Bất động sản Biz

HDBank hoạt động ra sao trước khi được nới thêm hạn mức tín dụng lần 3?

Thứ năm, 13/10/2022 | 10:24 Theo dõi BĐS Biz trên

Chỉ trong 4 tháng, HDBank mua lại trước hạn gần 5.000 tỷ đồng trái phiếu và từ đầu năm 2022 đến nay cũng đã phát hành thành công hơn 6.000 tỷ đồng trái phiếu. Đáng chú ý, nhà băng này cũng đang 'ôm' hơn 11.800 tỷ đồng nghĩa vụ nợ tiềm ẩn.

HDBank được nới thêm hạn mức tín dụng lần 3 năm 2022

Đầu tháng 10/2022, Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển TP Hồ Chí Minh (HDBank - mã: HDB) đã được điều chỉnh thêm hạn mức tín dụng cho năm 2022. Với hạn mức tín dụng điều chỉnh thêm lần này là 5,1%, lần đầu tiên là 15%, lần thứ hai là 3,4%, khả năng cao tăng trưởng tín dụng cả năm của HDBank đạt 23,5% - cao hơn dự báo trước đây tăng trưởng tín dụng của HDBank chỉ khoảng 20%.

Được biết, HDBank tham gia tái cơ cấu ngân hàng yếu kém theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước. Đó là lý do nhà băng này nhận được thêm hạn mức tín dụng lần 3 trong năm 2022. Theo nhiều nguồn tin, HDBank sẽ nhận nhiệm vụ hỗ trợ Dong A Bank.

HDBank hoạt động ra sao trước khi được nới thêm hạn mức tín dụng lần 3?

Theo phân tích chất lượng dư nợ cho vay theo lĩnh vực kinh doanh của nhà băng này cho thấy, hiện tín dụng tiêu dùng đang là mảng được “ưa thích” nhất.

Tại báo cáo tài chính Hợp nhất Soát xét 6 tháng đầu năm 2022, tính tại thời điểm 30/6/2022 HDBank đang cho vay đối với hoạt động làm thuê các công việc trong hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình với dư nợ lên tới 74.186 tỷ đồng. Lĩnh vực kinh doanh tiếp theo được HDBank cho vay nhiều là nông nghiệp, lầm nghiệp và thủy sản với 31.649 tỷ đồng.

Đáng chú ý, cho vay lĩnh vực kinh doanh bất động sản và xây dựng tuy không phải trọng tâm nhưng có xu hướng tăng. Cụ thể, tín dụng lĩnh vực kinh doanh bất động sản và xây dựng lên tới gần 35.657 tỷ đồng, tăng 11% so với đầu năm. Trong đó, cho vay kinh doanh BĐS ghi nhận gần 20.795 tỷ đồng, tăng 10% và cho vay lĩnh vực xây dựng hơn 14.862 tỷ đồng, tăng 14%.

HDBank hoạt động ra sao trước khi được nới thêm hạn mức tín dụng lần 3?
Cho vay theo lĩnh vực kinh doanh tại HDBank/(Nguồn: BCTC Hợp nhất Soát xét 6 tháng đầu năm 2022)
 

Về chất lượng nợ vay, tại thời điểm 30/6/2022, tổng nợ xấu tại HDBank có xu hướng giảm nhẹ 6%, ghi nhận hơn 31.666 tỷ đồng. Trong đó nợ dưới tiêu chuẩn giảm từ 1.600 tỷ đồng hồi đầu năm còn 1.139 tỷ đồng. Tuy nhiên, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn lại tăng lần lượt 21% và 9%, ghi nhận gần 1.064 tỷ đồng, 963 tỷ đồng. Kết quả, tỷ lệ nợ xấu tại HDBank giảm nhẹ từ 1,65% hồi đầu năm xuống còn 1,33%.

Thực tế, tỷ lệ nợ xấu tại ngân hàng chỉ phản ánh phần nợ xấu hiện rõ và được ghi nhận trong bảng cân đối kế toán. Vì vậy, nếu tính cả những phần nợ “tiềm ẩn” chưa được ghi nhận, thì tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng HDBank chắc chắn sẽ có thay đổi. Đặc biệt, nếu phần nợ “tiềm ẩn” được ghi nhận vào nội bảng ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của nhà băng.

