Bất động sản Biz

Hậu cuộc đua lãi suất huy động, điều gì chờ đón ngân hàng?

Thứ tư, 24/05/2023 | 10:29 Theo dõi BĐS Biz trên

Kết thúc quý 1/2023, chi phí trả lãi tiền gửi tại các ngân hàng tăng chóng mạnh sau cuộc đua tăng lãi suất huy động vào năm 2022. Do đó, lợi nhuận đang bị 'ăn mòn'.

Mặc dù có nhiều hoạt động kinh doanh bổ trợ nhưng nguồn thu của các ngân hàng vẫn chủ yếu đến từ tín dụng. Việc mặt bằng lãi suất huy động tăng mạnh ảnh hưởng ít nhiều tới lợi nhuận của các ngân hàng.

Năm 2022, cuộc đua tăng lãi suất huy động để hút tiền gửi của người dân liên tiếp lập đỉnh mới. Theo thống kê, lãi suất huy động đã tăng khoảng 3-4%/năm tại nhiều ngân hàng kể từ đầu năm đến cuối năm.

Điển hình như thời điểm từ tháng 9,10,11/2022, SCB đưa lãi suất huy động lên mức 9,3%/năm, một số ngân hàng khác cũng đẩy lãi suất lên mức cao hơn, NCB công bố lãi suất lên tới 10,5%/năm; NamABank: 11%/năm; VPBank lãi suất cao nhất lên tới 11,1%/năm;…

Đến giữa tháng 12/2022 dù đã có yêu cầu khống chế lãi suất tiết kiệm dưới mức 9,5%, song thực tế khảo sát lại cho thấy vẫn có một số ngân hàng huy động cao hơn. Theo các chuyên gia, các hệ quả của cuộc đua lãi suất có thể được nhìn thấy trong quý 1/2023.

Thực tế cho thấy, báo cáo tài chính quý 1/2023 của các ngân hàng ghi nhận chi phí trả lãi tiền gửi tăng đột biến so với giai đoạn trước từ đó bào mòn lợi nhuận.

chi-phi-tra-lai-tien-gui-1

Điển hình tại TPBank, năm 2022, trả lãi tiền gửi tăng 40% so với năm 2021, chiếm 68% tổng chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự.

Đến 3 tháng đầu năm 2023, phí trả lãi tiền gửi bất ngờ tăng tới 130% so với quý 1/2022, lên hơn 3.196 tỷ đồng, chiếm tới 80% tổng chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự. Từ đó, ‘ăn mòn’ lợi nhuận tại TPBank (quý 1/2023 TPBank thu được 1.413 tỷ đồng lãi sau thuế, chỉ tăng 9% so với cùng kỳ năm trước).

Tương tự tại ngân hàng MB, năm 2022, trả lãi tiền gửi chỉ tăng 21% lên hơn 10.889 tỷ đồng. Tuy nhiên, kết thúc 3 tháng đầu năm 2022, phí trả lãi tiền gửi đã tăng vọt 126% so với cùng kỳ 2022, lên mức 5.186 tỷ đồng, chiếm 50% tổng chi phí lãi và các chi phí tương tự.

Đặc biệt, trong quý đầu năm 2023, chi phí lãi phát hành giấy tờ có giá tại ngân hàng MB cũng tăng mạnh 105% so với cùng kỳ, lên hơn 1.384 tỷ đồng. Ngoài ra, chi phí lãi tiền vay tăng 104% lên gần 536 tỷ đồng và chi phí các hoạt động tín dụng khác cũng tăng khiến tỏng chi phí lãi và các chi phí tương tự tăng vọt 118% so với cùng kỳ, ghi nhận gần 7.156 tỷ đồng.

Một ngân hàng khác tên VIB cũng tăng mạnh chi phí trả lãi tiền gửi trong quý 1/2023 lên tới 3.983 tỷ đồng, tương đương tăng tới 110% so với cùng kỳ, chiếm tới 83% tổng chi phí lãi và các chi phí tương tự.

Đáng chú ý, quý 1/2023, chi phí tiền vay và vốn ủy thác tại VIB bất ngờ tăng mạnh tới 248% so với cùng kỳ, lên hơn 367 tỷ đồng. Do đó tổng chi phí lãi và các khoản tương tự tăng 89% so với cùng kỳ, ghi nhận hơn 4.784 tỷ đồng.

Tại ngân hàng MSB, phí trả lãi tiền gửi đã tăng tới 152% so với cùng kỳ, lên mức 1.850 tỷ đồng, chiếm tới 78% tổng chi phí lãi và các chi phí tương tự. Cộng với chi phí trả lãi tiền vay tăng vọt 142% lên gần 356 tỷ đồng. Do đó đã đẩy tổng chí phí lãi và các chi phí tương tự tăng tới 125%, lên hơn 2.380 tỷ đồng. Vì vậy đã ‘ăn mòn’ lợi nhuận khiến lãi sau thuế quý 1/2023 chỉ tăng nhẹ 6%, đạt hơn 1.217 tỷ đồng.

