Bất động sản Biz

Công ty con tỷ đô của Tập đoàn Masan bổ nhiệm CEO mới

Thứ hai, 09/12/2024 | 20:56 Theo dõi BĐS Biz trên

Trong bối cảnh tình hình kinh doanh kém lạc quan, Công ty CP Masan High-Tech Materials (Mã: MSR) - công ty con của Tập đoàn Masan (sở hữu 86,4% vốn chính thức) - bổ nhiệm tân Tổng Giám đốc kể từ ngày 1/1/2025 đến ngày 31/12/2029.

Masan High-Tech Materials bổ nhiệm CEO mới từ đầu năm 2025

Công ty CP Masan High-Tech Materials (Mã: MSR) vừa công bố quyết định của HĐQT về việc bổ nhiệm ông Ashley James McAleese vào vị trí Tổng Giám đốc kể từ ngày 1/1/2025 đến ngày 31/12/2029.

Trước đó, ngày 25/11, ông Craig Richard Bradshaw (quốc tịch Úc) - CEO của MSR nộp đơn xin từ nhiệm vị trí Thành viên HĐQT trước nhiệm kỳ, đồng thời rút khỏi ghế Tổng Giám đốc MSR từ ngày 1/1/2025 và được HĐQT thông qua.

nh 1
ÔngAshley James McAleese. (Ảnh:Masan High-Tech Materials).

Tân CEO Ashley James McAleese sinh năm 1980, quốc tịch Úc. Trước khi ngồi ghế Tổng Giám đốc MSR, ông làm Tổng Giám đốc tại Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo và Công ty TNHH Vonfram Masan. Hiện ông không sở hữu cổ phần tại MSR.

Ngoài việc bổ nhiệm vị trí CEO, HĐQT MSR cũng thông qua việc miễn nhiệm bà Đinh Lệ Hằng khỏi vị trí Phó Tổng Giám đốc từ ngày 1/2/2025.

Masan High-Tech Materials - "mắt xích" quan trọng trong thị trường vật liệu toàn cầu

Theo tìm hiểu, ông Craig Richard Bradshaw trở thành CEO Masan High-Tech Materials kể từ tháng 7/2017 và tham gia vào HĐQT từ tháng 4/2019. Ông được biết đến là một trong những CEO được trả lương và thù lao cao nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam.

Đáng nói, trong nhiệm kỳ của vị CEO này (từ năm 2018 đến nay), kết quả kinh doanh tại MSR không mấy lạc quan khi lợi nhuận sụt giảm liên tục, thậm chí thua lỗ đậm.

Công ty con tỷ đô của Tập đoàn Masan bổ nhiệm CEO mới
Công ty con tỷ đô của Tập đoàn Masan bổ nhiệm CEO mới

Cụ thể, giai đoạn 2014-2018, kết quả kinh doanh tại MSR tăng trưởng mạnh mẽ. Trong năm đầu tiên, doanh thu thuần đạt gần 2.826 tỷ đồng và lãi sau thuế chỉ đạt hơn 35,6 tỷ đồng. Sau 5 năm, doanh thu thuần đạt 6.865 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cũng tăng lên mức 810 tỷ đồng.

Tuy nhiên, giai đoạn 2019-2022, tình hình kinh doanh tại MSR trồi sụt liên tục, doanh thu "con voi" nhưng lợi nhuận "con kiến".

Cụ thể, năm 2019, doanh thu thuần bất ngờ lao dốc xuống còn 4.706 tỷ đồng, giảm 31% so với năm 2018 và lợi nhuận sau thuế chỉ còn 352 tỷ đồng, giảm đến 57% so với năm 2018.

Đến năm 2020, doanh thu tại MSR khởi sắc trở lại, đạt 7.291 tỷ đồng, song lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 51,7 tỷ đồng, giảm mạnh 86% so với năm 2019, do giá vốn tăng cao.

Các năm 2021, 2022, doanh thu thuần lần lượt đạt 13.564 tỷ đồng và 15.549 tỷ đồng. Thế nhưng, lợi nhuận sau thuế vẫn rất khiêm tốn khi lần lượt đạt 261 tỷ đồng và 105 tỷ đồng.

