Bất động sản Biz

Agribank “ế” 3 lô trái phiếu, ACB, Vietcombank, HDBank vẫn thu về nghìn tỷ

Thứ ba, 13/09/2022 | 12:36 Theo dõi BĐS Biz trên

Tháng 8 vừa qua, trong khi 3 lô trái phiếu của Agribank phát hành không thành công thì một loạt ngân hàng khác như: ACB, Vietcombank, HDBank… lại thu về nghìn tỷ đồng từ phát hành trái phiếu.

Theo báo cáo của Fiin Group, trong tháng 8 vừa qua, thị trường trái phiếu chứng kiến sự sụt giảm rõ rệt trong khối lượng phát hành. Cụ thể, giá trị phát hành trong tháng đạt 9,4 nghìn tỷ VNĐ, giảm lần lượt 84% so với cùng kỳ và 58% so với tháng trước đó. Đây cũng là tháng phát hành thấp nhất cả năm trên thị trường TPDN và còn thấp hơn cả tháng 2, thời điểm Tết vốn có tính chu kỳ với khối lượng thấp.

trai-phieu-dn-batdongsanBiz
Khối lượng phát hành trái phiếu trong tháng 8 so với các tháng trước.

Chính vì lẽ đó nên trong tháng chỉ có 19 đợt phát hành trong tháng 8, chưa tính đến 3 lô trái phiếu phát hành không thành công của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

Các lô trái phiếu trên ngoài việc có thể do lãi suất chào bán thấp và chưa hấp dẫn, các nhà đầu tư chủ yếu là các ngân hàng khác cũng không thực sự có nhu cầu mua TPDN khi đã đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo quy định tại Thông tư 08/TT-NHNN và tuân thủ Thông tư 16/TT-NHNN về tín dụng trái phiếu doanh nghiệp của Ngân hàng Nhà nước cũng như chờ đợi việc nới room tín dụng để có thể giải ngân cho vay trong những tháng cuối năm.

Theo báo cáo, trong tháng 8, hoạt động phát hành của các tổ chức tín dụng tiếp tục dẫn đầu thị trường với tổng cộng 15 đợt phát hành, đạt quy mô là 7,24 nghìn tỷ VNĐ, chiếm 77% thị trường sơ cấp. Số liệu của tổ chức tín dụng có sự sụt giảm đáng kể cả về tỷ trọng phát hành lẫn giá trị phát hành, giảm lần lượt 7% và gần 3 lần so với tháng trước.

Nhóm ngành bất động sản cho thấy diễn biến tích cực trên thị trường TPDN khi giá trị phát hành tăng gấp 4,3 lần so với tháng trước, trong đó có 56% thuộc về Công ty Cổ phần Fuji Nutri Food với lô trái phiếu 1 nghìn tỷ VNĐ đáo hạn vào 12/08/2023. Các thông tin cụ thể về mục đích sử dụng vốn, tài sản đảm bảo và lãi suất trái phiếu không được công bố.

Nếu như ngành thương mại và dịch vụ đứng thứ 2 về số lượng phát hành của tháng trước thì trong tháng 8 lại không có lô phát hành nào mới. Thay vào đó, lĩnh vực kinh doanh chứng khoán ghi nhận thêm 1 lô TPDN trị giá 300 tỷ VNĐ, kỳ hạn 1 năm đến từ CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC).

Đợt phát hành này thuộc phương án phát hành riêng lẻ 1,2 nghìn tỷ VNĐ trái phiếu của VDSC nhằm phục vụ cho các hoạt động giao dịch ký quỹ, tự doanh/bảo lãnh phát hành, tham gia hoạt động thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Lãi suất nắm giữ đến đáo hạn là 9,3%/năm, nếu mua lại trước hạn thì lãi suất không quá 8,6%/năm.

Đáng chú ý, trong tháng 8 vừa qua, trong khi 3 lô trái phiếu của Agribank phát hành không thành công thì các đợt phát hành lớn nhất của tháng 8/2022 được ghi nhận cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) với giá trị TPDN đạt 1,5 nghìn tỷ VNĐ;  Công ty Cổ phần Fuji Nutri Food và Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank) với giá trị phát hành cùng đạt 1 nghìn tỷ VNĐ.

