đòi hỏi tháo gỡ nhiều điểm nghẽn còn tồn tại, trong đó định vị pháp lý là một trong những “điểm huyệt” lớn nhất.

Theo TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế, cơ quan quản lý cần có kế hoạch, giải pháp giải quyết căn cơ, điều tiết quan hệ cung - cầu bất động sản. Theo đó, khẩn trương tháo gỡ rào cản pháp lý (gồm cả pháp lý cho condotel, officetel, shophouse…) nhằm giải tỏa lượng lớn các dự án tồn đọng, dở dang, tranh chấp.

Nếu sớm giải quyết vướng mắc pháp lý cho thị trường bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng thì có thể giải tỏa cho khoảng 239 dự án thuộc loại hình này trên toàn quốc, với tổng giá trị khoảng 682.000 tỷ đồng, tương đương 30 tỷ USD, chưa kể hàng nghìn dự án có đất đai bỏ trống, dở dang, lãng phí.

Còn ông Lê Hoàng Châu cho rằng, có 3 luật phải sửa đổi toàn diện trong thời gian tới là Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Quy hoạch đô thị. Tính chính danh của bất động sản du lịch đã được quy định trong các văn bản là đã có nhưng cần phải hoàn thiện.

Theo đánh giá của các chuyên gia, bất động sản nghỉ dưỡng sau chuỗi ngày “u ám” hiện đã hội tụ cả thế và lực, nếu được “cởi trói” rõ ràng hơn về pháp lý và những vấn đề liên quan, phân khúc này hoàn toàn có thể nghĩ tới những bước sóng tăng trưởng mới, thậm chí quay trở lại “thời kỳ đỉnh cao”.

Huy Tùng/Petrotimes

Link nguồn: https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/phap-ly-ro-rang-bat-dong-san-nghi-duong-se-tro-lai-dinh-cao-661605.html?fbclid=IwAR1_E5Jzh7NsyYLCH8OXe-uh4-9PrIS68OdfzE_hoNN5b8eQnFzENB1y3v8

Chậm khởi công nhà ở xã hội 14 năm UDIC bị xử phạt, xem xét tư cách tham gia dự án mới

Chậm khởi công nhà ở xã hội 14 năm UDIC bị xử phạt, xem xét tư cách tham gia dự án mới

Trong Kết luận thanh tra Chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy định tại dự án Khu đô thị mới Hạ Đình trên phần diện tích đất thuộc xã Tân Triều, huyện Thanh Trì...
Hà Nam gọi vốn 10.000 tỷ xây khu đô thị gần 200ha

Hà Nam gọi vốn 10.000 tỷ xây khu đô thị gần 200ha

Theo quy hoạch, Khu đô thị Thời đại và đổi mới sáng tạo có diện tích hơn 197ha, gồm khu đô thị đổi mới sáng tạo rộng 169ha và trung tâm hành chính tỉnh Hà Nam khoảng 28ha.
Lê Dương - Tiên phong ứng dụng Công nghệ cao trong An toàn lao động và PCCC

Lê Dương - Tiên phong ứng dụng Công nghệ cao trong An toàn lao động và PCCC

Với sứ mệnh góp phần xây dựng một nền kinh tế bền vững, thân thiện môi trường và đề cao nhân sinh, Công ty Lê Dương Technology cung cấp và phát triển các giải pháp kỹ thuật hữu ích cho các lĩnh vực về Sản xuất, Giám sát, Môi trường và Năng lượng...
T&T Group hợp tác quản lý vận hành 'chuẩn Nhật Bản' tại dự án T&T City Millenia Long An

T&T Group hợp tác quản lý vận hành "chuẩn Nhật Bản" tại dự án T&T City Millenia Long An

Công ty Cổ phần Thái Sơn Long An (đơn vị trong hệ sinh thái Tập đoàn T&T Group) và đối tác Nhật Bản - Tập đoàn Anabuki vừa ký kết hợp tác quản lý vận hành dự án T&T City Millennia tại Long An.
Năm 2023, 'hệ sinh thái' của đại gia Lê Văn Kiểm kinh doanh ra sao?

Năm 2023, "hệ sinh thái" của đại gia Lê Văn Kiểm kinh doanh ra sao?

Năm 2023, KN Cam Ranh và KN Vạn Ninh trong hệ sinh thái của đại gia Lê Văn Kiểm đều ghi nhận kết quả kinh doanh trái chiều, nợ phải trả đều tăng đáng kể.
Giá căn hộ chung cư ở Hà Nội được dự báo sẽ tăng liên tục đến năm 2026

Giá căn hộ chung cư ở Hà Nội được dự báo sẽ tăng liên tục đến năm 2026

Dự đoán giá bán sơ cấp tại Hà Nội và TP HCM tiếp tục tăng, do thị trường dự kiến đón nhận thêm nhiều nguồn cung mới ở phân khúc cao cấp. Đặc biệt tại Hà Nội, giá bán sẽ tiếp tục tăng 10% trong 2024 và liên tục tăng khoảng 3% mỗi năm trong các năm 2025 và 2026.
SeABank đang rót tiền nhiều nhất vào ngành nào?

SeABank đang rót tiền nhiều nhất vào ngành nào?

Năm 2023, cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã: SSB) ghi nhận thay đổi với hàng loạt sổ đỏ thế chấp.
Lãng phí 'đất vàng' hai bên bờ sông Hồng

Lãng phí "đất vàng" hai bên bờ sông Hồng

Ngày 26/3, Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách lần thứ 5, Quốc hội khóa XV đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Hoàng Văn Cường (Hà Nội) đã nói về việc phát triển đất vàng hai bên sông Hồng.
Bất động sản Biz