Ngân hàng quy mô nhỏ như ABBank cũng ghi nhận phí trả lãi tiền gửi quý 1/2023 tăng vọt 112% so với cùng kỳ, lên mức 1,573 tỷ đồng, chiếm tới 91% tổng chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự. Từ đó ‘bào mòn’ lợi nhuận tại ABBank (quý 1/2023 lãi sau thuế chỉ tăng nhẹ 6% lên hơn 488 tỷ đồng).

Ngoài ra, còn nhiều ngân hàng khác cũng đang ghi nhận chi phí lãi tiền gửi tăng mạnh trong quý 1/2023 như Techcombank tăng tới 185% lên mức 5.012 tỷ đồng; Sacombank tăng 88% lên gần 7.462 tỷ đồng; BIDV tăng 66% ghi nhận gần 20.579 tỷ đồng;…

chi-phi-tra-lai-tien-gui

Ngoài chi phí trả lãi tiền gửi, nhiều loại chi phí khác như trả lãi tiền vay, trả lãi phát hành giấy tờ có giá, hoạt động tín dụng khác cũng tăng lên ở đa số các ngân hàng là một trong những nguyên nhân khiến lợi nhuận ngành ngân hàng giảm tốc trong quý đầu năm 2023.

Theo các chuyên gia, việc huy động với mức lãi suất cao có thể khiến cho chi phí đầu vào của các ngân hàng tăng lên. Để đảm bảo biên lãi ròng (NIM) các ngân hàng có thể chọn việc đẩy áp lực này sang người tiêu dùng bằng cách tăng lãi suất đầu ra. Tuy nhiên, điều này lại góp phần làm giảm khả năng hoàn thành nghĩa vụ nợ của người đi vay. Từ đó, chất lượng tài sản của các nhà băng cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Lê Minh

Theo suckhoeviet.org.vn Copy
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024

Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024

Sau 9 tháng đầu năm 2024, ngân hàng SHB đã thực hiện 80% kế hoạch lợi nhuận năm 2024, nằm trong Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024.
Ngân hàng tiếp tục hạ giá hàng trăm tỷ đồng để rao bán dự án Kenton Node

Ngân hàng tiếp tục hạ giá hàng trăm tỷ đồng để rao bán dự án Kenton Node

Mới đây, hai ngân hàng MSB và BIDV tiếp tục ra thông báo bán đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH Xây dựng sản xuất thương mại Tài Nguyên - chủ đầu tư siêu dự án Kenton Node để thu hồi nợ vay.
Loạt doanh nghiệp bất động sản ôm lượng hàng tồn kho “cao như núi”

Loạt doanh nghiệp bất động sản ôm lượng hàng tồn kho “cao như núi”

Kết thúc 9 tháng năm 2024, nhiều doanh nghiệp bất động sản như Nam Long, Khang Điền... ghi nhận lượng hàng tồn kho tiếp tục tăng. Thậm chí, giá trị hàng tồn kho bất động sản chiếm hơn nửa tổng tài sản của doanh nghiệp.
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại MBBank biến động ra sao?

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại MBBank biến động ra sao?

Giai đoạn 2019-2022, doanh thu từ dịch vụ kinh doanh bảo hiểm của Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank - mã: MBB) tăng trưởng rất nhanh nhờ lợi thế vận hành 2 công ty bảo hiểm gồm MIC và MB Ageas Life.
Taseco Land: 'Rộng cửa' làm dự án hơn 3.000 tỷ đồng tại Mê Linh

Taseco Land: "Rộng cửa" làm dự án hơn 3.000 tỷ đồng tại Mê Linh

Năm 2023, loạt dự án bất động sản khu đô thị của Taseco Land như Central Square, Nghi Sơn Central Park... phải thế chấp ngân hàng. Mới đây, Taseco Land là đơn vị duy nhất đáp ứng điều kiện làm dự án khu đô thị hơn 3.200 tỷ đồng ở Mê Linh, Hà Nội.
Điểm tin ngân hàng ngày 18/11: Người dân ít vay vốn mua nhà dù lãi suất thấp

Điểm tin ngân hàng ngày 18/11: Người dân ít vay vốn mua nhà dù lãi suất thấp

Hơn 253.000 tỷ đồng nợ xấu của các ngân hàng trên sàn chứng khoán; LPBank dự định chuyển trụ sở chính và mua 5% cổ phần FPT; Thu hơn 300 tỷ đồng từ thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước trong 10 tháng; Vietcombank phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu xanh... là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.
Tài sản và dư nợ cho vay tại loạt ngân hàng biến động ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?

Tài sản và dư nợ cho vay tại loạt ngân hàng biến động ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?

Tính đến 30/9/2024, giá trị tổng tài sản tại BIDV cao nhất hệ thống nhưng không phải là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Đặc biệt, dư nợ cho vay khách hàng tại loạt ngân hàng ghi nhận mức tăng trưởng cao.
Nam A Bank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm?

Nam A Bank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm?

9 tháng đầu năm 2024, lợi nhuận sau thuế tại Nam A Bank tăng 62% so với cùng kỳ, đạt hơn 2.640 tỷ đồng. Đồng thời, lãi dự thu cũng tăng tới 69% so với đầu năm, lên hơn 3.516 tỷ đồng.
Bất động sản Biz