Đối với các ngân hàng thương mại, các chỉ tiêu ngoại bảng trong báo cáo tài chính là các cam kết giao dịch hối đoái và nghĩa vụ nợ tiềm ẩn. Các cam kết giao dịch hối đoái chủ yếu là các hợp đồng phái sinh nên rủi ro thấp. Còn nghĩa vụ nợ tiềm ẩn bao gồm cam kết bảo lãnh vay vốn, cam kết trong nghiệp vụ L/C (bảo lãnh qua thư tín dụng) và cam kết trong bảo lãnh khác như thanh toán, thực hiện hợp đồng, dự thầu…

Trong đó, cam kết trong nghiệp vụ L/C nhìn chung có tính an toàn cao hơn so với các khoản bảo lãnh vay vốn hay các khoản bảo lãnh khác.

Tính đến 30/6/2022, nghĩa vụ nợ tiềm ẩn tại HDBank ghi nhận hơn 11.839 tỷ đồng, tăng 14% so với đầu năm. Trong đó, bảo lãnh vay vốn ghi nhận gần 11 tỷ đồng, cam kết trong nghiệp vụ L/C ghi nhận 7.693 tỷ đồng và bảo lãnh khác hơn 4.135 tỷ đồng.

HDBank hoạt động ra sao trước khi được nới thêm hạn mức tín dụng lần 3?
Tổng nghĩa vụ nợ tiềm ẩn tại HDBank ghi nhận hơn 11.800 tỷ đồng. (Nguồn: BCTC Hợp nhất Soát xét 6 tháng đầu năm 2022)
 

Hiện nay, việc quản lý dư nợ cho vay mặc dù đã được đẩy mạnh kiểm soát, song rủi ro từ các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn của nhóm ngân hàng thương mại vẫn còn là một dấu hỏi lớn.

Chẳng hạn như nghiệp vụ bảo lãnh thanh toán hay bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ khác, hoàn cảnh kinh doanh khó khăn như hiện nay có thể đẩy nhiều doanh nghiệp đến việc vi phạm thỏa thuận. Lúc này ngân hàng sẽ phải đứng ra thực hiện nghĩa vụ với bên được bảo lãnh và các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn sẽ trở thành nghĩa vụ nợ thực sự. Không những vậy, nguy cơ trở thành nợ xấu đối với các khoản nợ này cũng rất cao.

Thực tế, rủi ro từ các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn của nhóm ngân hàng thương mại luôn hiện hữu, nó như ‘quả bom’ nổ chậm.

HDBank mua lại trước hạn gần 5.000 tỷ đồng trái phiếu

HDBank hoạt động ra sao trước khi được nới thêm hạn mức tín dụng lần 3?

Ngoài nghĩa vụ nợ tiềm ẩn, hoạt động trái phiếu tại các ngân hàng cũng được ví như 'bom nổ chậm' và HDBank cũng không ngoại lệ.

Sau sự kiện hủy các lô trái phiếu của Tân Hoàng Minh, thị trường trái phiếu đang chứng kiến làn sóng mua lại trước hạn của các doanh nghiệp và ngân hàng.

Cập nhật từ Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC), trong tháng 9/2022, tổng giá trị trái phiếu được các doanh nghiệp mua lại trước hạn là 28.833 tỷ đồng, tăng 199% so với cùng kỳ năm trước.

Tính luỹ kế trong 9 tháng đầu năm 2022, tổng giá trị trái phiếu đã được các doanh nghiệp mua lại là 142.209 tỷ đồng, tăng 67% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó đáng kể nhất phải kể đến nhóm Yamagata mua lại sớm 17 lô trái phiếu với giá trị hơn 4.500 tỷ đồng và Azura tất toán trước hạn hơn 7.300 tỷ đồng. Tại nhóm ngân hàng, OCB đã hoàn tất mua lại trước hạn 2 lô trái phiếu lớn với tổng giá trị 2.000 tỷ đồng vào cuối tháng 9. Các ngân hàng khác như VIB tất toán sớm 2.000 tỷ đồng, SHB và ABBank mua lại 1.000 tỷ đồng.