“Hoạt động phát hành trong tháng hiện đang rất ảm đạm và chỉ còn hoạt động chủ yếu của các ngân hàng. Các lô trái phiếu ngân hàng có kỳ hạn trải rộng, trong đó có ngắn hạn (1 năm) của Ngân hàng TMCP Á Châu, trung hạn (3 năm) của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín và Ngân hàng TMCP Quân đội, cho đến dài hạn (hơn 7 năm) của các Ngân hàng Bản Việt, Ngoại Thương, Công Thương .v.v… cho thấy nhu cầu vốn vẫn đa dạng mặc dù gặp nhiều hạn chế trước thời điểm nới room tín dụng. Tuy nhiên, với việc nới room trong tháng 9, hoạt động phát hành từ các ngân hàng sẽ nhanh chóng sôi động trở lại trong những tháng cuối năm”, báo cáo cho biết.

Nhóm bất động sản vươn lên vị trí thứ 2

Trong khi đó, theo dữ liệu cập nhật từ Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) được tổng hợp từ HNX và SSC, trong tháng 8 đã có 26 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ và 1 đợt phát hành ra công chúng với tổng giá trị 14.230 tỷ đồng.

trai-phieu-doanh-nghiep-batdongsanBiz
Thống kê GTPH theo kỳ hạn và GTPH theo nhóm ngành TPDN lũy kế 8 tháng đầu năm 2022. Nguồn VBMA.

Theo đó, nhóm ngân hàng thương mại tiếp tục đứng đầu về giá trị phát hành với khối lượng là 11.730 tỷ đồng. Ngân hàng ACB là tổ chức phát hành nhiều nhất với 3.300 tỷ đồng, theo sau là OCB với 2.800 tỷ đồng và Vietcombank ở vị trí thứ 3 với 1.690 tỷ đồng.

Nhóm bất động sản vươn lên đứng thứ 2 với giá trị phát hành đạt 1.800 tỷ đồng; trong đó, chỉ có 2 đợt phát hành từ CTCP Fuji Nutri Food (1.000 tỷ) và CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền.

Với khối lượng trên, tổng giá trị phát hành TPDN riêng lẻ trong tháng 8 đã giảm hơn 25% so với số thống kê ở tháng liền kề (18.661 tỷ đồng).

Lũy kế từ đầu năm tới hết tháng 8, thị trường TPDN đã có 2 đợt phát hành ra quốc tế trị giá 625 triệu USD và 18 đợt phát hành TPDN ra công chúng cùng 344 đợt phát hành riêng lẻ với tổng giá trị 220.596 tỷ đồng.

Như vậy, giá trị phát hành trái phiếu ra công chúng trong giai đoạn đã giảm gần 20% so với cùng kỳ năm trước; còn giá trị phát hành trái phiếu riêng lẻ giảm tới 40% so với cùng kỳ.

Trong đó, nhóm ngân hàng dẫn đầu về giá trị phát hành với tổng giá trị đạt gần 119.633 tỷ đồng, tương đương 54,2% tổng giá trị phát hành. Kỳ hạn từ 1 đến 3 năm chiếm phần lớn giá trị phát hành trong nhóm này với 91.998 tỷ đồng, chiếm 76,9%.

Trong giai đoạn, nhóm bất động sản đứng ở vị trí thứ hai với 47.060 tỷ đồng, chiếm 21,3%; trong đó, Novaland Group phát hành nhiều nhất với 9.857 tỷ đồng, xếp sau là CTCP Đầu Tư và Phát triển Eagle Side với 3.930 tỷ đồng. Lãi suất phát hành trung bình của nhóm này được ghi nhận là gần 10,2%/năm.

Xem thêm: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt loạt doanh nghiệp vi phạm về phát hành trái phiếu

 

Văn Xuân

Theo vnmedia.vn Copy
Ngân hàng Agribank 'ôm' hơn 2 triệu tỷ bất động sản thế chấp, rầm rộ rao bán để thu hồi nợ

Ngân hàng Agribank 'ôm' hơn 2 triệu tỷ bất động sản thế chấp, rầm rộ rao bán để thu hồi nợ

Ngân hàng Agribank liên tiếp rao bán bất động sản thế chấp để thu hồi nợ, vì "bóng ma" nợ xấu đang dần hiện rõ và sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tài sản.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp tiềm ẩn nhiều rủi ro

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp tiềm ẩn nhiều rủi ro

Trên các mạng xã hội, hội nhóm gần đây đã xuất hiện hiện tượng môi giới của một số doanh nghiệp, tổ chức tài chính mời chào người dân mua trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) như 1 hình thức gửi tiết kiệm với chào mời hỗ trợ lách luật để trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Trái phiếu doanh nghiệp và những chính sách pháp luật cần biết khi tham gia đầu tư

