HoREA đề nghị bỏ quy định Nhà nước thu hồi đất đối với “5. Các dự án khác được trên 80% người dân có đất thu hồi đồng ý” tại khoản 5 Điều 70 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và nhà đầu tư có trách nhiệm tiếp tục thực hiện phương thức tự thỏa thuận với người dân để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với phần diện tích đất còn lại để tạo lập quỹ đất đầu tư.
Trường hợp Nhà nước thu hồi đất dự án đầu tư có sử dụng đất, bao gồm dự án đô thị, nhà ở thương mại là “quan hệ hành chính” thì phải thực hiện “quy trình hành chính” về thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ, tái định cư cho người có đất bị thu hồi theo quy định của pháp luật về hành chính.
Trường hợp nhà đầu tư được tự thỏa thuận với người sử dụng đất trong việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án là “quan hệ dân sự” theo quy định của pháp luật về dân sự.
Theo đó, Hiệp hội đề nghị bỏ quy định Nhà nước thu hồi đất đối với “5. Các dự án khác được trên 80% người dân có đất thu hồi đồng ý” tại khoản 5 Điều 70 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và nhà đầu tư có trách nhiệm tiếp tục thực hiện phương thức tự thỏa thuận với người dân để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với phần diện tích đất còn lại để tạo lập quỹ đất đầu tư, do nhà đầu tư đã tự nguyện lựa chọn phương thức này.
Để tháo gỡ khó khăn cho các dự án khu đô thị, nhà ở thương mại mà nhà đầu tư đã thỏa thuận nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của 80% người dân và 80% diện tích đất dự án trở lên, nhưng không thể thỏa thuận để nhận chuyển nhượng phần diện tích đất còn lại dẫn đến việc giải phóng mặt bằng “dở dang”, Hiệp hội đề nghị xem xét thực hiện một trong 02 giải pháp để xử lý, như sau:
Giải pháp 1: Đề nghị Nhà nước xem xét cho phép nhà đầu tư được điều chỉnh ranh đất dự án trong phạm vi phần đất đã giải phóng mặt bằng và phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/2000 để thực hiện dự án đô thị, nhà ở thương mại.
Giải pháp 2: Trong trường hợp không thực hiện được Giải pháp 1 thì đề nghị Nhà nước thực hiện quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 65 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đối với “dự án tái điều chỉnh đất đai để chỉnh trang và đô thị, khu dân cư nông thôn”, đặc biệt là thực hiện phương thức “góp vốn bằng quyền sử dụng đất” quy định tại Điều 68 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), hoặc phương thức người sử dụng đất “góp quyền sử dụng đất” quy định tại khoản 4 Điều 169 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Trong trường hợp này thì tổ chức kinh tế đã có quyền sử dụng đất cũng phải chấp hành, thực hiện quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tương tự như các người sử dụng đất khác trong khu vực dự án; Tổ chức kinh tế đã có quyền sử dụng đất có quyền tham gia đấu giá quyền sử dụng đất, hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư “dự án tái điều chỉnh đất đai để chỉnh trang và đô thị, khu dân cư nông thôn”.
(Ghi chú: Quy định “80% người dân đồng ý” là chưa chặt chẽ, bởi lẽ “80% người dân đồng ý” có thể chỉ chiếm phần nhỏ diện tích dự án; trong lúc “20% người dân không đồng ý” có thể chiếm tỷ lệ diện tích lớn hơn).
Hiệp hội đề nghị thực hiện song song cơ chế Nhà nước thu hồi đất đối với trường hợp “dự án khu đô thị, khu nhà ở thương mại” quy định tại điểm h khoản 2 Điều 70 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và bổ sung cơ chế cho phép “nhà đầu tư tự thỏa thuận với người dân để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện các dự án đô thị, nhà ở thương mại” vào khoản 1 Điều 68 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) để thể chế hóa chủ trương của Nghị quyết số 18-NQ/TW về “Thực hiện việc giao đất, cho thuê đất chủ yếu thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất. Quy định cụ thể về đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất; hạn chế và quy định chặt chẽ các trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất (…); Tiếp tục thực hiện cơ chế tự thỏa thuận giữa người dân và doanh nghiệp trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện các dự án đô thị, nhà ở thương mại”.
