Mô hình chùm đô thị là mô hình đã thành công ở nhiều nước phát triển, phù hợp với đặc điểm của Hà Nội. Theo đó, sẽ xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị cửa ngõ phía tây bắc của Thủ đô, không gian đô thị vệ tinh Phú Xuyên sẽ hình thành một đô thị cửa ngõ phía nam, là trung tâm dịch vụ và khai thác logistics.
Trong đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, bên cạnh đề xuất mô hình thành phố trong thành phố, Hà Nội vẫn giữ định hướng hình thành các đô thị vệ tinh.
Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định ngày 26/7/2011 đã xác định cấu trúc phát triển đô thị của Thủ đô Hà Nội theo mô hình chùm đô thị gồm khu vực đô thị trung tâm, 5 đô thị vệ tinh, các thị trấn được kết nối bằng hệ thống giao thông đường vành đai kết hợp các trục hướng tâm.
Đại diện Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam cho biết, mô hình chùm đô thị là mô hình đã thành công ở nhiều nước phát triển, phù hợp với đặc điểm của Hà Nội. Song kết quả thực hiện cho thấy chưa phát huy cấu trúc không gian đã xác định.
Điển hình, các đô thị vệ tinh gồm Hòa Lạc, Sóc Sơn, Phú Xuyên, Xuân Mai và Sơn Tây mang đến kỳ vọng giải quyết được nhiều vấn đề như giãn dân cho khu vực trung tâm, liên kết vùng, phát triển kinh tế… Nhưng sau hơn 10 năm hầu hết các đô thị vệ tinh chưa phát triển do thiếu cơ chế chính sách, tạo thuận lợi, thu hút doanh nghiệp…
Thông tin về định hướng phát triển không gian trong giai đoạn tới, đại diện Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội cho biết, đô thị vệ tinh Sơn Tây được phát triển mở rộng từ TX Sơn Tây về phía tây kết nối với vùng cảnh quan Ba Vì, hồ Suối Hai trở thành trung tâm hỗ trợ dịch vụ du lịch của vùng phía tây bắc Thủ đô.
Tại đô thị Sơn Tây với nền tảng lịch sử phát triển đô thị lâu dài, làng cổ Đường Lâm, Thành cổ Sơn Tây, Đền Và... và vùng cảnh quan sinh thái hấp dẫn tại khu vực sẽ được phát triển các chức năng hỗ trợ du lịch, đào tạo, y tế cùng các cơ sở an ninh - quốc phòng hiện có sẽ xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị cửa ngõ phía tây bắc của Thủ đô.
Đặc biệt, đề xuất hình thành một thành phố trên cơ sở Thành cổ Sơn Tây, khai thác tối đa giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nền công nghiệp không khói là các sản phẩm du lịch đặc thù.
Trong đó nhấn mạnh yếu tố kiến trúc, yếu tố lịch sử, khơi gợi niềm tự hào dân tộc thông qua các sản phẩm du lịch, phục dựng các làng cổ, các khu vực phố cổ, hình thành phố đi bộ, trung tâm triển lãm phi vật thể, triển lãm văn hóa truyền thống, chợ đêm, văn hóa ẩm thực...
Phát triển đô thị văn hóa đặc trưng cửa ngõ phía tây bắc của Hà Nội trên cơ sở bảo tồn di sản văn hóa truyền thống (Thành cổ Sơn Tây, làng cổ Đường Lâm và các di tích lịch sử văn hóa khác), bảo tồn và phát triển tiểu thủ công nghiệp phục vụ du lịch.
Cùng với đó, phát triển mở rộng đô thị về phía tây, hướng về khu vực hồ Xuân Khanh và hồ Đường. Hạn chế phát triển về hướng nam và hướng đông.
Xây dựng đô thị hài hòa với đặc điểm địa hình tự nhiên, có hệ thống giao thông đô thị kết nối hài hòa giữa khu phát triển mới và làng xóm cũ, đặc biệt là khu vực Thành cổ Sơn Tây, làng cổ Đường Lâm.