Trái phiếu doanh nghiệp và những chính sách pháp luật cần biết khi tham gia đầu tư

Trái phiếu doanh nghiệp là kênh đầu tư hấp dẫn với nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, kênh đầu tư này cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Đặc biệt, thời gian gần đây, Bộ Công an đã khởi tố, đưa ánh sáng nhiều vụ trọng án liên quan phát hành và kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp, thao túng thị trường chứng khoán.
Quý I/2022: Loạt ngân hàng vẫn mạnh tay đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp

Quý I/2022: Loạt ngân hàng vẫn mạnh tay đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp

Mặc dù Thông tư 16/2021/TT-NHNN có hiệu lực từ đầu năm 2022, song 3 tháng đầu năm, mức tăng trưởng trái phiếu doanh nghiệp tại loạt ngân hàng vẫn tăng. Đến cuối năm 2021, 24 ngân hàng niêm yết đang nắm giữ 242.674 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp, tăng tới 21% so với cuối năm trước, trong đó có 14 thành viên ghi nhận lượng trái phiếu nắm giữ tăng trong năm qua.
Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo thanh tra đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của gần 10 nhà băng 

Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo thanh tra đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của gần 10 nhà băng 

HDBank, PVComBank, VietBank, SeABank, TPBank, SHB, Techcombank và Baoviet Bank là những cái tên sẽ bị Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thực hiện công tác điều tra.
Tài sản thế chấp sắp cán mốc 3 triệu tỷ đồng, Agribank đang miệt mài rao bán các khoản nợ

Tài sản thế chấp sắp cán mốc 3 triệu tỷ đồng, Agribank đang miệt mài rao bán các khoản nợ

Ngân hàng Agribank đang rao bán các khoản nợ xấu hoặc tài sản đảm bảo để thu hồi nợ tại loạt doanh nghiệp trong lĩnh vực xăng dầu và sản xuất thép. Đáng chú ý, tính đến cuối năm 2023, tài sản thế chấp tại Agribank sắp cán mốc 3 triệu tỷ đồng.
Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Dựa theo tình hình tài chính của các doanh nghiệp bất động sản (DN BĐS), Bộ Tài chính dự kiến có khoảng 35,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,9% khối lượng trái phiếu đáo hạn của các DN BĐS có khó khăn trong thanh toán nợ trái phiếu doanh nghiệp.
Tốc độ gia tăng nợ nhóm 2 tại MB chậm lại, thu về hơn 1.900 tỷ từ bán bảo hiểm

Tốc độ gia tăng nợ nhóm 2 tại MB chậm lại, thu về hơn 1.900 tỷ từ bán bảo hiểm

Quý I/2024, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, Mã: MBB) thu về hơn 4.600 tỷ đồng lãi sau thuế, tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 3%.
Hơn 351.000 tỷ đồng dư nợ trái phiếu bất động sản

Hơn 351.000 tỷ đồng dư nợ trái phiếu bất động sản

Bộ Tài chính cho biết, tính đến 31/12/2023, tổng dư nợ phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản là 351.390 tỷ đồng.
Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu

Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu

T&M Vân Phong - Chủ siêu dự án Wonder City Vân Phong Bay, là thành viên của Eurowindow Holding lãi chưa đầy chục tỷ trong năm 2023, còn khoảng 152 tỷ đồng nợ phải trả.
Cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ bị đưa vào diện cảnh báo

Cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ bị đưa vào diện cảnh báo

Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) ra quyết định về việc đưa cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ (Cenland) vào diện cảnh báo kể từ ngày 10/4/2024.
VietABank: Lợi nhuận năm 2023 giảm mạnh sau kiểm toán, lãi dự thu bất ngờ tăng thêm nghìn tỷ

VietABank: Lợi nhuận năm 2023 giảm mạnh sau kiểm toán, lãi dự thu bất ngờ tăng thêm nghìn tỷ

Sau kiểm toán, lợi nhuận tại VietABank năm 2023 "bốc hơi" hơn chục tỷ đồng, lãi dự thu gần 8.000 tỷ đồng. Trong khi nhà băng này đang sở hữu "núi" sổ đỏ thế chấp.
Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và 'người thân' đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và "người thân" đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Mới đây Luật các tổ chức tín dụng 2024 đã được thông qua, trong đó đáng chú ý nhất là việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu tại ngân hàng. Theo Luật mới, cổ đông và người có liên quan không được sở hữu quá 15%, giảm so với quy định hiện hành là 20%.
Bất động sản Biz