Đến năm 2023, doanh thu giảm còn hơn 14.000 tỷ đồng, nhưng lại lỗ sau thuế 1.529 tỷ đồng, xóa bỏ thành tích 9 năm liên tiếp có lãi. Tình trạng "lỗ chồng lỗ" kéo dài đến 9 tháng đầu năm 2024, khi lỗ sau thuế lên tới hơn 1.380 tỷ đồng (trong khi cùng kỳ năm 2023 lỗ 700 tỷ đồng).

Việc liên tục lỗ lớn khiến khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của MSR chỉ còn chưa tới 33 tỷ đồng tính đến cuối quý III/2024. MSR giải trình do sản lượng florit giảm và kế hoạch giao hàng florit và đồng từ tháng 9 bị trì hoãn sang đầu tháng 10 do ảnh hưởng của bão Yagi, công ty ghi nhận doanh thu suy giảm.

Tại thời điểm 30/9/2024, tổng tài sản MSR đạt gần 39.395 tỷ đồng, giảm 2% so với đầu năm. Nợ phải trả gần 26.990 tỷ đồng, trong đó, vay nợ tài chính và phát hành trái phiếu chiếm hơn 16.000 tỷ đồng. Trong 9 tháng đầu năm 2024, MSR phải trả hơn 1.050 tỷ đồng chi phí lãi vay.

Công ty con tỷ đô của Tập đoàn Masan bổ nhiệm CEO mới
Nhà máy khai thác, chế biến khoáng sản tại mỏ đa kim Núi Pháo của Masan High-Tech Materials (Ảnh: Internet).
 

Masan High-Tech Materials ban đầu có tên gọi là Công ty Cổ phần Tài nguyên Masan (Masan Resources), năm 2020 chính thức đổi tên thành Công ty CP Masan High-Tech Materials (Mã: MSR), là công ty con sở hữu gián tiếp của Tập đoàn Masan (Mã: MSN). Tính đến 30/9/2024, Tập đoàn Masan sở hữu 86,4% vốn của doanh nghiệp này.

Masan High-Tech Materials là đầu mối quản lý toàn bộ hoạt động đầu tư và khai thác dự án Núi Pháo. Đồng thời, trực tiếp sở hữu tất cả các công ty con phục vụ cho hoạt động khai thác khoáng sản, trong đó sở hữu 100% Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo.

Masan High-Tech Materials là doanh nghiệp đang sở hữu nguồn cung ổn định từ mỏ vonfram đa kim Núi Pháo và là một trong những nhà sản xuất vonfram và vật liệu tích hợp lớn nhất toàn cầu (ngoài Trung Quốc), với các nhà máy chế biến và tái chế vonfram chất lượng cao đặt tại Đức, Việt Nam, Canada và Trung Quốc.

Masan High-Tech Materials sở hữu nền tảng sản xuất vonfram tích hợp toàn cầu, từ khai thác, thu mua vật liệu thô, tới chế biến, thông qua nghiên cứu và phát triển (R&D), quy tụ các chuyên gia khai khoáng hàng đầu thế giới, sử dụng công nghệ sản xuất tiên tiến và kinh nghiệm tái chế vonfram 10 năm từ Đức, cung ứng vật liệu vonfram công nghệ cao cho thị trường toàn cầu.

Hiện tại, Masan High-Tech Materials cung cấp 30% lượng vonfram toàn cầu (ngoài Trung Quốc), với 70% khách hàng là các doanh nghiệp nằm trong top 50 thế giới về vốn hóa thị trường. Nhiều mối quan hệ hợp tác của Masan High-Tech Materials đã kéo dài hơn 2 thập kỷ. Mạng lưới nhà cung cấp rộng lớn của công ty này cũng trải dài trên 30 quốc gia, với 200 nhà cung cấp đang hoạt động, điều này khẳng định tầm quan trọng và vị thế của Masan High-Tech Materials trên thị trường vật liệu toàn cầu.

Huy Tùng – Hoàng Trang

Theo kinhtexaydung.petrotimes.vn Copy
BIM Group đổ 3.000 tỷ xây ‘siêu dự án’ tại Hạ Long, đại gia Đoàn Quốc Việt đang toan tính điều gì?

BIM Group đổ 3.000 tỷ xây ‘siêu dự án’ tại Hạ Long, đại gia Đoàn Quốc Việt đang toan tính điều gì?