Chuyên gia của FiinGroup nhận định hoạt động mua lại trước hạn vẫn diễn ra khá phổ biến, nhưng năm nay diễn ra sôi động hơn.

Tại ngân hàng HDBank, từ tháng 4 đến tháng 7/2022 đã mua lại trước hạn 6 lô trái phiếu có mã HDB2023CP1_04, HDB2023CP1_02, HDB2023CP1_10, HDB2023CP1_08, HDB2023CP1_11, HDB2023CP1_12 với tổng giá trị 4.798 tỷ đồng. Các lô trái phiếu này có kỳ hạn 3 năm, đều phát hành năm 2020.

HDBank hoạt động ra sao trước khi được nới thêm hạn mức tín dụng lần 3?
HDBank hoạt động ra sao trước khi được nới thêm hạn mức tín dụng lần 3?
Một trong những lô trái phiếu được HDBank mua lại trước hạn (nguồn: HNX)
 

Bên cạnh động thái mua lại trước hạn, HDBank cũng dồn dập phát hành trái phiếu. Từ đầu năm 2022 đến nay, HDBank đã phát hành thành công 13 lô trái phiếu với tổng giá trị 6.399 tỷ đồng. Tất cả các lô trái phiếu này đều không công bố rõ thông tin về lãi suất, mục đích phát hành.

Mới đây, Bộ Tài chính đã ban hành Nghị định 65/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 153/2020/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, có hiệu lực từ ngày 16/9. Theo đó, doanh nghiệp phải mua lại trái phiếu doanh nghiệp trước hạn bắt buộc khi vi phạm phương án phát hành (trong đó có phương án sử dụng vốn) hoặc vi phạm pháp luật.

Trước khi Nghị định được ban hành và có hiệu lực, nhiều doanh nghiệp và ngân hàng đã nhanh tay mua trái phiếu trước hạn.

Xem thêm: Nhiều chủ đầu tư bất động sản tung chính sách bán hàng 'lạ' trong mùa cao điểm bán hàng cuối năm

 

Hoàng Long

Theo kinhtexaydung.petrotimes.vn Copy
Moody’s xem xét hạ bậc tín nhiệm HDBank

Moody’s xem xét hạ bậc tín nhiệm HDBank

HDBank là số ít ngân hàng bị xem xét hạ bậc tín nhiệm trong bối cảnh Moody's vừa tiến hành nâng mức xếp hạng quốc gia của Việt Nam.
Agribank “ế” 3 lô trái phiếu, ACB, Vietcombank, HDBank vẫn thu về nghìn tỷ

Agribank “ế” 3 lô trái phiếu, ACB, Vietcombank, HDBank vẫn thu về nghìn tỷ

Tháng 8 vừa qua, trong khi 3 lô trái phiếu của Agribank phát hành không thành công thì một loạt ngân hàng khác như: ACB, Vietcombank, HDBank… lại thu về nghìn tỷ đồng từ phát hành trái phiếu.
Tin ngân hàng ngày 28/1: Năm 2021, HDBank báo lãi 8.070 tỷ đồng, tăng trưởng 39%

Tin ngân hàng ngày 28/1: Năm 2021, HDBank báo lãi 8.070 tỷ đồng, tăng trưởng 39%

Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế; VietABank lãi 844 tỷ đồng trong năm 2021, vượt 28% so với kế hoạch…là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.
Tin Ngân hàng nổi bật trong tuần: HDBank phát hành 165 triệu USD trái phiếu quốc tế

Tin Ngân hàng nổi bật trong tuần: HDBank phát hành 165 triệu USD trái phiếu quốc tế

Agribank đấu giá khoản nợ thế chấp bằng 13,2 triệu cổ phần EVN Finance
Lilama chuẩn bị đấu giá toàn bộ cổ phần tại Thủy điện Hủa Na, thu về ít nhất 300 tỷ đồng

