Mới đây, Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tán thành phương án quy định chủ đầu tư dự án bất động sản chỉ được thu tiền đặt cọc theo thỏa thuận với khách hàng khi dự án có thiết kế cơ sở được cơ quan nhà nước thẩm định và chủ đầu tư có một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất. Thỏa thuận đặt cọc phải ghi rõ giá bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng và số tiền không vượt quá 10%.
Báo cáo về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, dự thảo Luật đã bổ sung quy định về các trường hợp không áp dụng Luật Kinh doanh BĐS, bảo đảm phù hợp với phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật.
Về khái niệm "kinh doanh BĐS", dự thảo Luật được chỉnh sửa khái niệm kinh doanh bất động sản theo hướng: Làm rõ về các loại hình kinh doanh BĐS; bổ sung nội dung về thực hiện chuyển nhượng dự án BĐS và kinh doanh dịch vụ BĐS; giữ nguyên cụm từ nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận để phù hợp với khái niệm kinh doanh quy định tại Luật Doanh nghiệp.
Cũng theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, nhiều ý kiến đề nghị không quy định bắt buộc mà chỉ khuyến khích giao dịch BĐS thông qua sàn giao dịch.
"Thường trực Ủy ban Kinh tế nhận thấy, thực tiễn tổng kết thi hành Luật Kinh doanh BĐS năm 2014 cho thấy, các sàn giao dịch BĐS hiện nay không bảo đảm minh bạch, không bảo đảm tính an toàn pháp lý của giao dịch vì sàn giao dịch BĐS là một bên hưởng lợi ích trong quan hệ giao dịch. Việc bắt buộc giao dịch qua sàn giao dịch là không phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành, cản trở quyền tự do kinh doanh, tiềm ẩn nguy cơ lợi dụng quy định của pháp luật để độc quyền, làm lũng đoạn thị trường, không bảo đảm thực hiện nhiệm vụ phát triển thị trường BĐS lành mạnh, an toàn, bền vững", Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho hay.
Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã được chỉnh sửa theo hướng: Bỏ quy định bắt buộc các giao dịch BĐS thông qua sàn giao dịch tại Chương VII dự thảo Luật nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư và khách hàng được tự do lựa chọn phương thức giao dịch; bổ sung khoản 7 Điều 8 dự thảo Luật về chính sách của Nhà nước đối với đầu tư kinh doanh BĐS, theo đó chỉ quy định "Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện giao dịch mua bán, chuyển nhượng, cho thuê mua, cho thuê nhà ở, công trình xây dựng và quyền BĐS thông qua sàn giao dịch.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho rằng, khi bỏ phương án mua bán qua sàn, để giúp khách hàng không mua nhầm "dự án ma", dự thảo Luật đưa ra hai phương án về đặt cọc trong kinh doanh nhà ở, công trình hình thành trong tương lai.
Phương án 1: Quy định "Chủ đầu tư dự án BĐS chỉ được thu tiền đặt cọc theo thỏa thuận với khách hàng khi dự án có thiết kế cơ sở được cơ quan Nhà nước thẩm định và chủ đầu tư có một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất. Thỏa thuận đặt cọc phải ghi rõ giá bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng và số tiền đặt cọc không vượt quá 10% giá bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng".
Phương án 2: Quy định "Chủ đầu tư dự án BĐS chỉ được thu tiền đặt cọc từ khách hàng khi nhà ở, công trình xây dựng đã có đủ các điều kiện đưa vào kinh doanh và đã thực hiện giao dịch theo đúng quy định của Luật này".
"Thường trực Ủy ban Kinh tế chọn phương án 1, bởi khi thiết kế cơ sở được thẩm định bởi cơ quan chuyên môn về xây dựng, tính pháp lý của dự án sẽ đủ rõ với người mua. Doanh nghiệp chủ động hơn về phương án kinh doanh, hoàn thiện thiết kế xây dựng sau thiết kế cơ sở", ông Thanh cho biết.
Đồng thời ông Thanh cho rằng, tỷ lệ nhận đặt cọc cần quy định ở mức hợp lý nhằm bảo đảm mục đích của việc đặt cọc không phải là để doanh nghiệp kinh doanh BĐS nhận tiền đặt cọc như một kênh huy động vốn. Nếu tỷ lệ đặt cọc quá cao sẽ không loại bỏ được những doanh nghiệp kinh doanh BĐS không đủ năng lực tham gia thị trường, gia tăng nguy cơ chiếm dụng vốn, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của khách hàng (người dân).
Nếu tỷ lệ đặt cọc quá thấp sẽ không có tác dụng ràng buộc trách nhiệm của các bên tham gia, các bên liên quan có thể sẵn sàng vi phạm cam kết, chấp nhận mất tiền đặt cọc. Do đó, dự thảo Luật quy định tỷ lệ đặt cọc tối đa là 10% giá bán, cho thuê mua. Ngoài ra, dự thảo Luật bổ sung quy định các bên phải ghi rõ giá bán, cho thuê mua trong thỏa thuận đặt cọc, giúp ràng buộc trách nhiệm và bảo đảm giao kết hợp đồng.
Đối với phương án 2, việc cho phép thu tiền đặt cọc khi "nhà ở, công trình xây dựng đã có đủ các điều kiện đưa vào kinh doanh và đã thực hiện giao dịch theo đúng quy định của Luật này", sẽ không còn ý nghĩa của đặt cọc mà bản chất trở thành thanh toán hợp đồng theo tiến độ.
Bộ Xây dựng vừa có Công văn 5155 BXD-QLN ngày 6 9 2024 gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tình hình biến động giá bất động sản.
Mặc dù công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện được chú trọng ngay từ đầu năm, nhưng kết quả giải ngân nguồn vốn đầu tư công trong 8 tháng qua của tỉnh Quảng Ngãi chưa đạt kế hoạch đề ra.
Liên quan đến vụ án Tập đoàn Phúc Sơn, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật Cảnh cáo: Ban cán sự đảng UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016; Đảng ủy Sở GTVT, Đảng ủy Sở TNMT nhiệm kỳ 2010-2015 và đồng chí Trần Ngọc Căng.
TP HCM sắp đấu giá 4 lô "đất vàng" tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm;Nghệ An ra mắt dự án nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động trong các khu công nghiệp; Bà Rịa – Vũng Tàu ban hành quy định mới về tách thửa...
Công ty Bất động sản Mỹ Hào muốn làm dự án 7.000 tỷ đồng;Bắc Giang phê duyệt quy hoạch đô thị 4.378ha giáp 3 tỉnh; Ninh Bình sẽ có khu du lịch nghỉ dưỡng gần 500 ha; Quảng Ninh quy hoạch khu du lịch rộng hơn 1.000ha với sân golf 27 hố… là những tin tức xây dựng - bất động sản đáng chú ý
TP Hà Nội đang lấy ý kiến góp ý, hoàn thiện dự thảo Quy định về điều kiện tách thửa, hợp thửa và diện tích, kích thước tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn thành phố, theo báo Chính phủ.
Theo kế hoạch, ngày 26 8, huyện Hoài Đức sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất 20 thửa đất ký hiệu LK01 và LK02, diện tích dao động khoảng 89,6-145,6m2 tại thôn Lòng Khúc, xã Tiền Yên. Tuy nhiên, phiên đấu giá này được tạm hoãn.