Đối với định hướng phát triển không gian đô thị vệ tinh Phú Xuyên, đây được đánh giá là một trong những đô thị tiềm năng bởi sự liên kết chặt chẽ với sân bay Nam Hà Nội, đường sắt tốc độ cao, hệ thống giao thông sky - monorail dọc bờ sông Hồng, hệ thống du thuyền, hệ thống vận tải đường thủy sông Hồng.
Tại đây phù hợp để hình thành một đô thị cửa ngõ phía nam, là trung tâm dịch vụ và khai thác logistics, trung tâm đón nhận các sản phẩm nông sản của khu vực phía Nam phục vụ cho cung ứng và xuất khẩu .
Phát triển đô thị Phú Xuyên trở thành đô thị công nghiệp, đầu mối giao thông, trung chuyển hàng hóa, đầu mối của các hành lang giao thông quốc gia.
Cùng với đó, ưu tiên phát triển các khu nhà ở phục vụ công nhân khu công nghiệp. Các chức năng đô thị công nghiệp, dịch vụ theo mô hình sinh thái liên kết hữu cơ giữa hệ thống không gian công cộng gắn với mặt nước, cây xanh sông Nhuệ và sông Hồng.
Bên cạnh đó, các không gian công cộng và các khu dân cư đều được tiếp cận với hệ thống giao thông hiện đại. Xây dựng mới Khu công nghiệp Thường Tín - Phú Xuyên với các ngành chế biến nông sản - thực phẩm, công nghiệp nhẹ, chế biến xuất khẩu, hệ thống cảng, kho tàng, bến bãi, dịch vụ tiếp vận trung chuyển hàng hóa (logistics).
Ngoài ra, khu vực này cũng được định hướng xây dựng hình ảnh đô thị mặt nước, phát triển đô thị với đặc trưng nhiều hồ nước, kênh mương để phù hợp với đặc điểm vùng thấp trũng và ứng phó với vấn đề lũ lụt dọc theo các sông chảy qua khu vực.
Hình thành các khu chức năng đô thị tương đối độc lập, hạn chế nhu cầu lưu thông cắt ngang các tuyến giao thông. Khu vực phía tây tuyến đường cao tốc Bắc - Nam dự kiến phát triển các khu dân cư, trung tâm thương mại, giáo dục, y tế.
Mới đây, Văn phòng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có văn bản số 532/TB-VP truyền đạt ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh tại buổi làm việc về tình hình triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng trên địa bàn thành phố.
Ngày 20/11, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về tình hình triển khai, các tồn tại, vướng mắc đối với Dự án đầu tư xây dựng Công viên hồ Phùng Khoang (tại quận Nam Từ Liêm và quận Thanh Xuân) và chỉ đạo tháo gỡ, giải quyết dứt điểm, tổ chức triển khai thi công.
Đến nay, các quận có tuyến Metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương, TP HCM) đi qua đã cơ bản hoàn tất thủ tục ban hành quyết định thu hồi đất, tỷ lệ bàn giao mặt bằng đạt 98,46%.
Đường Tân Kỳ Tân Quý dài khoảng 4,5 km, là đường trục chính kết nối phía Tây Nam với trung tâm TP HCM. Do đó công tác thi công các dự án trên tuyến đường này đang được TP HCM gấp rút thực hiện.
Đại diện Vingroup cho biết với kinh nghiệm đầu tư xây dựng các dự án hạ tầng giao thông như: xây dựng tuyến đường bộ trên cao dọc đường vành đai 2, đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở, Vingroup cam kết sẽ hoàn thành cầu Tứ Liên đúng tiến độ và chất lượng...
Sau hơn 10 năm kể từ khi khởi công, tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đã chính thức bước vào giai đoạn vận hành thử, đánh dấu bước ngoặc quan trọng của dự án, tiến tới vận hành thương mại vào cuối năm 2024.
UBND TP HCM vừa duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1 500 Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ, thuộc xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ.