Bất động sản Biz

'Ghế' CEO ngân hàng tiếp tục biến động mạnh

Thứ ba, 06/09/2022 | 10:03 Theo dõi BĐS Biz trên

Mới đây, Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) vừa thông qua nghị quyết bổ nhiệm bà Ngô Thu Hà giữ chức vụ Tổng Giám đốc và ông Lưu Danh Đức giữ chức vụ Phó tổng giám đốc phụ trách công nghệ thông tin. Các quyết định có hiệu lực kể từ ngày 1/9, nhiệm kỳ kéo dài 5 năm.

ceo-ngan-hang-batdongsanbiz-1
Bà Ngô Thu Hà - tân CEO Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội.

Sinh năm 1973, tân CEO ngân hàng SHB là tiến sĩ kinh tế, có 28 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Bà Hà được đánh giá là nhân tố quan trọng, có đóng góp lớn cho những thành công của SHB. Trong ‘hệ sinh thái’ của SHB, bà Hà đã kinh qua nhiều vị trí như: Thành viên HĐTV CTCP Chứng khoán SHB (SHBS), Thành viên HĐTV Công ty Tài chính TNHH MTV SHB (SHBFC).

Trước đó, một ngân hàng khác cũng vừa thông báo thay đổi nhân sự cấp cao là Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).  

Theo đó, Hội đồng quản trị SCB đã quyết định miễn nhiệm chức vụ quyền Tổng giám đốc của ông Trương Khánh Hoàng. Như vậy, ông Trương Khánh Hoàng thôi làm CEO ngân hàng SCB sau hơn 1 năm, kể từ khi được bổ nhiệm vào tháng 5/2021. Ông Trương Khánh Hoàng đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, từng là phó tổng phụ trách nhiều lĩnh vực, trước khi đảm nhận vị trí Quyền tổng giám đốc.

Đồng thời, ngân hàng SCB đã bổ nhiệm ông Diệp Bảo Châu giữ chức danh Phó Tổng giám đốc phụ trách, thực hiện quản lý điều hành toàn bộ hoạt động của nhà băng này.

ceo-ngan-hang-batdongsanbiz-2
SCB miễn nhiệm chức vụ quyền tổng giám đốc với ông Trương Khánh Hoàng.

Ông Diệp Bảo Châu có hơn 29 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, từng đảm nhiệm các chức vụ như: Phó Tổng Giám đốc Phụ trách Khối Doanh nghiệp, Phó Tổng Giám đốc Điều hành, Phó Tổng Giám đốc Phụ trách Khối Hỗ trợ Kinh doanh, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Tái cơ cấu, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Khối Quản lý Rủi ro của SCB.

Hồi tháng 7/2022, Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) đã có quyết định về việc bà Lê Thu Thủy thôi đảm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc sau nhiệm kỳ 5 năm. Bà Thuỷ vẫn tiếp tục tham gia quản trị ngân hàng với vai trò Phó Chủ tịch HĐQT.

Bà Lê Thu Thủy, 39 tuổi, là con gái của bà Nguyễn Thị Nga, người từng là Chủ tịch HĐQT SeABank và đang giữ chức vụ Phó chủ tịch HĐQT ngân hàng này. Người tạm thay bà Lê Thu Thủy ngồi "ghế nóng" tại SeABank là ông Faussier Loic Michel Marc - Phó tổng giám đốc cao cấp, sau khi được HĐQT bổ nhiệm làm Phó tổng giám đốc Phụ trách điều hành SeABank.

Ông Faussier Loic Michel Marc sẽ phụ trách điều hành hoạt động của SeABank trong thời gian trình Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm chính thức chức danh Tổng giám đốc.

 

"Đây là một trong những bước đi chiến lược của HĐQT để chuẩn bị triển khai mạnh mẽ kế hoạch 5 năm của ngân hàng trong thời gian tới" - SeABank cho biết.

Ông Faussier Loic Michel Marc, sinh năm 1972 tại Pháp, tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế của Đại học Paris Assas. Ông Faussier Loic Michel Marc cũng có bằng Thạc sĩ tài chính - Đại học Paris Dauphine và bằng Thạc sĩ Luật kinh doanh – Học viện Chính trị Paris.

ceo-ngan-hang-batdongsanbiz-3
Ông Faussier Loic Michel Marc, Tân Phó Tổng Giám đốc SeABank. (Ảnh: SeABank).

Ông Faussier Loic Michel Marc đã có hơn 25 năm kinh nghiệm công tác tại nhiều vị trí quan trọng trong các Tổ chức tài chính, Ngân hàng lớn ở Pháp, Hong Kong và Nhật Bản như: Giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam, Phó Giám đốc Ngân hàng HSBC Nhật Bản, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB), Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH VNInvest Partners, Chủ tịch Công ty Công ty TNHH Tài chính Lotus... Ông Faussier Loic Michel Marc cũng từng là Phó tùy viên tài chính phòng Thương mại của Đại sứ quán Pháp ở Bắc Kinh và từng làm việc cho Citibank ở Paris.

Một ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cũng có biến động về nhân sự cấp cao. Cụ thể, hồi tháng 6/2022, ngân hàng UOB Việt Nam bổ nhiệm ông Victor Ngo giữ chức vụ Tổng Giám đốc.