BIM Hạ Long, thành viên của Tập đoàn BIM Group, đang triển khai dự án “Tổ hợp công trình thương mại, dịch vụ và căn hộ lưu trú” tại trung tâm du lịch Hạ Long. Với tổng mức đầu tư gần 3.000 tỷ đồng, dự án hứa hẹn sẽ là điểm nhấn quan trọng trong phát triển du lịch và dịch vụ của Quảng Ninh.
MCP: Vững tăng trưởng, quyết tâm dẫn đầu ngành bao bì kim loại Việt Nam

MCP: Vững tăng trưởng, quyết tâm dẫn đầu ngành bao bì kim loại Việt Nam

Bao bì Mỹ Châu (HOSE: MCP) – doanh nghiệp bao bì kim loại duy nhất niêm yết trên sàn HOSE báo lãi sau thuế năm 2024 vượt 35% kế hoạch và tăng tới 173% so với cùng kỳ, đồng thời đặt mục tiêu duy trì đà tăng trưởng trong năm 2025, hướng tới vị thế dẫn đầu ngành bao bì kim loại Việt Nam vào năm 2030.
Doanh thu quý I/2025 của CenLand ‘bốc hơi’ gần 70%, điều gì đang xảy ra với ‘ông lớn’ môi giới bất động sản?

Doanh thu quý I/2025 của CenLand ‘bốc hơi’ gần 70%, điều gì đang xảy ra với ‘ông lớn’ môi giới bất động sản?

Mặc dù ghi nhận kết quả kinh doanh sụt giảm mạnh trong quý I/2025, CenLand vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng bứt phá trong năm 2025.
CIENCO4 bị cấm thầu 4 năm tại Hà Nam

CIENCO4 bị cấm thầu 4 năm tại Hà Nam

CIENCO4 – “ông lớn” ngành xây dựng từng tham gia nhiều dự án hạ tầng trọng điểm – vừa bị cấm thầu 4 năm tại Hà Nam vì làm giả hồ sơ dự thầu.
Lãi đột biến trong quý I/2025, Kinh Bắc của đại gia Đặng Thành Tâm bơm thêm 6.800 tỷ đồng vào siêu dự án Tràng Cát

Lãi đột biến trong quý I/2025, Kinh Bắc của đại gia Đặng Thành Tâm bơm thêm 6.800 tỷ đồng vào siêu dự án Tràng Cát

Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (mã chứng khoán: KBC, sàn HoSE) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2025 với kết quả kinh doanh tăng trưởng đột biến so với cùng kỳ năm trước.
Hà Nam cấm Tập đoàn Cienco4 tham gia đấu thầu trong 4 năm

Hà Nam cấm Tập đoàn Cienco4 tham gia đấu thầu trong 4 năm

Mới đây, UBND tỉnh Hà Nam đã ban hành Quyết định số 853/QĐ-UBND, cấm Công ty Cổ phần Tập đoàn Cienco4 (mã chứng khoán: C4G) tham gia hoạt động đấu thầu trong thời hạn 4 năm.
Novaland (NVL) mở rộng quỹ đất, rót hơn 1.400 tỷ vào một doanh nghiệp bất động sản

Novaland (NVL) mở rộng quỹ đất, rót hơn 1.400 tỷ vào một doanh nghiệp bất động sản

Giữa bối cảnh thị trường đầy biến động và áp lực nợ lớn, việc mạnh tay chi nghìn tỷ đầu tư của NVL khiến giới kinh doanh không khỏi đặt câu hỏi: Đây là sự chuẩn bị cho một bước ngoặt chiến lược đầy tham vọng, hay chỉ là phép thử mạo hiểm giữa cơn sóng lớn? 
Vinpearl chào sàn HoSE được định giá 5 tỷ USD, tỷ phú Phạm Nhật Vượng có thêm một ‘siêu ngựa chiến’ trên TTCK

Vinpearl chào sàn HoSE được định giá 5 tỷ USD, tỷ phú Phạm Nhật Vượng có thêm một ‘siêu ngựa chiến’ trên TTCK

Vinpearl – thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam – sẽ chính thức niêm yết trên HoSE với định giá gần 130.000 tỷ đồng vào ngày 13/5 tới đây. Mức vốn hóa này lớn hơn hàng loạt tên tuổi lớn trên thị trường chứng khoán.
Bất động sản Biz