Hiệp hội đề nghị hoàn thiện khoản 1 Điều 68 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), như sau:
“1. Việc sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất quy định tại Điều 69 và Điều 70 của Luật này mà không thuộc trừ trường hợp dự án đô thị, nhà ở thương mại, nhà ở xã hội và phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì chủ đầu tư nhà đầu tư là người đang sử dụng đất hoặc là người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật”.
Hiệp hội đề nghị bổ sung khái niệm “tái điều chỉnh đất đai (Land Re-Adjustment Project - LRP)”, bởi lẽ điểm đ khoản 2 Điều 65 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) chỉ sử dụng khái niệm “điều chỉnh đất đai” nên chưa thật rõ nghĩa để xây dựng hoàn thiện điểm đ khoản 2 Điều 65 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), như sau:
“đ. Dự án tái điều chỉnh đất đai để chỉnh trang và đô thị, khu dân cư nông thôn”.
(Ghi chú: Khoản 6 Điều 65 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định “6. Chính phủ quy định chi tiết điều này” thì Chính phủ sẽ quy định chi tiết việc thực hiện phương thức “tái điều chỉnh đất đai” sau khi Luật Đất đai (mới) có hiệu lực).
https://vnmedia.vn/kinh-te/202209/khong-quy-dinh-nha-nuoc-thu-hoi-dat-doi-voi-cac-du-an-khac-duoc-tren-80-nguoi-dan-co-dat-thu-hoi-dong-y-b3329c5/Copy link
Mới đây, Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) đã có công văn gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị quy định trường hợp Nhà nước thu hồi đất đối với “dự án khu đô thị, nhà ở thương mại” tại Điều 70 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
UBND tỉnh Đồng Nai vừa có buổi họp với các sở, ngành, địa phương để rà soát, bổ sung danh mục 30 dự án thu hồi đất năm 2022 và bổ sung danh mục 12 dự án chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác.
TP HCM đền bù hơn 800 triệu đồng/m2 khi thu hồi đất ở; Yêu cầu báo cáo thanh tra việc chuyển đổi đất công sang dự án nhà ở; Hà Nội sắp cho tách thửa trở lại?… là những thông tin bất động sản đáng chú ý trong tuần qua.
Khánh Hòa xây 9 khu tái định cư cho dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang; Quảng Ngãi tìm nhà đầu tư cho dự án khu dân cư hơn 220 tỷ đồng; Hưng Yên mời đầu tư khu nhà ở xã hội Khu công nghiệp Yên Mỹ II hơn 4.800 tỷ đồng… là những tin tức bất động sản đáng chú ý.
Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 9 tháng năm 2024 ước đạt 17,34 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản sếp thứ hai đạt 1,43 tỷ USD, chiếm 8,3%.
Trước tình trạng thị trường bất động sản hiện nay tăng giá cao, đột ngột, vượt xa thu nhập của đại bộ phận người dân, các đại biểu Quốc hội cho rằng có dấu hiệu lũng đoạn, thao túng và thổi giá, tạo ra bong bóng bất động sản của một nhóm lợi ích.
Nghiêm cấm hành nghề công tác xã hội để trục lợi; Điểm mới của định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng; Quy định việc khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng để ở… là một số chính sách mới có hiệu lực trong tháng 10.
Ngày 02/8, tại Hà Nội, Tạp chí Trẻ em Việt Nam tổ chức tọa đàm với chủ đề “Nhận diện tiêu chí chung cư an toàn và hạnh phúc cho trẻ em” nhằm giúp cho các bậc phụ huynh nâng cao kiến thức, kỹ năng trong việc tìm kiếm, lựa chọn căn hộ phù hợp, góp phần quan
Bị cáo Trịnh Văn Quyết nói lời sau cùng, tha thiết xin HĐXX xem xét giảm nhẹ cho tất cả các bị cáo liên đới, để họ sớm được trở về đoàn tụ với gia đình, có cơ hội làl lại cuộc đời và gửi lời xin lỗi đến tất cả những người được xác định là bị hại trong vụ án.
Sáng nay 22/7, TAND TP.Hà Nội mở phiên xét xử vụ án thao túng thị trường chứng khoán và lừa đảo chiếm đoạt tài sản, liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC (gọi tắt là Tập đoàn FLC) và 49 bị cáo khác.
Nhìn từ các vụ hoả hoạn nghiêm trọng xảy ra trong thời gian vừa qua cho thấy công tác bảo đảm PCCC tại chung cư mini, nhà cao tầng cần phải được siết chặt hơn nữa....