Được biết, CEO ngân hàng UOB Việt Nam là một chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng với hơn 30 năm kinh nghiệm. Ông đã gia nhập Ngân hàng UOB từ năm 2004 và giữ chức vụ Giám đốc Khối Tuân thủ của tập đoàn UOB từ năm 2017 đến năm 2022. Trước đó, ông cũng đã dẫn dắt Khối Kiểm toán của tập đoàn từ năm 2006. Trước khi gia nhập UOB, ông Victor Ngo đã có thời gian làm việc tại Singapore và Úc cho một ngân hàng toàn cầu trong 17 năm.

ceo-ngan-hang-batdongsanbiz-4
Ông Victor Ngo - Tổng giám đốc UOB Việt Nam

Trước đó, hồi tháng 3/2022, ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam cũng công bố quyết định bổ nhiệm ông Kang GewWon vào vị trí Tổng giám đốc.

Tân tổng giám đốc Ngân hàng Shinhan Việt Nam Kang Gew Won gia nhập Ngân hàng Shinhan Hàn Quốc từ năm 1995 và từng đảm nhiệm nhiều vị trí lãnh đạo cao cấp trong 16 năm qua.

Bắt đầu làm việc tại thị trường Việt Nam từ năm 2011, ngân hàng cho biết ông Kang Gew Won đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngân hàng Shinhan Việt Nam. Ông từng làm giám đốc chi nhánh Bắc Ninh, Phó tổng giám đốc phụ trách Khối Doanh nghiệp.

Xem thêm: Con đường thành chính khách của các lãnh đạo ngân hàng

Hoàng Long

Theo sohuutritue.net.vn Copy
Luật chưa quy định về “đặt cọc” và “thanh toán trong giao dịch kinh doanh bất động sản phải qua ngân hàng”

Luật chưa quy định về “đặt cọc” và “thanh toán trong giao dịch kinh doanh bất động sản phải qua ngân hàng”

Trong Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 chưa có quy định hoặc giao Chính phủ quy định chi tiết về “đặt cọc” và “thanh toán trong giao dịch kinh doanh bất động sản phải qua ngân hàng” nên chưa có cơ sở xem xét đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét bổ sung các nội dung này vào quy định của Nghị định số 02/2022/NĐ-CP.
Ngân hàng Vietcombank thanh lý loạt bất động sản tại các tỉnh thành

Ngân hàng Vietcombank thanh lý loạt bất động sản tại các tỉnh thành

Ngân hàng Vietcombank liên tiếp rao bán kèm giảm giá loạt bất động sản tại Lâm Đồng, TP HCM, Quảng Nam, Đà Nẵng, Bạc Liêu, Ninh Bình,… với giá từ vài tỷ đến trăm tỷ…
Nửa đầu năm, cho vay bất động sản tại ngân hàng biến động ra sao?

Nửa đầu năm, cho vay bất động sản tại ngân hàng biến động ra sao?

Một số ngân hàng như MB, OCB, VietBank,... vẫn duy trì quan điểm tiếp tục mở rộng cho vay bất động sản dù cơ quan quản lý từng phát đi thông điệp 'siết' tín dụng.
Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Dựa theo tình hình tài chính của các doanh nghiệp bất động sản (DN BĐS), Bộ Tài chính dự kiến có khoảng 35,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,9% khối lượng trái phiếu đáo hạn của các DN BĐS có khó khăn trong thanh toán nợ trái phiếu doanh nghiệp.
Tốc độ gia tăng nợ nhóm 2 tại MB chậm lại, thu về hơn 1.900 tỷ từ bán bảo hiểm

Tốc độ gia tăng nợ nhóm 2 tại MB chậm lại, thu về hơn 1.900 tỷ từ bán bảo hiểm

Quý I/2024, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, Mã: MBB) thu về hơn 4.600 tỷ đồng lãi sau thuế, tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 3%.
Hơn 351.000 tỷ đồng dư nợ trái phiếu bất động sản

Hơn 351.000 tỷ đồng dư nợ trái phiếu bất động sản

Bộ Tài chính cho biết, tính đến 31/12/2023, tổng dư nợ phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản là 351.390 tỷ đồng.
Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu

Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu

T&M Vân Phong - Chủ siêu dự án Wonder City Vân Phong Bay, là thành viên của Eurowindow Holding lãi chưa đầy chục tỷ trong năm 2023, còn khoảng 152 tỷ đồng nợ phải trả.
Cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ bị đưa vào diện cảnh báo

Cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ bị đưa vào diện cảnh báo

Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) ra quyết định về việc đưa cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ (Cenland) vào diện cảnh báo kể từ ngày 10/4/2024.
VietABank: Lợi nhuận năm 2023 giảm mạnh sau kiểm toán, lãi dự thu bất ngờ tăng thêm nghìn tỷ

VietABank: Lợi nhuận năm 2023 giảm mạnh sau kiểm toán, lãi dự thu bất ngờ tăng thêm nghìn tỷ

Sau kiểm toán, lợi nhuận tại VietABank năm 2023 "bốc hơi" hơn chục tỷ đồng, lãi dự thu gần 8.000 tỷ đồng. Trong khi nhà băng này đang sở hữu "núi" sổ đỏ thế chấp.
Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và 'người thân' đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và "người thân" đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Mới đây Luật các tổ chức tín dụng 2024 đã được thông qua, trong đó đáng chú ý nhất là việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu tại ngân hàng. Theo Luật mới, cổ đông và người có liên quan không được sở hữu quá 15%, giảm so với quy định hiện hành là 20%.
SeABank đang rót tiền nhiều nhất vào ngành nào?

SeABank đang rót tiền nhiều nhất vào ngành nào?

Năm 2023, cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã: SSB) ghi nhận thay đổi với hàng loạt sổ đỏ thế chấp.
Bất động sản Biz