Lilama chuẩn bị đấu giá toàn bộ cổ phần tại Thủy điện Hủa Na, thu về ít nhất 300 tỷ đồng

Trong lộ trình thu gọn đầu tư ngoài ngành, Lilama sẽ thoái toàn bộ 3,71% cổ phần tại Thủy điện Hủa Na. Ngoài ra, Lilama cũng lên kế hoạch thoái vốn tại loạt công ty...
Tân Tạo (ITA) đề xuất phục hồi giao dịch cổ phiếu, khẳng định lý do bất khả kháng

Tân Tạo (ITA) đề xuất phục hồi giao dịch cổ phiếu, khẳng định lý do bất khả kháng

Trong quý I/2025, Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (ITA) tiếp tục cập nhật tình hình tài chính và gửi các văn bản giải trình đến cơ quan chức năng. Doanh nghiệp cho biết vẫn đang tập trung tìm giải pháp phù hợp nhằm ổn định hoạt động và bảo đảm quyền lợi cổ đông.
Con trai chủ tịch Phát Đạt bán hết cổ phiếu trước thềm đại hội cổ đông

Con trai chủ tịch Phát Đạt bán hết cổ phiếu trước thềm đại hội cổ đông

Ông Nguyễn Tấn Danh – Phó Chủ tịch HĐQT, đồng thời là con trai Chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Đạt – vừa đăng ký bán ra toàn bộ 3.397.652 (gần 3,4 triệu) cổ phiếu PDR đang nắm giữ.
SHB cấp gói tín dụng cho doanh nghiệp thuộc chuỗi cung ứng đầu vào cho Kim Long Motor, hỗ trợ đến 90% nhu cầu vốn

SHB cấp gói tín dụng cho doanh nghiệp thuộc chuỗi cung ứng đầu vào cho Kim Long Motor, hỗ trợ đến 90% nhu cầu vốn

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) triển khai giải pháp tài chính linh hoạt dành cho doanh nghiệp cung ứng nguyên vật liệu, linh kiện, thiết bị và dịch vụ đầu vào cho Kim Long Motor nhằm tối ưu dòng tiền và kế hoạch sản xuất của các đơn vị trong ngành công nghiệp ô tô.
PVcomBank đồng hành cùng giấc mơ kiến tạo tương lai của mỗi gia đình

PVcomBank đồng hành cùng giấc mơ kiến tạo tương lai của mỗi gia đình

Lấy nguồn cảm hứng từ ngày Gia đình Việt Nam 28/6, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) chính thức phát động cuộc thi “Cùng PVcomBank vẽ gia đình tương lai” từ ngày 05/6/2025...
HAGL dự kiến phát hành 210 triệu cổ phiếu, tham vọng lợi nhuận năm 2025 đạt hơn 1.100 tỷ đồng

HAGL dự kiến phát hành 210 triệu cổ phiếu, tham vọng lợi nhuận năm 2025 đạt hơn 1.100 tỷ đồng

Phát hành cổ phiếu hoán đổi nợ và không mở rộng đầu tư mới, HAGL hướng đến hiệu quả vận hành và lợi nhuận bền vững trong năm 2025
Thuduc House bất ngờ bị cơ quan thuế cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn

Thuduc House bất ngờ bị cơ quan thuế cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn

Do nợ thuế quá hạn, Thuduc House bị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng hóa đơn. Quyết định gây chú ý giữa lúc doanh nghiệp vừa công bố lãi quý I và cổ phiếu TDH đang phục hồi nhẹ trên thị trường.
Giải pháp thanh toán tích hợp của SHB được giới thiệu trước Thủ tướng Phạm Minh Chính

Giải pháp thanh toán tích hợp của SHB được giới thiệu trước Thủ tướng Phạm Minh Chính

Tham gia sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2025, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) giới thiệu giải pháp thanh toán tích hợp hiện đại, tiện lợi, đồng hành cùng các đơn vị hành chính sự nghiệp và bật mí về mô hình Ngân hàng tương lai (Bank of Future - BOF) với những giải pháp cải tiến đột phá.
Bất động sản Biz